a) Kinh doanh lưu trú và ăn uống:
Kinh doanh lưu trú: Tính đến năm 2014 khu du lịch Thới Sơn có 9 điểm dịch vụ lưu trú, năm 2015 tăng thêm 1 điểm dịch vụ lưu trú, năm 2017 tăng thêm 7 điểm dịch vụ lưu trú, tốc độ tăng bình quân từ 2015 đến 2017 là 40%. Tuy tốc độ
tăng khá cao nhưng khu du lịch vẫn chưa đảm bảo khả năng phục vụ cho du khách đặc biệt là khách quốc tế. Với quy mô nhỏ và vốn đầu tư ít (tổng số vốn đầu tư trên 8 tỷ đồng) thì thật khó để có thể đủ sức cạnh tranh, thu hút khách. Đặc biệt, hệ thống các điểm dịch vụ lưu trú nằm rải rác nên khó liên kết với nhau trong việc phục vụ khách đoàn.(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang)
Kinh doanh ăn uống: Năm 2015, khu du lịch Thới Sơn có 04 nhà hàng, với tổng sức chứa 1200 ghế. Đến năm 2017 tăng lên 02 nhà hàng với số ghế là 1000 ghế. Do đó đảm bảo nhu cầu lượng khác khi tham quan nghĩ lại dùng cơm trưa tại khu du lịch (Nguồn: Sở Văn Hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang)
Nhìn chung hệ thống nhà hàng, điểm dịch vụ lưu trú tại khu du lịch Thới Sơn có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, các sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng. Điều đó không chỉ khó khăn trong việc phục vụ tốt các khách hàng hiện tại huống chi là cạnh tranh với đối thủ khác như Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ…trong việc thu hút và giữ chân khách.
b) Hoạt động lữ hành:
Tổng số đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tại khu du lịch Thới Sơn là 7 đơn vị, trong đó: đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế; 4 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, trong đó có 4 chi nhánh của Vĩnh Long, Bến Tre và TP HCM; tổng vốn đầu tư 118 tỷ đồng. (Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang)
Hiện nay, điểm du lịch Thới Sơn chỉ quảng bá chương trình tour hầu hết thông qua các đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế ở TP. Hồ Chí Minh, chưa quảng bá rộng rãi bên ngoài. Các doanh nghiệp chưa đẩy mạnh kinh doanh lữ hành quốc tế, nên việc quảng bá và tổ chức đón nhận trực tiếp khách du lịch quốc tế (inbound) với tour trọn gói không có, nên không chủ động được nguồn khách vì vậy hiệu quả còn rất hạn chế.
c)Vận chuyển:
+ Đò máy: số đò của đơn vị: 26 chiếc; số đò các đơn vị liên kết với hộ dân: 2 0 chiếc (có một số đò liên kết với nhiều đơn vị). Trong đó: tổng sức chở trên: 4.500 chổ; 197 người được đào tạo thuyền trưởng và 89 người được đào tạo máy trưởng.(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang)
+ Dịch vụ đò chèo: tận dụng điều kiện thiên nhiên dịch vụ đò chèo hình thành từ năm 1992, là sản phẩm đặc thù của vùng sông nước Đồng bằng sông Cữu Long
do Công ty CP du lịch Tền Giang đơn vị tiên phong cùng với chính quyền địa phương đã tiến hành tuyển chọn các hộ dân làm mô hình mẫu tham gia hoạt động đò chèo, trên cơ sở ưu tiên cho những hộ nghèo và tận dụng thời gian nông nhàn. Với dịch vụ này khách du lịch được ngồi trên những chiếc xuồng ba lá, luồng lách trên những kênh rạch chằng chịt được che phủ bởi hai rạng dừa nước. Du khách sẽ thưởng thức thiên nhiên trong lành với không gian của miền quê yên ả.
Dịch vụ đò chèo phát triển rất nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu du khách, đến nay có hơn 500 hộ và 416 chiếc xuồng, đã giải quyết trên 1.000 lao động, trong đó hơn 2/ là lao động nữ đã sử dụng thời gian nhàn rỗi sau công việc chính là làm vườn. Mỗi chiếc đò chèo là 2 lao động, thu nhập bình quân 5.000.000 đ/tháng nhưng chỉ sử dụng ¼ thời gian lao động trong tháng. Ban điều hành đội đò 2 người được bồi dưỡng 5.000.000 đ/tháng, đã bổ sung đáng kể vào quỹ thu nhập gia đình người dân lao động
(Nguồn: Hiệp hội Đò chèo Xã Thới Sơn) Nhờ đó mà tỷ lệ hộ nghèo xã Thới Sơn cũng giảm rõ rệt từ 8% năm 2015 xuống còn 6% năm 2016 và 5% năm 2017.
d) Dịch vụ đờn ca tài tử:
Đờn ca tài tử đã gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của của cư dân vùng sông nước, việc du khách tham quan vườn cây, thưởng thức trái cây, và các món ăn đặc sản vùng quê nhăm nhi vài ly rượu đế... nghe đờn ca tài tử là không thể thiếu của tour du lịch sông nước miệt vườn. Hiện khu du lịch Thới Sơn có 10 câu lạc bộ đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch Thới Sơn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, cải thiện đời sống của cộng đồng. Ngoài ra, việc phát triển du lịch cộng đồng đã tạo điều kiện cho các dịch vụ phát triển điển hình như: phục vụ trái cây, bánh kẹo, hàng thêu may, mật ong, các sản phẩm từ gỗ dừa, tranh khắc trên gỗ…đã tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương và góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tăng trưởng doanh thu xã hội về du lịch.
e) Kết quả doanh thu từ các loại hình dịch vụ: Doanh thu và lợi nhuận thường được xem là chỉ số để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định. Nhưng du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, việc thống kê thu nhập từ du lịch rất khó, chỉ định tính được sự thay đổi đời sống cũng như thu nhập của cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch. Từ việc tăng lên của lượng khách mà doanh thu từ các dịch vụ du lịch cũng tăng lên, cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Doanh thu du lịch Thới Sơn năm 2015 - 2017 Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng 2015 2016 2017 Tốc độ tăng bình quân năm (%) Doanh thu 890.587 1.058.851 1.210.031 17 Các DN trực tiếp phục vụ du lịch 84.662 132.037 144.195 33 - Khách sạn 9.473 10.480 15.798 31 - Lữ hành 21.700 26.444 26.868 12 - Ăn uống 48.666 53.615 55.926 7 - Vận chuyển 418 672 860 44 - Doanh thu khác 4.405 40.826 44.743 418 Các hộ cá thể kinh doanh du lịch (nhà trọ, quán ăn) 805.925 926.814 1.065.836 15
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2018
Doanh thu ngành liên tục tăng với tốc độ trung bình là 17%, từ 2015 là 890.587 triệu đồng lên 1.058.851 triệu năm 2016 (tăng 19%, 168.264 triệu) và đến năm 2017 con số này là 1.210.0 1 triệu tăng thêm 14% so với 2016. Trong đó doanh thu từ các
đơn vị trực tiếp phục vụ khách du lịch tăng trung bình %, tăng mạnh là giai đoạn 2015 - 2017 tăng 56% từ 84.662 triệu lên 144.195 triệu.
Trong đó doanh thu chủ yếu là từ phục vụ bên ăn uống, tỉ trọng năm 2015 là 52%, năm 2016 là 40% và năm 2017 chiếm 8%. Tuy tỉ trọng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng thấp nhất so với các hình thức phục vụ khác, tốc độ tăng trung bình chỉ 7%. Ngoài ra doanh thu từ vận chuyển từ 2015 đến 2017 có tốc độ tăng khá cao, tuy lượng khách vận chuyển giảm, tỉ trọng doanh thu khá thấp (đến năm 2017 cũng chỉ chiếm 1%) nhưng tốc độ tăng doanh thu trung bình là 44%. Điều này cho thấy ngành cần có sự quan tâm đồng bộ đến tất cả các lĩnh vực vì sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp.
2.3.7. Xúc tiến quãng bá du lịch
Ngày nay truyền thông là một ngành không thể thiếu đối với bất kỳ một ngành nghề nào và ngành du lịch cũng không ngoại lệ, cũng cần phải được quãng cáo và truyền thông tin cho khách du lịch. Qua đó để xây dựng những tuyến du lịch, sản
phẩm du lịch đặc trưng của từng vùng miền; xây dựng các tour du lịch liên tỉnh Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Vĩnh Long - Trà Vinh và Đồng Tháp, do đó để cho việc quảng bá du lịch đạt hiệu quả tốt nhất, tỉnh chủ trương tuyên truyền, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo... thường xuyên cập nhật thông tin về tour, tuyến, sản phẩm, dịch vụ du lịch trên website và thông tin kịp thời đến các đơn vị kinh doanh du lịch.
- Quãng bá các ấn phẩm du lịch qua các hãng lữ hành trong và ngoài nước, tăng cường hình thức nội dung quãng cáo tuyên truyền tại chổ, trực tiếp cho khách du lịch quốc tế và trong nước.
- Hỗ trợ thực hiện phim tài liệu của Tỉnh Tiền Giang của Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam. Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng phim “Vùng đất bên sông Tiền” để quãng bá sản phẩm du lịch.
- Xây dựng pano lớn quãng bá sản phẩm du lịch tại Thới Sơn và cùng Trung tâm xúc tiến đầu tư và Thương mại; Doanh nghiệp du lịch tham gia các hội chợ triển lãm du lịch trong và ngoài nước.
Bảng 2.6: Thông tin về quãng bá du lịch Thới Sơn
Đơn vị tính: % KÊNH THÔNG TIN Khách địa phương Khách trong nước Khách quốc tế 1. Báo, tạp chí 51,82 17,65 30,53 2. Tivi 45,50 30,72 23,78
. Bạn bè, đồng nghiệp, người thân 65 25,5 9,5
5. Tờ rơi 68,8 31,2 0,00
6. Đại lý công ty du lịch 75 25 0.00
7. Internet 79,50 15,1 5,4
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2018
2.4.Kết quả đánh giá về chất lượng dịch vụ du lịch Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
2.4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu
Tổng số phiếu khảo sát được phát ra là 150 phiếu và thu về 150 phiếu hợp lệ, các phiếu này được thu thập bằng cách: (1) phỏng vấn trực tiếp du khách nội địa bởi tác giả và các công sự; (2) phỏng vấn trực tiếp du khách ngoại quốc thông qua
hướng dẫn viên du lịch khi du khách đến du lịch Thới Sơn với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Qua đánh giá sơ bộ đặc điểm của du khách tham gia khảo sát như sau:
Bảng 2.7: Thống kê thông tin của du khách Nhân tố cá nhân Tần Nhân tố cá nhân Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Giới tính du khách Nam 79 52,7 52,7 52,7 Nữ 71 47,3 47,3 100,0 Tổng 150 100,0 100,0 Độ tuổi du khách Dưới 0 tuổi 6 4,0 4,0 4,0 Từ 30 - 45 tuổi 74 49,3 49,3 53,3 Từ 45 đến 60 tuổi 49 32,7 32,7 86,0 Trên 60 tuổi 21 14,0 14,0 100,0 Tổng 150 100,0 100,0 Quốc tịch Việt Nam 105 70,0 70,0 100,0 Quốc tế 45 30,0 30,0 30,0 Tổng 150 100,0 100,0 Đã tham gia du lịch cộng đồng Có 59 39,3 39,3 39,3 Chưa 91 60,7 60,7 100,0 Tổng 150 100,0 100,0 Số lượng du khách đi cùng đoàn Dưới 20 người 80 53,3 53,3 53,3 Trên 20 người 70 46,7 46,7 100,0 Tổng 150 100,0 100,0 Mục đích tham gia du lịch cộng đồng Tham quan 113 75,3 75,3 75,3 Nghỉ dưỡng 37 24,7 24,7 100,0 Tổng 150 100,0 100,0
Kênh truyền thông giúp du khách biết Thới Sơn Sách, báo, tạp chí 6 4,0 4,0 4,0 Truyền miệng 12 8,0 8,0 12,0 Trung tâm lữ hành 50 33,3 33,3 45,3 Internet 66 44,0 44,0 89,3 Tivi 16 10,7 10,7 100,0 Tổng 150 100,0 100,0
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Giới tính: kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu này cho thấy trong 150 du khách tham gia trả lời phỏng vấn có 79 du khách nam và 71 du khách nữ tương ứng với 52,7% và 47,3%.
Độ tuổi: đa phần du khách đến với xã Thới Sơn là những người lớn tuổi, ở độ tuổi từ 0 đến 45 tuổi có 74 người chiếm 49, % trong tổng số người được điều tra, ở độ tưởi từ 45 đến 60 tưổi và độ tuổi trên 60 tuổi chiếm lần lượt là 2,7% và 19%. Chính vì vậy khu du lịch cộng đồng xã Thới Sơn cần chú ý đến độ tuổi của du khách để thiết kế các dịch vụ du lịch phù hợp hơn với đối tượng mà mình đang phục vụ.
Quốc tịch: Du khách đến với xã Thới Sơn thuộc nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Để tiện lợi cho việc thống kê, tác giả chỉ phân chia du khách đến với xã Thới Sơn thành hai nhóm khách Việt Nam và Quốc tế. Qua bảng 2.7 cho thấy rằng trong số 150 du khách trong diện điều tra đến với khu du lịch Thới Sơn đa phần là khách Việt Nam chiếm 70%, khách Quốc tế chỉ chiếm 0%.
Tham gia du lịch cộng đồng: du khách được hỏi: Quý khách đã đi du lịch cộng đồng ở nơi khác chưa? Kết quả có đến đến 60,7% du khách bảo là chưa? Điều này nói lên được sự thành công của Khu du lịch cộng đồng xã Thới Sơn trong việc lôi kéo du khách đến tham quan nghỉ dưỡng. Kết quả thống kê cũng hàm ý cho thấy xã Thới Sơn là điểm đến được được ưu ái số một đối với du khách thích đi du lịch cộng đồng. Đây là một thành tích mà xã Thới Sơn cần phát huy.
Số lượng du khách đi cùng đoàn: du khách được hỏi: kết quả thống kê cho thấy có 80 du khách đi theo đoàn dưới 20 người, chiếm 5 , %.
Mục đích chuyến đi đến Thới Sơn của du khách: du khách đến với Khu du lịch Thới Sơn với mục đích là tham quan và nghỉ dưỡng là chủ yếu, không còn mục đích nào khác. Từ kết quả này, các nhà làm công tác hoạch định có thể xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch để phù hợp với mục đích chuyến đi của du khách. Ngoài ra, cũng có thể bổ sung thêm các sản phẩm và dịch vụ khác để giúp khu du lịch có thể thu hút thêm các du khách đến với xã Thới Sơn với mục đích khác như học tập, nghiên cứu.
Kênh truyền thông: du khách được hỏi: Du khách đến với xã Thới Sơn để du lịch thông qua kênh truyền thông nào? Qua kết quả thu thập đã hàm ý giúp các nhà
hoạch định, quản lý kinh doanh Khu du lịch cộng đồng xã Thới Sơn thấy vai trò của các trung tâm lữ hành du lịch, đặc biệt là vai trò của Internet trong việc mang thông tin đến với du khách. Cần khai thác tối đa phương tiện truyền thông Internet với các tính năng tuyệt vời của nó như không bị giới hạn về không gian thời gian và chi phí lại khá cạnh tranh so với các phương tiện truyền thông khác.
2.4.2. Phân tích và kiểm định độ tin cậy của số liệu điều tra
Tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo bằng phần mềm SPSS, ta có kết quả phân tích độ tin cậy của các biến số phân tích đối với ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra được trình bày ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Hệ số Cronbach Alpha của các thành phần thang đo Biến quan sát Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại
biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến 1.Khu du lịch có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ. 89,13 175,298 0,522 0,947 2.Khu du lịch rất sạch sẽ, không khí mát mẽ. 89,09 176,872 0,472 0,947
3.Địa điểm khu du thuận tiện, cảnh
quan môi trường xanh đẹp. 89,25 172,120 0,611 0,946 4.Cảnh quan khu du lịch thật sự hấp
dẫn và lôi cuốn 89,17 173,563 0,673 0,945 5.Người dân địa phương rất thân
thiện, nhiệt tình, mến khách 89,17 173,053 0,717 0,944 6.Khu du lịch thực hiện các dịch vụ
đúng ngay từ đầu. 89,14 173,517 0,722 0,944 7.Khu du lịch cung cấp dịch vụ đạt
chất lượng đúng như đã cam kết. 89,39 175,648 0,586 0,946 8.Khu du lịch cung cấp dịch vụ
đúng giờ như đã cam kết. 89,20 174,604 0,692 0,945 9.Khu du lịch luôn có nhân viên tư
vấn tại bàn hướng dẫn để giúp đỡ
khách hàng. 89,32 175,655 0,493 0,947 10.Khu du lịch luôn cập nhật kịp
thời và cung cấp giá cả các dịch vụ
công khai. 88,89 177,336 0,529 0,946 11.Khu du lịch cung cấp dịch vụ
nhanh chóng, kịp thời. 89,11 176,418 0,498 0,947 12.Khu du lịch phúc đáp tích cực 89,33 173,752 0,647 0,945
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại
biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến
các yêu cầu của du khách.
13.Khu du lịch có đường dây nóng
phục vụ du khách 24/24. 89,38 172,626 0,691 0,945