KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại khu du lịch thới sơn, thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 92)

3.1.Kết luận

Khu du lịch Thới Sơn là một khu du lịch rất đẹp trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang, cùng với tiềm năng của du lịch Tỉnh Tiền Giang thì du lịch Thới Sơn có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và kinh doanh thành công. Trong thời gian qua khu du lịch Thới Sơn đã không ngừng phấn đấu để đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ chất lượng. Tuy nhiên để có phát huy tối đa những tiềm năng, tận dụng cơ hội và tránh được những rủi ro, khu du lịch Thới Sơn cần phải nổ lực, cố gắng hơn nữa trong việc hoàn thiện chất lượng phục vụ của mình.

Đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại khu du lịch Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang” đã đi sâu tìm tòi, nghiên cứu và đi đến những kết luận sau:

- Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Nó đã trở thành một nhu cầu bức thiết, không thể thiếu được trong đời sống hiện đại. Chính vì thế, vấn đề chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển du lịch mang tính bền vững đươc đặt ra như một tất yếu và là vấn đề cấp bách hiện nay trên thế giới được cụ thể ở từng địa phương.

- Khu du lịch Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cũng không nằm ngoài qui luật chung đó. Đây là nơi có tiềm năng du lịch khá phong phú và đa dạng đang được khai thác phục vụ cho phát triển du lịch với các loại hình chủ yếu là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, … Trong thời gian qua, hoạt động du lịch đạt được hiệu quả nhất định, mức tăng trưởng khá và ổn định qua các năm; có những đóng góp đáng kể vào GDP tỉnh nhà cũng như thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời cũng góp phần giải quyết việc làm cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong quá trình đó đã gây ra những tác động đến về chất lượng dịch vụ của một khu du lịch Tỉnh nhà. Tuy những tác động này hiện nay chưa đến mức báo động nhưng cũng là “hồi

chuông” nhằm cảnh tỉnh cho các hoạt động chung trong khai thác du lịch đảm bảo cho sự phát triển của các thế hệ mai sau.

- Hoạt động du lịch còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, nhưng đáng kể là sự xuất phát thấp của quá trình phát triển du lịch, sự chậm đổi mới, thiếu tập trung, chưa có bước đột phá trong công tác quản lí, điều hành. Vì thế, đó là điều kiện và là đòi hỏi cho sự ra đời của các định hướng và giải pháp nhằm đảm bảo phát triển dịch vụ tại khu du lịch Thới Sơn bền vững trong tương lai.

- Trên cơ sở những định hướng và giải pháp đó, hy vọng khu du lịch Thới Sơn sẽ trở thành một “con đường mới, đột phá mới, mở ra hướng đi mới” cho sự phát triển du lịch Thới Sơn và để giúp ngành du lịch đi đến “con đường” một cách bền vững thì rất cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, địa phương và mỗi người dân biến thành những hành vi, hành động cụ thể và thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và phát triển bền vững tại khu du lịch Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

3.2.Kiến nghị

* Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch:

- Tăng cường giám sát, kiểm tra các hoạt động du lịch trên cơ sở đảm bảo phát triển du lịch di liền với việc bảo vệ môi trường, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Tăng cường công tác xúc tiến, quãng bá du lịch Tiền Giang trên các thông tin đại chúng.

- Đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, trước mặt là cải tạo hệ thống đường giao thông nhất là những con đường đi đến các điểm tham quan.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trùng tu phục hồ các di tích lịch sử, cách mạng, các loại hình văn hóa đặc sắc đưa vào hoạt động kinh doanh du lịch.

- Xây dựng mới hay nâng cấp các khu vui chơi, giải trí để làm phong phú các hoạt động của khách trong thời gian tại Tỉnh Tiền Giang.

- Phối hợp với địa phương giải quyết dứt điểm tệ nạn ăn xin, bán hàng rong đeo bám khách du lịch tại các cơ sở, các điểm kinh doanh du lịch.

- Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Tỉnh Tiền Giang cần tăng cường và tổ chức các cuộc thi tay nghề giữa các nhân viên và các quản lý ở các điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh, thông qua đó để đánh giá một phần nào đó về chất lượng của đội ngũ nhân viên và quản lý.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để đảm bảo chất lượng đầu ra cho công tác đào tạo.

* Đối với Ban quản lý khu du lịch Thới Sơn:

- Xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có, thường xuyên cải tiến và nâng cấp một các đồng bộ các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ để phục vụ khách tốt hơn.

- Có chính sách giá hợp lý, linh hoạt và phù hợp với từng loại khách ở từng thời điểm và phải luôn đảm bảo được sự tương xứng giữa giá cả và chất lượng dịch vụ mà khu du lịch cung cấp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên nâng cao nghiệp vụ cũng như trình độ ngoại ngữ.

- Có các biện pháp về kỷ luật, khen thưởng hợp lý đối với nhân viên nhằm khích lệ nhân viên làm việc nhiệt tình có hiệu quả hơn, đồng thời chú ý đến việc tạo lập một môi trường văn hóa doanh nghiệp đảm bảo sự hòa hợp giữa các nhân viên từ trên xuống dưới và sự thân thiện với khách hàng trong quá trình phục vụ khách.

- Phối hợp với ngành du lịch trong Tỉnh lập chương trình quãng cáo có sức thuyết phục ấn tượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) Phân tích dữ liệu nghiên cứu vớiSPSS (tập 1), Nxb Hồng Đức.

2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu vớiSPSS (tập 2), Nxb Hồng Đức.

3. Lê Huy Bá (2010), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học & Kỹ thuật.

4. Nguyễn Đình Hoà (2004), "Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (3), tr.11.

5. Nguyễn Hồng Giang, Lưu Thanh Đức Hải (2011), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 19b, tr.85-96.

6. Nguyễn Tài Phúc (2010), “Khảo sát sự hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng”, Tạp chí khoa học ĐH Huế, Số 60.

7. Nguyễn Trọng Nhân (201 ), “Đánh giá mức độ hài lòng cua du khách nội địa với du lịch miệt vườn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí khoa học ĐH Sư phạm Tp.HCM, Số 52.

8. Nguyễn Văn Đông (2012), “ Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 6 (16) tháng 9.

9. Nguyễn Hồng Giang, Lưu Thanh Đức Hải (2011), “Phân tích các nhân tố về chất lượng du lịch”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 19b, tr.85-96.

10. Phạm Trung Lương (2005), Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. Phát triển du lịch sinh thái ở các VQG, Khu bảo tồn thiên nhiên với sự tham gia của cộng đồng, (2005).

11. Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn: Các nhân tố quyết định để thực hiện thành công du lịch cộng đồng.

12. Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn: Phát triển du lịch cộng đồng.

13. GS.TS Nguyễn Văn Đính, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

14. TS. Phạm Xuân Hậu (2011) Giáo trình quản trị chất lượng dịch vụ du lịch, NXB Thống kê Hà Nội.

15. Trường Đại học Kinh tế Huế (2006) Tài liệu tập huấn phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

16. Luật Du lịch (2006) nhà xuất bản Lao động – xã hội.

Tiếng Anh:

17. A.PARASURAMAN. V. A. ZEITHAML. L.L BERRY (1985, 1988), “Reassessment of expectations as a comparison standard in measuring service quality: implications for future research”, Journal of Marketing, Vol.58, 111-124.

18. Baker, D. A., & Crompton, J. L. (2000). Quality, satisfaction and behavioral intentions. Annals of Tourism Research, 27(3), 785-804. Baker, D. A., & Crompton, J. L. (2000). Quality, satisfaction and behavioral intentions.

Annals of Tourism Research, 27(3), 785-804.

19. Chen Y., Zhang H., Qiu L. (2012), A Review on Tourist Satisfaction of Tourism Destinations, Proceedings of 2nd International Conference on Logistics, Informatics and Service Science, DOI 10.1007/978-3-642-32054- 5-83, 593-604.

20. Devesa, M., Laguna, M., & Palacios, A. (2010). The effect of motivation in visitor satisfaction: Empirical evidence in rural tourism. Tourism Management, 31(4), 547-552.

21. GRONROOS, C, ( 1984) A Service Quality Model and its Marketing Implications, European Journal of Marketing, 18 (4) 36 - 44.

22. Kurt Matzler (2002), “The factor structure of Customer satisfaction”,

23. Oliver L., R. (1980), A Cognitive Model of the Antecedents and Consequences of Satisfaction Decisions, Journal of Marketing Research, Vol. 17, No. 4, pp. 460-469.

24. PARASURAMAN (2002), Defining, Assessing, and Measuring Service Quality: A Conceptual Overview, University of Iami, USA.

25. Parasuraman, A.V.A. Zeithaml, & Berry, L.L (1998), “SERVQUAL: A multiple-item scale for measuring consumer perception of service quality”, Journal of Retailing,Vol.64 No.1, pp.12-37.

26. Reichel, A., Lowengart, O., & Milman, A. (2000). Rural tourism in Israel: service quality and orientation. Tourism Management 21(5), 451-459.

27. Overview of basic tourism Statistics - (World Tourism Oganization) (Từ điển du lịch – NXB Berlin 1984)

Websites:

28. http:// www.congdoantravel.com 29. http:// www.tiengiang.gov.vn 30. http:// www.tiengiangtourist.com

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC. PHIẾU ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH THỚI SƠN

Kính chào ông/bà, tôi tên Nguyễn Thị Hoàng Anh, là học viên cao học Trường Đại học Kinh tế Huế. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại khu du lịch Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang”.

Xin ông/bà dành một ít thời gian quý báo trả lời phiếu hỏi này. Tôi xin cam kết chỉ sử dụng thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu về mức độ hài lòng của ông/bà đối với chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch tại khu du lịch Thới Sơn nhằm giúp cải thiện chất lượng qua sự hài lòng của du khách và cam kết giữ bí mật tuyệt đối các thông tin mà ông/bà cung cấp.

Chân thành cám ơn ông/bà.

I- Thông tin cá nhân

Họ tên quý khách:………... Giới tính:  Nam  Nữ Tuổi:………...

II- Thông tin nghiên cứu

1/ Quốc tịch:………...

2/ Quý khách đã đi du lịch ở nơi khác chưa?

 Có ………..(Nơi đến)  Chưa

3/ Quý khách đi cùng bao nhiêu người?

 Dưới 20 người  Trên 20 người

4/ Quý khách đi theo hình thức tour

 Đoàn thể  Công ty  Cá nhân

 Gia đình  Khác

5/ Quý khách đến với xã Thới Sơn, tỉnh Tiền Giang du lịch để:

 Tham quan  Nghiên cứu  Học tập

 Nghỉ dưỡng  Khác ...

6/ Quý khách đến với xã Thới Sơn để du lịch thông qua kênh truyền thông nào?  Sách, báo, tạp chí  Truyền miệng  Trung tâm lữ hành

 Internet  TiVi 

Khác...

III/ Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách

Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình với những phát biểu sau đối với chất lượng dịch vụ du lịch Thới Sơn với các mức độ:

1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Bình thường

4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý.

STT Phát biểu 1 2 3 4 5 I Nhóm nhân tố chất lượng dịch vụ

I.1 Nhân tố hữu hình

1.1 Khu du lịch có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ. 1.2 Khu du lịch rất sạch sẽ, không khí mát mẽ.

1.3 Địa điểm khu du thuận tiện, cảnh quan môi trường xanh đẹp.

1.4 Cảnh quan khu du lịch thật sự hấp dẫn và lôi cuốn

1.5 Người dân địa phương rất thân thiện, nhiệt tình, mến khách

I.2 Nhân tố sự tin cậy

2.1 Khu du lịch thực hiện các dịch vụ đúng ngay từ đầu.

2.2 Khu du lịch cung cấp dịch vụ đạt chất lượng đúng như đã cam kết.

2.3 Khu du lịch cung cấp dịch vụ đúng giờ như đã cam kết. 2.4 Khu du lịch luôn có nhân viên tư vấn tại bàn hướng dẫn để

giúp đỡ khách hàng.

2.5 Khu du lịch luôn cập nhật kịp thời và cung cấp giá cả các dịch vụ công khai.

I.3 Nhân tố hiệu quả phục vụ

3.1 Khu du lịch cung cấp dịch vụ nhanh chóng, kịp thời. 3.2 Khu du lịch phúc đáp tích cực các yêu cầu của du khách. 3.3 Khu du lịch có đường dây nóng phục vụ du khách 24/24. 3.4 Khu du lịch có nhiều món ăn lạ, ngon, hấp dẫn.

3.5 Khu du lịch có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí độc đáo.

I.4 Nhân tố sự đảm bảo

4.1 Nhân viên khu du lịch phục vụ du khách rất lịch thiệp, nhã

nhặn.

4.2 Nhân viên hướng dẫn du lịch giới thiệu rõ ràng, dễ hiểu. 4.3 Nhân viên trả lời chính xác và rõ ràng các thắc mắc của du

khách.

4.4 Khu du lịch không có hiện tượng lôi kéo du khách, thách giá.

4.5 Chất lượng các dịch vụ tại khu du lịch được đảm bảo tuyệt đối.

I.5 Nhân tố sự cảm thông

5.1 Nhân viên khu du lịch chú ý đến nhu cầu của từng du khách.

5.2 Du khách không phải xếp hàng, đợi chờ lâu để được phục vụ.

5.3 Khu du lịch bố trí các địa điểm giao dịch thuận tiện cho khách hàng.

5.4 Nhân viên khu du lịch luôn đối xử ân cần với khách hàng.

II Nhóm nhân tố giá cả

6.1 Giá cả ở khu du lịch được niêm yết công khai

6.2 Mức phí các dịch vụ ở khu du lịch hợp lý, cạnh tranh 6.3 Chính sách giá ở khu du lịch linh hoạt

III Nhóm nhân tố sự hài lòng

7.1 Tôi rất hài lòng với dịch vụ du lịch nơi này

IV. Ý kiến đóng góp của du khách

Ông/Bà có ý kiến đóng góp gì thêm về chất lượng dịch vụ du lịch Thới Sơn, xin vui lòng điền vào đây:

...

...

...

...

Xin chân thành cảm ơn và kính chúc Ông/Bà có một kỳ nghỉ thật vui vẻ!

APPENDIX. SURVEY OF VISITITY TOURISM ON THE QUALITY OF TOURISM TOUR SERVICE, MY THO CITY, TIEN GIANG PROVINCE.

Dear Mr / Mrs, My name is Nguyen Thi Hoang Anh, a graduate student from Hue University of Economics. I am working on the project "Improving the quality of tourism services in Thoi Son tourist area, My Tho city, Tien Giang province".

Please take a moment to answer this question. I pledge to use only information for the purpose of researching your satisfaction with the quality of tourism products and services at Thoi Son Resort to help improve quality through Satisfy the visitor and pledge to keep absolutely confidential information that you provide.

Sincerely thank you.

I- Personal information

Your name:………... Sex:  male  Female Year old:………...

II- Research information

1/ Nationality:………...

2/ Have you traveled elsewhere?

 Have ………..(Destination)  Not yet

3/ How many people are you traveling with?

 Under 20 people  More than 20 people

4/ You take the form of tour

 Union  Company  Personal

 Family  Other

5/ You come to Thoi Son commune, Tien Giang province to:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại khu du lịch thới sơn, thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)