Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quảnlý nhà nướcvề vệ sinh an toàn thực phẩmtại địa bàn
4.1.2. Tình hình xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản, chính sách
pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
4.1.2.1. Tình hình xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách về vệ sinh an toán thực phẩm
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP, nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương để hoạt động về VSATTP đạt kết quả đã đặt ra.
Đối với các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh thực hiện thống nhất với các văn bản Luật, dưới luật về VSATTP chung cho cả nước. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP, nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương để hoạt động về VSATTP đạt kết quả đã đặt ra.
UBND thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã cụ thể hóa mục tiêu và quy định về quản lý VSATTP trên địa bàn tỉnh bằng văn bản các chính. Các chính sách này được ban hành những năm gần đây nên đều có giá trị hiệu lực và đã góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả quản lý VSATTP trên địa bàn tỉnh.
Năm 2009, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm được thành lập. Hoạt động dựa trên Luật ATTP năm 2010. Tuy nhiên, thành phố Bắc Ninh đã cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch của quốc gia về ATTP phù hợp với điều kiện của thành phố. Bảng 4.4. Tổng hợp các chính sách về Quản lý VSATTP trên địa bàn thành
phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Số ký hiệu Ngày ban
hành Trích yếu
987/QĐ-UBND 12/2/2012 Quyết định về việc thực hiện chiến lược quốc gia về VSATTP giai đoạn 2011 – 2015. 08/CT-UBND 17/3/2013 Biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
672/QĐ - UBND 26/1/2014
Trách nhiệm quản lý nhà nước về VSATTP trong 3 ngành y tế, công thương và nông nghiệp.
312/QĐ-SYT 11/8/2014 Về phân cấp quản lý VSATTP trong ngành y tế.
87/QĐ - UBND 01/1/2015
Kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Từ quyết định số 987/QĐ-UBND ban hành ngày 12/2/2012. Trong quyết định này UBND thành phố đã đặt ra các mục tiêu nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về VSATTP giai đoạn 2011 – 2015 như nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các nhóm đối tượng (cán bộ quản lý, người sản xuất, kinh doanh, chế biến và người tiêu dùng thực phẩm); tăng cường năng lực của hệ thống quản lý ATTP, hoàn thiện hệ thống quản lý, phân tích một số nguy cơ cao về ATTP của tỉnh; cải thiện tình trạng đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, áp dụng và khuyến khích các cơ sở thực phẩm áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn về ATTP; cải thiện tình trạng bảo đảm ATTP của các cơ sở kinh doanh thực phẩm, 90% bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, 100% siêu thị được kiểm soát ATTP, 50% chợ được quy hoạch và kiểm soát ATTP; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm, giảm 25% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên được ghi nhận so với trung bình giai đoạn 2006 – 2010, giảm tỷ lệ ngộ độc cấp tính dưới 8 người/100.000 dân. UBND thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cũng đã đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Quyết định 672/QĐ - UBND ban hành ngày 26 tháng 1 năm 2014 đã quy định, phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP. Quy định rõ nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan như Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp thành phố; UBND cấp xã trong thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sự phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện. Bên cạnh quyết định này, ngày 11 tháng 8 năm 2014 Sở y tế đã ban hành Quyết định số 312/QĐ-SYT về phân cấp quản lý nhà nước về ATTP thuộc lĩnh vực ngành y tế quản lý trên địa bàn tỉnh. Bao gồm các đối tượng như Sở y tế; Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm; TTYT dự phòng; Trung tâm kiểm nghiệm; Phòng y tế thành phố; TTYT thành phố; Trạm y tế xã, phường. Nội dung chính sách thể hiện chức năng, nhiệm cụ của từng đơn vị đồng thời quy định việc phối hợp, hỗ trợ nhau trong công tác quản lý VSATTP tại địa phương.
Thông qua việc ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý VSATTP trên địa bàn tỉnh cho thấy sự quan tâm UBND tỉnh về vấn đề quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩmvà tính hiệu quả, khả thi của chính sách. Bên cạnh việc đặt ra các mục tiêu cụ thể thực hiện chiến lược quốc gia về ATTP đã đề xuất các giải pháp thực hiện rõ ràng, đặc biệt các giải pháp căn cứ vào kết quả thực hiện
giai đoạn trước đã giúp chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Ngoài ra, các quyết định, chỉ thị được ban hành tiếp theo đều có xu hướng phân cấp rõ ràng hơn chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp của các cơ quan trong QLNN về VSATTP, tạo điều kiện thực hiện dễ dàng hơn.
4.1.2.2. Tình hình triển khai các chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm Kết quả tổ chức thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm được thể hiện thông qua kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra và sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong quá trình thực hiện.
Bảng 4.5.Tình hình thực hiện mục tiêu Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
TT Mục tiêu, chỉ tiêu Mục tiêu đến
2016
Thực trạng 1 Mục tiêu chung
Kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi nguời tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Đạt Đạt
2 Mục tiêu cụ thể:
2.1 Tỷ lệ có kiến thức và thực hành đúng về ATTP
- Nguời sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. 75% Đạt
- Người quản lý (bao gồm lãnh đạo các Sở chuyên ngành: Y tế, NN & PTNT, Công thương; lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp; lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm).
80% Đạt
- Người tiêu dùng. 70% Đạt
2.2 Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; tham gia vào hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm và tổ chức, thực hiện phân tích một số nguy cơ cao về an toàn thực phẩm của Việt Nam.
Đạt
- Phòng kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thục phẩm tuyến
tỉnh đạt chuẩn ISO 17025. Đạt Đạt
TT Mục tiêu, chỉ tiêu Mục tiêu đến 2016
Thực trạng
được một số chỉ tiêu cơ bản trong thực phẩm. đạt
- Các trạm y tế xã phường thực hiện xét nghiệm nhanh
thực phẩm bằng Kit/test nhanh. Đạt Đạt
2.3 Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm - Áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực
phẩm như GMP, HACCP), ISO 9001, ISO 22000. Đạt
Chưa đạt - Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công
nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
100% Đạt
- Cơ sở sản xuất, bảo quản, so chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ATTP nhu GMP, HACCP), ISO9001, ISO 22000, VietGAP.
30% Đạt
- Cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thủy sản thực phẩm quy mô nhỏ áp dụng các hệ thống đảm bảo luợng an toàn thực phẩm chất.
Khuyến khích
Đang thực hiện
2.4 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm 80 Chưa
đạt 2.5 Ngăn ngừa có hiệu quả ngộ độc thực phẩm cấp tính
Số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên được ghi nhận so với trung bình giai đoạn 5 năm truớc. Giảm 20% Chưa đạt Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính. < 6 nguời/100.000 dân Chưa đạt Nguồn: Chi cục ATVSTP thành phố Bắc Ninh (2017)
Nhìn chung, các mục tiêu đề ra cơ bản đạt được. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu hiện nay chưa đạt được, do nhiều nguyên nhân như điều kiện trang bị cơ sở vật chất chưa tốt; sự biến động của các cơ sở thực phẩm, khó khăn trong quản lý các cơ sở quy mô nhỏ và đặc biệt khó khăn trong ngăn ngừa NĐTP.
UBND thành phố Bắc Ninh đã tích cực thực hiện các đề án, dự án tại tỉnh, đồng thời xây dựng các đề án, dự án thuộc cấp tỉnh nhằm nhanh chóng đạt mục tiêu quản lý nhà nước về VSATTP.
Bảng 4.6. Tình hình thực hiện các dự án, đề án do Sở Y tế chủ trì giai đoạn 2014 - 2016
TT Nội dung Đơn vị phối hợp Thực trạng
I Các đề án, dự án chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện
1
Đề án “Xây dựng trụ sở làm việc của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bắc Ninh” Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Chưa thực hiện 2
Dự án “Nâng cao năng lực Đảm bảo ATVSTP của Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm- Xét nghiệm của các TTYT tuyến huyện tỉnh Bắc Ninh”
Chi cục ATVSTP, UBND
các huyện và TTYT các huyện Chưa thực
hiện
3
Dự án “Xây dựng mô hình điểm về quản lý VSATTP trong hai loại hình tiêu dùng thực phẩm có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao là bếp ăn tập thể và cỗ gia đình”
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở y tế
Chưa thực hiện
II Tham gia các đề án, dự án của
1
Trung ương thực hiện tại tỉnh Các chương trình Mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai doạn 2011-2015
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở y tế, Sở Kế hoạch - Đầu
tư, Sở Tài chính
Chưa thực hiện
2
Dự án Đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm an toàn thực phẩm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở y tế nông thôn, Sở Công thương,
Chưa thực hiện
3
Dự án Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm giai đoạn đến 2015
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở y tế
Đang thực hiện
4
Dự án Nâng cao năng lực thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở y tế
Đã hoàn thành
Nguồn: Chi cục ATVSTP thành phố Bắc Ninh (2015)
Nghiên cứu các dự án, đề án do Sở Y tế chủ trì giai đoạn 2014 – 2016, bao gồm các đề án, dự án cấp Trung ương và cấp tỉnh. Tiến độ thực hiện các đề án cấp Trung ương tương đối tốt, đã có 1 dự án hoàn thành và 3 dự án khác đang trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, các dự án cấp tỉnh đều chưa bắt đầu triển khai.
4.1.2.3. Đánh giá các chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm
Vấn đề quản lý Nhà nước về VSATTP còn mới, các chính sách được ban hành đã góp phần định hướng cho công tác QLNN về VSATTP, đồng thời góp phần phân công rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm, cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, các chính sách về VSATTP thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh còn tồn tại những hạn chế.
Bảng 4.7. Đánh giá các chính sách về VSATTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh Ký hiệu Văn bản Tên chính sách Tích cực Hạn chế 987/QĐ- UBND Ban hành kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Bắc Ninh thực hiện Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm
Căn cứ vào kết quả thực hiện QLNN Về VSATTP giai đoạn 2006-2010 đã đưa ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và những giải pháp thực hiện cho giai đoạn 2011 – 2015 phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, từng bước nâng cao hiệu quả QLNN Về VSATTPtrên địa bàn.
- Một số đề án/dự án VSATTP chậm triển khai: Xây dựng mô hình điểm về quản lý VSATTP trong hai loại hình tiêu dùng thực phẩm có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao là bếp ăn tập thể và cỗ gia đình, đến nay chưa thực hiện.
- Nhiều mục tiêu đưa ra khó thu thập thông tin, đánh giá. - Chưa có cơ chế khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thực hiện VSATTP. 08/CT- UBND Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn VSTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh Hỗ trợ các phương pháp nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
VSATTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Các nội dung đưa ra còn chung chung chưa chỉ rõ cơ quan nào thực hiện nội dung gì, thời gian nào thực hiện trong bao lâu.
Xây dựng một số nội dung chưa phù hợp với thực tiễn: Kế hoạch tăng cường đầu tư về ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị
cho công tác quản lý Nhà Nước về VSATTP. 672/QĐ - UBND Phân công trách nhiệm QLNN về ATTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Góp phần thực hiện tốt chiến lược ATVSTP, kế hoạch ATTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. - Phân công rõ trách nhiệm của các ngành hiệu quả quản lý của các ngành từ đó nâng cao hiệu quả QLNN về VSATTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
- Vẫn còn sự trồng chéo trong chính sách, thực hiện quản lý giữa các ngành với nhau: một sơ sở thực phẩm chịu sự quản lý của 3 ngành - Chưa xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý của các ngành với nhau dẫn đến quản lý chồng chéo, tạo áp lực cho cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. 312/QĐ-SYT Phân cấp quản lý nhà nước về VSATTP thuộc lĩnh vực ngành y tế. - Phân rõ trách nhiệm của từng cấp quản lý thuộc ngành y tế. - Đưa ra hướng dẫn cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ QLNN về VSATTP. - Đã có phân cấp rõ ràng trong quản lý của ngành y tế nhưng thực tế vẫn còn sự quản lý chồng chéo giữa các cấp.
VD: Cơ sở thực phẩm thuộc cấp tỉnh quản lý nhưng cấp thành phố vẫn kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế Nguồn: Chi cục ATVSTP thành phố Bắc Ninh (2017)
Như vậy, các chính sách Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã đề ra được mục tiêu, kế hoạch thực hiện QLNN về VSATTP và thể hiện sự phân công nhiệm vụ của từng ngành, cấp thực hiện. Tuy trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chưa gắn liền với điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực con người để thực thi, trong thực tế lực lượng cán bộ mỏng và thiếu máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, xét nghiệm là những cản trở cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, sự chồng chéo trong chính sách và công tác tổ chức thực hiện dẫn đến việc QLNN về VSATTP còn chưa hoàn thiện.
Hệ thống cơ chế chính sách lĩnh vực VSATTP (phạm vi Sở y tế) được thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến địa phương. Hệ thống chính sách pháp luật quy
định về VSATTP thành phố thực hiện theo quy định chung của Luật an toàn thực phẩm, các thông tư hướng dẫn của sở Y tế và có cụ thể hóa tại địa bàn thành phố.
Đối với mỗi hoạt động đều có các văn bản quy định để thực hiện, kèm theo các mẫu biểu như: quyết định, mẫu biên bản, mẫu đơn, giấy chứng nhận, xác nhận tạo tính thống nhất trong quá trình thực hiện. Đầu tiên là gửi hồ sơ đăng ký