Mức độ kích ứng của vòng ProB và CIDR sau rút vòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone việt nam trên đàn bò sữa (Trang 39 - 43)

Mức độ Biểu hiện

+ (bình thường)

Dịch nhày trong, không có mùi hay có thể vẩn lạ bám ở thân hoặc một cánh của vòng;

Đường sinh dục của bò bình thường (không có dịch viêm, niêm mạc màu hồng nhạt).

++ (kích ứng nhẹ)

Dịch nhày trong, không có mùi, có thể vẩn lạ bám ở thân và 1 cánh của vòng hoặc hai cánh của vòng;

Đường sinh dục của bò bình thường (không có dịch viêm, niêm mạc màu hồng nhạt).

+++ (viêm nhẹ)

Dịch màu trắng đục, có thể vẩn bám ở cả thân và hai cánh của vòng Đường sinh dục của bò có hiện tượng viêm nhẹ.

++++ (viêm nặng)

Dịch viêm, có màu sắc và mùi lạ, có thể lẫn cả máu bám bất kỳ vị trí nào của vòng;

Đường sinh dục của bò có hiện tượng viêm.

3.5.6. Phương pháp phát hiện bò động dục

Quan sát ngày 2 lần (sáng, chiều) kết hợp hỏi chủ gia súc về những biểu hiện của gia súc. Để cho việc phát hiện bò sữa động dục được tốt và hiệu quả cần phải có sổ sách ghi chép các số liệu sinh sản của mỗi bò gồm tuổi, ngày đẻ, lứa đẻ, lần động du ̣c gần nhất. Quan sát để phát hiện động dục với tần suất ba lần trong trên ngày (sáng, trưa, tối) tốt nhất là quan sát vào sáng sớm và chiều tối. Thời gian quan sát phụ thuộc vào số lượng gia súc trong đàn, thông thường mỗi lần từ 15 đến 30 phút.

Biểu hiện bò động dục: Bò ít ăn, giảm sữa, hay nhìn ngó, kêu rống, thích gần hít ngửi âm hộ và nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên (nếu con ở dưới đứng yên thì bản thân con đó đang đô ̣ng du ̣c, nếu con ở dưới chạy thì con nhảy là con đô ̣ng du ̣c trừ trường hợp cả hai con đều đô ̣ng du ̣c). Ngoài ra, âm

hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn trong, lỏng sau đặc dần, kiểm tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường.

3.6. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm được tiến hành trên 100 bò sữa HF thuộc các nông hộ và trang trại tại Ba Vì, với 100 bò chúng tôi chia ngẫu nhiên thành 2 lô: lô 1 gồm 50 bò sử dụng vòng ProB và lô 2 còn lại 50 bò sử dụng vòng CIDR. Tất cả các bò được gây động dục theo công thức Ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone (trong hình 3.1 và 3.2).

Lô thí nghiệm 1:

Hình 3.2. Công thức gây động dục bò sử dụng vòng ProB

Tiến hành gây động dục chủ động bằng cách, ngày đầu tiên tiêm 1ml GnRH (Ovurelin, Bayer - Việt Nam) kết hợp 5ml ADE (Bayer, Việt Nam). Vệ sinh cơ quan sinh dục bên ngoài bằng nước sát trùng Verkon sau đó tiến hành sát trùng bằng Iodine 2% trước khi đặt vòng ProB. Đến ngày thứ 7 tiến hành rút vòng ProB đồng thời tiêm 2ml PGF2α (Ovuprost, Bayer - Việt Nam), 24 giờ sau tiêm nhắc lại 1ml GnRH (Ovurelin, Bayer - Việt Nam) và quan sát biểu hiện động dục trên bò thí nghiệm vào các ngày tiếp theo. Nếu bò động dục, tiến hành thực hiện TTNT hai lần theo quy tắc sáng - chiều.

Lô thí nghiệm 2:

Ngày đầu tiên tiến hành đặt vòng CIDR (chứa 1.38 gr progesterone) vào âm đạo bò đồng thời tiêm tiêm GnRH (1ml) kết hợp tiêm vitamin ADE (5ml). Vệ sinh cơ quan sinh dục bên ngoài bằng nước sát trùng Verkon sau đó tiến hành sát trùng bằng cồn Iodine 2% trước khi đặt vòng CIDR. đến ngày thứ 7 rút vòng, tiến hành tiên PGF2α (2ml) và vitamin ADE (5ml), ngày thứ 8 tiêm GnRH (1ml). Ở thí nghiệm này chúng tôi theo dõi bò động dục trong 3 ngày kể từ ngày rút vòng.

3.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Excel, Minitab. Sự sai khác chỉ có ý nghĩa thống kê khi P<0,05.

Phương pháp tính tỷ lệ động dục:

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ GÂY ĐỘNG DỤC BẰNG VÒNG PROB VÀ CIDR

Ba Vì là địa phương có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng sản lượng sữa, khả năng sinh sản của đàn bò ngày càng kém hơn. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do ở những bò cao sản, nhu cầu thu nhận năng lượng và protein sẽ cao hơn, khiến cho tỷ lệ chuyển hoá một số hormone steroid có vai trò quan trọng trong điều khiển chu kỳ sinh sản như progesterone thiết hụt, dẫn tới hiện tượng không rụng trứng, tỷ lệ có chửa sau khi TTNT thấp làm kéo dài khoảng cách lứa đẻ (Vukovic et al., 2016). Ngoài ra, sự thay đổi của quá trình chuyển hoá trong dịch nang trứng của các nang trội vào giai đoạn đầu của kỳ sữa cũng góp phần khiến tăng số lần thụ tinh có chửa, giảm tỷ lệ chửa (Yusuf et al., 2010). Do vậy việc gây động dục trở lại và đồng bộ hóa động dục trên đàn bò hết sức cần thiết. Hiện nay, đồng bộ hóa động dục ở cả bò thịt và bò sữa đã được thực hiện với progestin (Zimbleman và Smith, 1966; Wiltbank và Gonzalez-Padilla, 1975), prostaglandin F2α (PGF2α; Lauderdale, 1972; Lauderdale et al, 1974), và sự kết hợp của các hormone này với các kích tố khác (Odde, 1990; Patterson et al, 2003). Sử dụng thiết bị có chứa progesterone (P4) đặt âm đạo cùng với PGF2α đã đồng bộ hóa hiệu quả động dục và giảm khoảng thời gian động dục ở bò thịt và bò sữa (Lucy et al., 2001).

Trong nghiên cứu của Iwakuma et al. (2007), tỷ lệ có chửa của nhóm thí nghiệm (Ovsynch + vòng CIDR) cho tỷ lệ có chửa cao hơn hẳn so với nhóm thí nghiệm (Ovsynch), và nhóm thí nghiệm (EB + Heatsynch). Gây rụng trứng đồng pha và thụ tinh nhân tạo cố định thời gian, không cần quan sát và phát hiện thời điểm động dục, trên bò lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1995 (Pursley et al., 1995). Các công thức này được xây dựng dựa trên tổ hợp hormone sinh sản GnRH (sử dụng vào ngày 0 và ngày 9), PGF vào ngày thứ 7, thụ tinh nhân tạo được thựa hiện sau 16 - 20h tính từ lần sử dụng GnRH thứ hai. Ngay sau đó, các công thức Co-synch [GnRH-7 ngày-PGF2α-2 ngày- GnRH và thụ tinh nhân tạo] (Geary et al., 1998), Heat-synch [GnRH-7 ngày- PGF2α-1 ngày-estradiol cypionate-2 ngày-thụ tinh nhân tạo] (Pancarci et al., 2002) và những công thức biến đổi đã được xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành chăn nuôi bò trên toàn thế giới. Do đó, khi thực hiện nội dung nghiên cứu ứng dụng vòng tẩm progesterone (vòng ProB) do Việt Nam sản xuất, nhóm tác giả quyết định thực hiện kết hợp với phác đồ Ovsynch, để phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn sản

xuất của người chăn nuôi bò sữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone việt nam trên đàn bò sữa (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)