Mục tiêu chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại khu du lịch thới sơn, thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 85)

.1 Định hướng phát triển du lịch Tỉnh Tiền Giang

.1.1 Quan điểm

3.1.2. Mục tiêu chung

- Đến năm 2020, ngành du lịch Tiền Giang cơ bản trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, có tính chuyên nghiệp; đa dạng hóa sản phẩm du lịch và có chất lượng cao. Du lịch góp phần làm gia tăng tăng trưởng khu vực III và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Phát triển du lịch còn gắn với mục tiêu tạo việc làm, cải thiện đời sống người dân và góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

- Phấn đấu đến năm 20 0, du lịch Tiền Giang phát triển mạnh với sản phẩm du lịch sông nước, miệt vườn, mang nét đặc trưng tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.3. Các định hướng phát triển du lịch chủ yếu Thị trường du lịch

Tập trung khai thác nhóm thị trường khách truyền thống từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Tây Âu, Bắc Mỹ như Anh, Pháp, Mỹ. Quan tâm phát triển thị trường các nước Đông Nam Á, các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê kông.

Phát huy thị trường khách du lịch nội địa, chủ yếu đến từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ và một số tỉnh ở khu vực miền Trung.

Sản phẩm du lịch

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Tiền Giang, mang nét đặc trưng vùng đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là tham quan sông nước, miệt vườn, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, tham quan nghỉ dưỡng ở vùng sinh thái cặp theo dòng sông Tiền, vùng biển Gò Công và vùng sinh thái rừng tràm Đồng Tháp Mười.

Liên kết phát triển sản phẩm vùng, xây dựng sản phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Tổ chức không gian và các tuyến điểm du lịch

Quy hoạch không gian và các tuyến điểm để phát triển du lịch của tỉnh gồm khu vực như sau:

a) Khu vực 1 (Khu vực trung tâm)

Gồm thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo. Khu vực 1 với thành phố Mỹ Tho, trong đó khu du lịch Thới Sơn là trung tâm hạt nhân, tạo điểm nhấn phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang.

Sản phẩm du lịch tiêu biểu của khu vực trung tâm bao gồm: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tham quan tìm hiểu đời sống sinh hoạt cộng đồng, du lịch nghiên cứu tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa, du lịch nghiên cứu sản xuất nông nghiệp, du lịch bằng du thuyền, du lịch sự kiện - hội nghị - hội thảo (MICE). Sản phẩm đặc trưng của khu vực này là du lịch sinh thái gắn tham quan nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa.

Tuyến du lịch chủ yếu: hướng tiếp cận đến các điểm du lịch bằng đường bộ là theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 50 và đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương; bằng đường thủy theo tuyến sông Tiền, chủ yếu từ Bến tàu thủy du lịch Mỹ Tho. Điểm nhấn của tuyến du lịch là cù lao Thới Sơn, tạo sức lan tỏa phát triển mạnh du lịch Tiền Giang, từ đây sẽ nối tuyến với các khu, điểm du lịch trong tỉnh, liên kết tuyến với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và ngay cả tuyến hành trình đến Campuchia.

b) Khu vực 2 (Khu vực phía Tây)

Gồm huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè và huyện Tân Phước. Điểm nhấn của khu vực phía Tây là khu vực Chợ nổi Cái Bè, làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp và khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười.

Sản phẩm du lịch tiêu biểu bao gồm: du lịch tham quan sinh hoạt cộng đồng, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử - văn hóa, lễ hội tâm linh, tham quan sông nước, miệt vườn. Sản phẩm đặc trưng của khu vực này là du lịch sinh thái gắn tham quan làng nghề truyền thống và du lịch văn hóa.

Tuyến du lịch chủ yếu: hướng tiếp cận chủ yếu bằng đường bộ: theo Quốc lộ 1 và đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ, bằng đường thủy là theo tuyến sông Tiền và chủ yếu từ Bến tàu thủy du lịch Cái Bè. Tuyến du lịch liên kết với các điểm du lịch của tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ bằng đường bộ và đường thủy.

c) Khu vực 3 (Khu vực phía Đông)

Gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông. Điểm nhấn của khu vực này là khu du lịch biển Tân Thành và Cồn Ngang.

Sản phẩm du lịch tiêu biểu bao gồm: du lịch tham quan sinh hoạt cộng đồng, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng biển, tham quan nghiên cứu lịch sử - văn hóa, lễ hội, du lịch vui chơi giải trí cuối tuần. Sản phẩm đặc trưng của khu vực này là du lịch sinh thái biển gắn tham quan nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa.

Tuyến du lịch chủ yếu: hướng tiếp cận chủ yếu bằng đường bộ là theo Quốc lộ 50, bằng đường thủy là theo tuyến sông Tiền, cung cấp những sản phẩm du lịch đặc trưng biển của Tiền Giang. Liên kết tuyến với các điểm du lịch của huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) và biển Vũng Tàu bằng đường biển.

3.1.4.Giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Trên cơ sở khảo sát và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch Thới Sơn được đánh giá qua sự hài lòng của du khách, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại khu du lịch Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang như sau:

- Nhóm giải pháp nâng cao sự đảm bảo

+ Đối với nhóm nhân tố sự đảm bảo: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nhân tố sự đảm bảo có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng dịch vụ qua sự hài lòng của du khách. Đây là nhân tố tạo nên sự tín nhiệm, tin tưởng cho khách hàng được cảm nhận thông qua sự phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn giỏi, phong thái lịch thiệp và khả năng giao tiếp tốt, nhờ đó, khách hàng cảm thấy an tâm mỗi khi sử dụng dịch vụ của khu du lịch.

Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, mức độ đồng ý của du khách đối với nhân tố sự đảm bảo chỉ ở mức trung bình khá. Các nhà quản lý, kinh doanh tại khu du lịch Thới Sơn cần phải thực hiện tốt hơn các công việc cụ thể như sau:

+ Đối với vấn đề nhân sự: Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn đội ngũ nhân viên định kỳ hàng năm. Tạo

điều kiện giúp nhân viên nâng cao trình độ và ý thức nghề nghiệp như hướng dẫn viên du lịch cần nhanh nhẹn, linh hoạt, nhiệt tình, thật thà, lịch sự, tế nhị; chú ý đến kĩ năng giao tiếp, ứng xử và học tập, trau dồi để có kiến thức tổng hợp cũng như khả năng diễn đạt tốt. Nhân viên giúp du khách an tâm về mọi thứ và giúp du khách cảm nhận được trọn vẹn mọi dịch vụ mà khu du lịch cung cấp.

+ Đối với vấn đề an ninh trật tự và an toàn: khu du lịch cần thiết lập đội bảo vệ để tránh tình trạng chèo kéo, thách giá và trộm cắp ở điểm du lịch. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch du lịch cần phải được thực hiện để hoạt động du lịch đi vào nề nếp.

+ Đối với vấn đề duy trì chất lượng dịch vụ: tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên chất lượng các dịch vụ của khu du lịch để đảm bảo rằng mọi dịch vụ được cung cấp đúng như cam kết nhằm đảm bảo sự an toàn, yên tâm cho du khách. Tăng cường kiểm tra thái độ làm việc của nhân viên, của các hộ kinh doanh trong khu du lịch.

-Nhóm giải pháp nâng cao sự hữu hình:

+ Đối với nhóm nhân tố hữu hình: Sự hữu hình chính là hình ảnh bên ngoài của các cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, phong thái của đội ngũ nhân viên, tài liệu, sách hướng dẫn và hệ thống thông tin liên lạc. Nói một cách tổng quát tất cả những gì mà du khách nhìn thấy trực tiếp được bằng mắt và các giác quan. Kết quả thu được từ nghiên cứu cho thấy nhóm nhân tố hữu hình có ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của du khách. Do đó, các nhà quản lý, kinh doanh tại khu du lịch Thới Sơn cần phải thực hiện tốt hơn các công việc cụ thể như sau:

+ Về cơ sở hạ tầng: cần mở rộng và nâng cấp đường sá đến điểm tham quan; quy hoạch bãi đỗ xe, bến tàu du lịch tham quan rộng rãi và giữ gìn sạch sẽ; xây dựng thêm nhà vệ sinh và phải đảm bảo vấn đề vệ sinh. Vấn đề nhà vệ sinh tuy nhỏ nhưng vấn đề thật sự không nhỏ, nó là một trong những yêu cầu cơ bản nhất và được du khách quan tâm nhất.

+ Về cơ sở lưu trú: phòng nghỉ cần phải sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ tiện nghi; nhân viên phục vụ cần thân thiện, lịch sự và nhiệt tình hơn; việc xây

dựng cơ sở lưu trú nơi có vị trí thuận lợi và cảnh quan đẹp cũng góp phần gia tăng sự hài lòng của du khách.

+ Về phương tiện vận chuyển tham quan: cần phải được trang bị dụng cụ y tế và phải đảm bảo sự an toàn cho du khách; nhân viên phục vụ mảng dịch vụ này cần phải được đào tạo, tập huấn để có thái độ, tác phong phục vụ tốt hơn và thể hiện được tính chuyên nghiệp.

+ Về cảnh quan và người dân địa phương: là một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, các nghề dịch vụ lại có nguồn sống từ khách, nên mến khách không còn là một tình cảm mà phải trở thành lẽ sống. Cần xây dựng và duy trì nét đẹp rất dễ thấy ở các chị bán hàng chào mời niềm nở, nhẹ nhàng, tôn trọng khách, không có ngôn ngữ thách đố. Những người phục vụ, nhân viên nhà trọ không có thái độ bắt chẹt, thóa mạ khách hàng. Những người dân địa phương phải có cái nhìn thiện cảm, không xoi mói, ganh tị và sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn khi có người hỏi đến. Bên cạnh đó, khu du lịch phải luôn tôn tạo, bảo vệ môi trường trồng thêm nhiều cây trái tạo nên một cảnh quan thoáng mát, một vùng cây trái xanh tươi thanh bình.

- Nhóm giải pháp nâng cao nhân tố giá cả

Thiết kế và điều chỉnh bổ sung giá cả các loại dịch vụ tai khu du lịch như ăn uống, tham quan và mua sắm hợp lí hơn, vì thực tế có rất nhiều du khách tỏ thái độ không hài lòng về chỉ tiêu này. Tăng cường công tác quản lý giá cả các dịch vụ tại điểm tham quan thông qua việc yêu cầu niêm yết giá, đảm bảo sự phù hợp của giá cả với chất lượng phục vụ.

- Nhóm giải pháp nâng cao nhân tố sự tin cậy

Sự tin cậy nói lên khả năng cung ứng dịch vụ chính xác, đúng giờ và uy tín. Điều này đòi hỏi sự nhất quán trong việc thực hiện dịch vụ và tôn trọng các cam kết cũng như giữ lời hứa với khách hàng. Các nhà quản lý, kinh doanh tại khu du lịch Thới Sơn cần phải thực hiện tốt hơn các công việc cụ thể như sau:

+ Thực hiện nghiêm túc chữ “tín” đối với du khách: xây dựng quy trình cung cấp dịch vụ dành cho du khách phải đòi hỏi độ chính xác, ổn định, đáng tin cậy. Khu du lịch đã hứa làm điều gì đó trong thời gian cụ thể thì phải thực hiện đúng như vậy.

+ Thực hiện nghiêm túc quy tắc “đúng ngay từ đầu”: khi du khách gặp trở ngại, nhân viên khu du lịch phải thực sự quan tâm giải quyết vấn đề của du khách. Xây dựng chính sách khen thưởng đủ tính răn đe để mọi nhân viên khu du lịch khi tham gia cung cấp dịch vụ phải đúng thời gian như đã cam kết và phải chú trọng vào việc không tạo ra lỗi trong cả quá trình làm việc.

- Nhóm nhân tố hiệu quả phục vụ

Đây là tiêu chí đo lường khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lý hiệu quả các khiếu nại, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và đáp ứng các yêu cầu của du khách. Các nhà quản lý, kinh doanh tại khu du lịch Thới Sơn cần phải thực hiện tốt hơn các công việc cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí:Các điểm du lịch cần phải được đầu tư phát triển thêm nhiều loại hình vui chơi giải trí, cửa hàng đồ lưu niệm và nhà hàng để du khách vừa “có gì đó để làm khi không phải làm cái gì” đồng thời đáp ứng được tối đa nhu cầu của du khách và hạn chế được sự “độc quyền” trong du lịch. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, khai thác, kết hợp các hoạt động tham quan với nghỉ dưỡng, phục hồi những lễ hội, phong tục đặc sắc của địa phương.

+ Đối với hệ thống kinh doanh: tăng cường mối liên kết giữa các hộ kinh doanh dịch với các tổ chức, công ty du lịch và các cơ quan quản lý nhằm cải thiện chất lượng phục vụ khách tham quan tại khu du lịch. Tổ chức sắp xếp lại hệ thống kinh doanh du lịch trên địa bàn, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành kinh doanh và quãng bá hình ảnh xã Thới Sơn đến với khách hàng trong nước và quốc tế.

- Nhóm nhân tố cảm thông, thấu hiểu

Sự cảm thông chính là sự quan tâm, chăm sóc du khách ân cần, dành cho du khách sự đối xử chu đáo tốt nhất có thể giúp cho du khách cảm thấy mình là

“thượng khách” và luôn được đón tiếp nồng hậu mọi lúc mọi nơi. Các nhà quản lý, cán bộ nhân viên và các hộ kinh doanh tại khu du lịch Thới Sơn phải luôn xem du khách là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của khu du lịch. Trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt, việc duy trì mối quan hệ tốt

với du khách cũ, giữ chân những du khách trung thành là điều không dễ. Vấn đề là làm như thế nào để khách hàng luôn cảm nhận họ là “thượng đế” đích thực trong bối cảnh việc xảy ra những than phiền trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi.

Tóm tắt Chương 3

Luận văn đã đưa ra một số định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khu du lịch Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Qua việc phân tích, đánh giá chất lượng dịch vụ, luận văn đã đề xuất được 5 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại khu vực nghiên cứu. Đây là các giải pháp hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ tại khu du lịch Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhằm thu hút và giữ chân khách du lịch tạo sự phát triển trong các hoạt động kinh doanh du lịch.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.Kết luận 3.1.Kết luận

Khu du lịch Thới Sơn là một khu du lịch rất đẹp trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang, cùng với tiềm năng của du lịch Tỉnh Tiền Giang thì du lịch Thới Sơn có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và kinh doanh thành công. Trong thời gian qua khu du lịch Thới Sơn đã không ngừng phấn đấu để đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ chất lượng. Tuy nhiên để có phát huy tối đa những tiềm năng, tận dụng cơ hội và tránh được những rủi ro, khu du lịch Thới Sơn cần phải nổ lực, cố gắng hơn nữa trong việc hoàn thiện chất lượng phục vụ của mình.

Đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại khu du lịch Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang” đã đi sâu tìm tòi, nghiên cứu và đi đến những kết luận sau:

- Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại khu du lịch thới sơn, thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)