Đội ngũ cán bộ công nhân viên giai đoạn 201 5 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại khu du lịch thới sơn, thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 57 - 62)

Số lượng

cán bộ, công chức

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1.Tổng số cán bộ, công chức 20 100 24 100 28 100

2.Phân theo chức danh - Cán bộ - Công chức 09 11 45 55 12 12 50 50 16 12 57 42,85 .Phân theo giới tính

- Nam - Nữ 12 08 60 40 10 14 41,66 58,33 13 15 46,42 53,57 4.Phân theo độ tuổi

- Dưới 5 - Từ 5 – 50 - Trên 50 6 11 03 30 55 15 5 6 03 20,83 66,66 12,5 5 18 5 17,85 64,28 17,85 5.Trình độ chuyên môn Cán bộ - Sơ cấp - Trung cấp - CĐ, ĐH Công chức - Sơ cấp - Trung cấp - CĐ, ĐH 01 6 02 0 8 03 11,11 66,66 22,22 0 72,72 27,27 4 5 03 0 7 5 33,33 41,66 25 0 58,33 41,66 03 7 6 0 5 7 18,75 43,75 37,5 0 41,66 58,33 Tin học 20 100 24 100 28 100 Ngoại ngữ 8 40 15 62,5 18 64,28

Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2018

2.3.2.Thực trạng cơ cở vật chất (theo các loại hình dịch vụ)

- 1 Trạm hỗ trợ khách du lịch (do Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại du lịch quản lý)

- 7 Công ty kinh doanh lữ hành (0 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế; 04 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa)

- 4 điểm du lịch chính: do Công ty Cổ phần du lịch Tiền Giang khai thác thực hiện.

- 18 hộ nhà vườn phục vụ trái cây, nghe ca nhạc tài tử và bán hàng lưu niệm. - 11 hộ nhà vườn phục vụ uống trà mật ong.

- 05 hộ sản xuất kẹo dừa.

- 26 hộ bán hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ.

- 0 tuyến đò chèo: với 6 bến đò chèo du lịch: 416 chiếc. - 02 bến xe ngựa: 20 chiếc.

- 02 bến xe ô tô điện: 04 chiếc.

- 26 tàu vận chuyển du khách từ bến tàu thủy du lịch Mỹ Tho đến tham quan Thới Sơn.

- 10 câu lạc bộ đờn ca tài tử: 99 thành viên. - 01 nghiệp đoàn đò chèo du lịch: 450 thành viên. - 01 nghiệp đoàn xe honda ôm: 45 thành viên.

- 6 nhà hàng, điểm phục vụ ăn uống cho khách du lịch. - 29 điểm dịch vụ lưu trú

- 0 điểm dịch vụ tát mương bắt cá. Cùng với nhiều hộ nhà vườn, kinh doanh dịch vụ phụ trợ: Bán trái cây, ăn uống, giải khát, cho thuê xe đạp du lịch,…. đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch của du khách. Góp phần giải quyết hơn 1.000 lao động trên cù lao Thới Sơn.

2.3.3. Cơ sở hạ tầng du lịch

- Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu và ngân sách Tỉnh: đã đầu tư xây dựng hạ tầng đến các khu, điểm du lịch như xây dựng đường giao thông, cầu tàu, bãi đỗ xe, bờ kè chắn sóng để phục vụ du lịch Thới Sơn với tổng kinh phí đầu tư 6,50 tỷ đồng, đã góp phần phát triển và thu hút khách du lịch đến với Thới Sơn ngày đông.

- Đến cuối năm 2017, trên địa bàn xã Thới Sơn đã có 44 tuyến đường với tổng chiều dài 2 ,8km, gồm: 6 tuyến đường liên ấp, với chiều dài 6,25km, trong đó có 5 tuyến với chiều dài 4,9km đạt về cấp kỹ thuật; có 8 tuyến đường giao thông ngõ xóm, với chiều dài 17,6 km, trong đó có 22 tuyến với chiều dài 10, km đạt về cấp kỹ thuật và dall hóa; đảm bảo 100% không lầy lội vào mùa mưa. Hệ thống thuỷ lợi phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp với 19 cống các loại và 22 con rạch có chiều dài trên 16, km, đảm bảo yêu cầu tưới tiêu và thoát nước trong mùa mưa.

2.3.4. Các loại hình dịch vụ du lịch Thới Sơn

- Du lịch sinh thái sông nước và miệt vườn: Thới Sơn với điều kiện tự nhiên có cảnh sông nước, miệt vườn đã liên kết với nhân dân tạo thành tuyến du lịch sinh

thái khép kín với nhiều sản phẩm phục vụ như: thưởng thức các loại trái cây, đi đò chèo trên kênh rạch, nghe đờn ca tài tử, khai thác dịch vụ nghỉ đêm trên nhà bè (neo đậu trên sông cặp cù lao Thới Sơn), nghỉ đêm ở nhà dân (homestay), tái hiện chợ nổi trên sông, tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa truyền thống người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thới Sơn đi theo hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, tạo hành lang cây xanh, vườn cây ăn trái dọc theo các tuyến đường trung tâm và đường vành đai chung quanh cù lao. Hạn chế những tác động lớn đến môi trường du lịch do tiến trình xây dựng đô thị hóa diễn ra trên cù lao Thới Sơn. Hiện tại, xã Thới Sơn là điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Mỹ Tho, tình Tiền Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung. Đến với xã Thới Sơn những ngày này, ấn tượng đầu tiên dành cho du khách là không khí tất bật của chính quyền địa phương, ngành du lịch và người dân chào đón sự kiện lễ hội như Festival trái cây. Dọc theo cù lao là những vườn cây ăn trái sum suê chạy ngút ngàn, khí hậu mát mẻ dễ chịu, nhiều dãy nhà thẳng tắp bày bán đủ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây dừa; hàng thêu may, đan, rượu, bánh… những sản phẩm đặc thù của địa phương. Cạnh đó, những lò kẹo dừa hoạt động xuyên suốt. Phía trên là nhà dân được bố trí bàn, ghế, trái cây, trà nước… chạy dài ra tận các khu vườn nhãn phục vụ khách du lịch nghỉ ngơi, tham quan, theo Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Tiền Giang: xã Thới Sơn là điểm du lịch ăn khách nhất hiện nay của tỉnh, trong đó đa phần là khách quốc tế, mỗi ngày có cả ngàn người về đây. Đặc biệt, là trong dịp lễ Festival khu du lịch Thới Sơn lượng khách du lịch rất đông.

Du lịch sinh thái miệt vườn tăng trưởng mạnh là nhờ được thiên nhiên ưu đãi với hai con sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ ở phía Bắc và sông Tiền ở phía Nam. Dọc các bờ sông là những vườn cây ăn trái bạt ngàn. Do đó, hầu như quanh năm, lúc nào xã đều có trái cây để phục vụ du khách.

Một thuận lợi khác là Bến tàu thủy du lịch ở thành phố Mỹ Tho nằm trong dự án của Chương trình phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ thực hiện, nhằm đón các tàu du lịch quốc tế trong tuyến từ TPHCM đi Campuchia và ngược lại. Hệ thống giao thông đường bộ (cao tốc) lẫn

đường thủy ở Tiền Giang đã hoàn chỉnh. Đoạn đường từ TPHCM về Mỹ Tho được rút ngắn và đi lại dễ dàng, từ đây sự liên kết tour tuyến giữa Tiền Giang với TPHCM và các tỉnh để đưa khách du lịch đi lại rất nhanh. Thới Sơn tiếp tục phát triển du lịch sinh thái miệt vườn. Đẩy mạnh nhân rộng mô hình, nhưng phải đầu tư nhiều hơn để tạo ra những nét riêng biệt không trùng lắp với các địa phương khác và không để du khách nhàm chán. Các chương trình du lịch tới đây sẽ gần gũi hơn nữa với thiên nhiên, vùng sông nước, vườn cây trái, kết hợp cùng làng nghề truyền thống và các di tích lịch sử văn hóa.

Thới Sơn là một trong những nơi đầu tiên mở ra loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này đã phát triển rộng khắp các tỉnh như: Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ… tạo ra nét đặc thù độc đáo về du lịch sông nước miệt vườn ở ĐBSCL.

- Du lịch nông nghiệp gắn với ngành nghề: Thới Sơn đã và đang đặt ra nhiều thách thức. Để tạo sinh kế bền vững cho người dân gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp, gắn kết nông thôn, thành thị qua hoạt động du lịch là một hướng đi hiệu quả và bền vững. Xã thới Sơn đã hình thành mô hình gắn kết du lịch với các làng nghề, với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, gắn kết giữa các hãng lữ hành và các địa phương để phát triển du lịch đã có những kinh nghiệm quý.

Nội dung của sản phẩm du lịch nông nghiệp rất phong phú làm gốc để phát triển ra các sản phẩm khác như du lịch ẩm thực đồng quê, du lịch nâng cao sức khỏe giải tỏa stress không chỉ cho người lớn mà còn cho trẻ em nhất là bệnh trầm cảm. Du lịch nông nghiệp luôn hỗ trợ du khách trở thành du khách tích cực trong tất cả các hoạt động không bao giờ nhàm chán.

Du lịch nông nghiệp rất được xã Thới Sơn xem trọng vì đã chứng minh được sự đóng góp to lớn không những về mặt kinh tế mà còn về các mặt xã hội, bảo vệ môi trường gốc rễ về tự nhiên, văn hóa và lịch sử. Trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa các nước đều dùng giải pháp này để giảm thiểu khoảng cách bất công giàu nghèo về khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn khi chỉ chú trọng thái quá đến sự phát triển bất động sản đô thị và xây dựng các khu công nghiệp. Thực chất đây là một hình thức phát triển mối giao hòa về mặt tự nhiên, văn

hóa và con người giữa các đô thị và nông thôn thông qua việc đến ở hoặc tham quan có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương tại từng nông hộ gia đình hoặc trang trại. Bên cạnh đó còn được thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh và tham gia văn hóa đồng quê nên du lịch nông nghiệp đã được khẳng định là một hình thức du lịch mang tính cộng đồng bình đẳng và bền vững. Nhân tố hàng đầu của một sản phẩm du lịch là sức hấp dẫn khách du lịch. Đối với du lịch nông nghiệp, lịch sử và văn hóa hình thành sản vật giữ một vai trò chính yếu. Để tạo ra các sản vật mang tính hàng hóa nên mỗi sản vật đều có lịch sử về nguồn gốc và lịch sử văn hóa canh tác, nuôi trồng, sơ chế, chế biến và quá trình thương mại hóa sản phẩm. Nói cách khác các sản vật mang tính văn hóa địa phương đã được các cộng đồng dân cư nông nghiệp của các làng quê sản sinh ra theo dòng lịch sử tồn tại của mình và rất gắn kết sâu sắc với thiên nhiên bản địa. Đó chính là nguồn tài nguyên vô tận để tạo ra các sản phẩm rất hấp dẫn cho du khách nếu biết tổ chức và khai thác vì ngòai nhân tố thiên nhiên còn là sản phẩm của trí tuệ và kinh nghiệm của cả một cộng đồng nông nghiệp làng xóm đã tạo ra các làng nông nghiệp truyền thống với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của mình. Với cách hiểu như trên thì làng nghề nông nghiệp truyền thống không chỉ bao gồm các sản phẩm từ các nghề thủ công mỹ nghệ mà còn từ các nghề trồng trọt chăn nuôi đánh bắt.

Tại khu du lịch Thới Sơn nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ nghệ ở địa phương đã có một lịch sử lâu dài. Nó không phải là một hình thức độc lập của du lịch, mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch. Du lịch không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ của xã, doanh số bán hàng của hàng thủ công mỹ nghệ cũng có thể giúp người dân địa phương để tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú và độc đáo của họ. Thời gian qua, lượng khách quan tâm tới du lịch nông nghiệp Thới Sơn ngày càng lớn vì đa số rất quan tâm tới thực phẩm ngon sạch và không gian sinh hoạt của các nông hộ, các gia trại, các cộng đồng nông nghiệp làng xã tối lửa tắt đèn ấm cúng có nhau. Một không gian sống rất thực và thoáng đạt mang tính đồng quê miệt vườn Thới Sơn luôn có sức lôi cuốn đặc biệt với du khách trong và ngoài nước với mọi lứa tuổi khác nhau.

- Du lịch làng: Khách du lịch được chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống của xã Thới Sơn, và xã thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch này. Dân làng trong xã cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm cùng với một gia đình. Khách du lịch có thể chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng, hoặc cá nhân cung cấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn cho chủ nhà.

2.3.5. Lượng du khách

Trong những năm qua, với sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng đã tạo cho Thới Sơn là “điểm đến an toàn và thân thiện” góp phần thu hút khách du lịch ngày một tăng nhanh. Tình hình kinh tế xã hội tăng trưởng khá cao và phát triển ổn định, góp phần nâng cao mức sống cho người dân. Tận dụng sự ưu đãi của tài nguyên thiên nhiên, sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành du lịch của tỉnh, khu du lịch Thới Sơn đã gặt hái được những thành quả nhất định nhưng chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại khu du lịch thới sơn, thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)