Thực trạng tổ chức bộ máy quảnlý nhà nướcvề vệ sinh an toàn thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quảnlý nhà nướcvề vệ sinh an toàn thực phẩmtại địa bàn

4.1.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quảnlý nhà nướcvề vệ sinh an toàn thực

phẩm thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

4.1.1.1. Bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Bắc Ninh

Cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm làm trong các cơ quan từ Trung ương đến địa phương bao gồm: Cục An toàn thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh/thành phố, khoa ATVSTP- TTYT các thành phố/thị xã/thành phố, cán bộ chuyên trách TYT, CTV ATVSTP.

Sơ đồ 4.1. Mạng lưới về VSATTP trong ngành y tế

Nguồn: Chi cục VSATTP thành phố Bắc Ninh (2017) Cán bộ làm công tác Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là toàn bộ những người được phân công làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và trực tiếp theo dõi, chịu trách nhiệm đối với các hoạt động liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm .

Cục An toàn thực phẩm

Chi cục ATVSTP

Khoa ATVSTP -

Trạm Y tế

Theo sơ đồ 4.1, Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP thành phố Bắc Ninh đã được tổ chức, thực hiện theo quy định của pháp luật. UBND thành phố chỉ đạo các phòng Y tế, phòng Công thương, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về VSATTP. Các chi cục dưới trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống bao gồm Đội Quản lý thị trường, Chi cục An toàn VSTP, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản. Dưới chi cục là các đơn vị tham gia vào công tác chuyên môn. Mạng lưới quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm được thể hiện cụ thể:

Sơ đồ 4.2. Mạng lưới quản lý VSATTP cấp thành phố

Nguồn: Chi cục An toàn VSTP thành phố Bắc Ninh (2017)

Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP (trong ngành y tế) ở thành phố Bắc Ninh đã được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2009, đến nay bộ máy đã hoàn thiện. Đã thành lập được Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP cấp thành phố và cấp xã. Được sự quan tâm của các cấp Ủy đảng, Chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP và các cơ quan chuyên môn đã thu nhiều kết quả tốt.

a. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong QLNN về ATTP cấp thành phố Phòng công thương, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Phòng y tế trong việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước để đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả.

Khi xảy ra NĐTP, Phòng Y tế có trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị NĐTP. Các Phòng liên quan trong phạm vi chuyên môn có trách nhiệm cung cấp hồ sơ thông tin, liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi

Phòng Công Thương Phòng Nông nghiệp Phòng Y tế TP Chi cục QLCLNLTS Chi cục ATVSTP Đội QLTT UBND thành phố Các đơn vị Các đơn vị Các đơn vị

ngờ gây NĐTP thuộc phạm vi quản lý; Phối hợp với ngành y tế điều tra nguyên nhân và giám sát điều tra căn nguyên, tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc.

b. Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra ATTP

Các Phòng y tế, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Công thương chịu trách nhiệm giúp UBND thành phố thanh tra về ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý và theo phân cấp của các thành phố.

Phòng Y tế- Cơ quan thường trực ban chỉ đạo liên ngành VSATTP chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan khác tổ chức và phân công thực hiện thanh tra liên ngành.

Phòng Y tế thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác trong những trường hợp sau:

+ Theo chỉ đạo của UBND thành phố hoặc trưởng BCĐ liên ngành về VSATTP thành phố.

+ Phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, đồ uống có chứa chất ethanot, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

+ Theo đề nghị của cơ quan quản lý.

Sơ đồ 4.3. Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP ngành Y tế thành phố

Nguồn: Chi cục An toàn VSTP thành phố Bắc Ninh (2017) BCĐ liên ngành về VSATTP xã, phường BCĐ liên ngành về VSATTP thành phố Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Trạm Y tế UBND xã, phường Phòng Y tế TTYT thành phố

4.1.1.2. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Đội ngũ làm công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về VSATTP bao gồm tuyến thành phố và tuyến cơ sở.

Tại thành phố Bắc Ninh, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan chuyên ngành giúp phòng y tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trực tiếp thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. Tuyến cơ sở, cấp thành phố có khoa an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc trung tâm y tế tuyến thành phố, số lượng cán bộ có từ 2 đến 3 người/khoa, tuy nhiên số lượng cán bộ vẫn chưa đáp ứng được những chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bảng 4.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế

STT Đơn vị Trình độ chuyên môn Số lượng

(người) Tỷ lệ (%) 2 Chi cục ATVSTP Bác sỹ 2 13,33 Kỹ sư công nghệ thực phẩm 4 26,67 Cử nhân y tế công cộng 2 13,33 Cử nhân luật 1 6,67 Dược sỹ 1 6,67 Cử nhân khác 3 20,00 Khác 2 13,33 3 Phòng y tế TPBN Bác sỹ 2 40 Khác 3 60 4 TTYT các thành phố Bác sỹ 15 50 KTV XN 9 30 Khác 6 20 5 Trạm y tế Bác sỹ 110 47,83 Y sỹ, khác 120 52,17

6 Cộng tác viên ATTP Sơ cấp 120 100

Nguồn: Chi cục ATVSTP thành phố Bắc Ninh (2017)

Tuyến xã có 1 chuyên trách VSATTP nhưng 100% cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm các chương trình khác nên không có chuyên môn sâu về VSATTP. Ngoài ra, tại mỗi xã phường có 01 CTV ATVSTP hỗ trợ tuyên truyền VSATTP, phát hiện và khai báo NĐTP. Tuy nhiên, tại các bếp ăn tập thể ở các khu công

nghiệp trên địa bàn thành phố chưa có CTV ATVSTP nên gặp nhiều khó khăn trong giám sát và thông tin về VSATTP.

Như vậy, bộ máy tổ chức quản lý được xây dựng cụ thể, rõ ràng, phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, phân cấp cụ thể cho từng đơn vị và quy định sự phối hợp cần thiết giữa các đơn vị trong công tác quản lý

VSATTP. Tuy nhiên, ở tuyến cơ sở, lực lượng cán bộ còn thiếu nhiều, làm việc

kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn yếu là những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng quản lý VSATTP trên địa bàn thành phố.

a. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý

Cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP thực hiện các chức năng chủ yếu sau: Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực VSATTP.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh ăn uống thực phẩm và dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý. Triền khai công tác phòng ngừa khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn toàn thành phố. Tổ chức thông tin và phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP, tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố. Cấp giấy, đình chỉ và thu hồi các giấy chứng nhận liên quan đến VSATTP theo quy định của pháp luật và phân cấp của ngành y tế.

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, đề án, dự án đã được phê duyệt về VSATTP.

b. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

Chi cục An toàn thực phẩm là đơn vị trực thuộc ngành Y tế, giúp tham mưu cho UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về VSATTP; thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm, thực hiện thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật, cụ thể:

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, đề án, dự án đã được phê duyệt về VSATTP.

- Trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực ATVSTP. - Phòng y tế quản lý, thanh tra, kiểm tra, cấp, cấp đổi, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở:

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên; nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trên địa bàn thành phố.

+ Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến có yêu cầu trong bảo quản đặc biệt.

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Phòng Y tế ban hành kế hoạch hàng năm, chương trình, đề án, dự án về VSATTP trên địa bàn toàn thành phố.

- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp quy, cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm sản xuất là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.

- Tổ chức cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với sản phẩm nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Y tế; Xác nhận hồ sơ đăng ký tổ chức hội thảo, hội nghị giới thiệu thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành y tế trên địa bàn thành phố; Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm do các ngành khác quản lý khi quảng cáo có công bố tác dụng tới sức khoẻ.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP đối với các cơ sở thuộc phân cấp quản

lý; triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn thành phố.

- Tập huấn, cấp giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP tại cơ sở kinh doanh đồ uống cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm do ngành y tế quản lý.

- Thực hiện thanh tra chuyên ngành về VSATTP trên địa bàn thành phố. - Tổ chức công tác thông tin, phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP trên địa bàn thành phố.

- Chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho các tuyến.

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất về VSATTP theo quy định chế độ hiện hành.

* Trung tâm y tế dự phòng thành phố và trung tâm kiểm nghiệm

- Là đơn vị chuyên môn kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp với Chi cục ATVSTP trong công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm khi được yêu cầu, phối hợp tiến hành điều tra, giám sát, xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn thành phố.

c. Phòng y tế các, huyện, thị xã, thành phố

Là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND thành phố) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về VSATTP, có các nhiệm vụ sau:

- Tham mưu giúp UBND thành phố trong quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về điều kiện ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý.

- Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ đạo của cấp trên và đặc điểm tình hình của địa phương, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan, giúp UBND thành phố xây dựng kế hoạch bảo đảm VSATTP, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm, đặc biệt trong các đợt cao điểm, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP, các quy định về ATTP trên địa bàn thành phố.

- Tham mưu giúp UBND thành phố cấp giấy chứng nhận hoặc ủy quyền cho Trung tâm y tế các thành phố cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở sau:

+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm do cơ quan chức năng cấp thành phố, thị xã, thành phố cấp giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh.

+ Bếp ăn tập thể, căng tin của đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở chế biến suất ăn sẵn do cơ quan chức năng cấp thành phố, thị xã, thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc cấp giấy phép hoạt động.

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, căng tin không thuộc mục trên nhưng có quy mô kinh doanh từ 100 – 200 suất ăn, các bếp ăn tập thể của các trường học: trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS và trường THPT trên địa bàn.

+ Các cửa hàng ăn, quầy kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín.

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong các khu du lịch, lễ hội, hội nghị, chợ, bệnh viện do cấp thành phố tổ chức và quản lý.

- Tham mưu cho UBND thành phố xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các kiến thức về chất lượng ATTP cho các nhóm đối tượng trên địa bàn thuộc phân cấp quản lý.

d. TTYT thành phố

Trung tâm Y tế thành phố là cơ quan chuyên môn kỹ thuật, giúp cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế, giúp UBND thành phố thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Truyền thông, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP, phổ biến kiến thức về VSATTP cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; Phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức tuyên truyền, giáo dục về VSATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là hệ thống phát thanh truyền hình địa phương.

- Thực hiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý trên địa bàn thành phố (khi được UBND thành phố ủy quyển).

- Tổ chức thực hiện công tác kiểm nghiệm VSATTP theo Thông tư số 13/2011/TT – BYT ngày 31 tháng 3 năm 2011 về việc hướng dẫn phân tuyến các nhiệm vụ, chỉ tiêu kiểm nghiệm và quy trình kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP trong ngành y tế.

- Tập huấn, cấp giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)