Kết quả gây động dục bằng vòng prob và cidr

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone việt nam trên đàn bò sữa (Trang 42 - 47)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả gây động dục bằng vòng prob và cidr

Ba Vì là địa phương có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng sản lượng sữa, khả năng sinh sản của đàn bò ngày càng kém hơn. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do ở những bò cao sản, nhu cầu thu nhận năng lượng và protein sẽ cao hơn, khiến cho tỷ lệ chuyển hoá một số hormone steroid có vai trò quan trọng trong điều khiển chu kỳ sinh sản như progesterone thiết hụt, dẫn tới hiện tượng không rụng trứng, tỷ lệ có chửa sau khi TTNT thấp làm kéo dài khoảng cách lứa đẻ (Vukovic et al., 2016). Ngoài ra, sự thay đổi của quá trình chuyển hoá trong dịch nang trứng của các nang trội vào giai đoạn đầu của kỳ sữa cũng góp phần khiến tăng số lần thụ tinh có chửa, giảm tỷ lệ chửa (Yusuf et al., 2010). Do vậy việc gây động dục trở lại và đồng bộ hóa động dục trên đàn bò hết sức cần thiết. Hiện nay, đồng bộ hóa động dục ở cả bò thịt và bò sữa đã được thực hiện với progestin (Zimbleman và Smith, 1966; Wiltbank và Gonzalez-Padilla, 1975), prostaglandin F2α (PGF2α; Lauderdale, 1972; Lauderdale et al, 1974), và sự kết hợp của các hormone này với các kích tố khác (Odde, 1990; Patterson et al, 2003). Sử dụng thiết bị có chứa progesterone (P4) đặt âm đạo cùng với PGF2α đã đồng bộ hóa hiệu quả động dục và giảm khoảng thời gian động dục ở bò thịt và bò sữa (Lucy et al., 2001).

Trong nghiên cứu của Iwakuma et al. (2007), tỷ lệ có chửa của nhóm thí nghiệm (Ovsynch + vòng CIDR) cho tỷ lệ có chửa cao hơn hẳn so với nhóm thí nghiệm (Ovsynch), và nhóm thí nghiệm (EB + Heatsynch). Gây rụng trứng đồng pha và thụ tinh nhân tạo cố định thời gian, không cần quan sát và phát hiện thời điểm động dục, trên bò lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1995 (Pursley et al., 1995). Các công thức này được xây dựng dựa trên tổ hợp hormone sinh sản GnRH (sử dụng vào ngày 0 và ngày 9), PGF vào ngày thứ 7, thụ tinh nhân tạo được thựa hiện sau 16 - 20h tính từ lần sử dụng GnRH thứ hai. Ngay sau đó, các công thức Co-synch [GnRH-7 ngày-PGF2α-2 ngày- GnRH và thụ tinh nhân tạo] (Geary et al., 1998), Heat-synch [GnRH-7 ngày- PGF2α-1 ngày-estradiol cypionate-2 ngày-thụ tinh nhân tạo] (Pancarci et al., 2002) và những công thức biến đổi đã được xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành chăn nuôi bò trên toàn thế giới. Do đó, khi thực hiện nội dung nghiên cứu ứng dụng vòng tẩm progesterone (vòng ProB) do Việt Nam sản xuất, nhóm tác giả quyết định thực hiện kết hợp với phác đồ Ovsynch, để phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn sản

xuất của người chăn nuôi bò sữa.

Bảng 4.1. Kết quả bò động dục sau rút vòng ProB và CIDR

Dạng vòng Số bò thí nghiệm (con) Số bò động dục (con) Tỷ lệ (%) ProB 50 41 82,0a CIDR 50 39 78,0b (Pa, b > 0.05)

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ bò động dục trở lại sau khi rút vòng

Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1, cho thấy tỷ lệ bò động dục khi sử dụng vòng ProB là 82,0% (41/50) cao hơn tỷ lệ bò động khi sử dụng vòng CIDR là 78,0% (39/50) (P>0,05), kết quả cho thấy tỷ lệ động dục giữa hai nhóm bò thí nghiệm dựa trên phác đồ sử dụng vòng ProB và vòng CIDR không khác nhau.

Kết quả này cao hơn so với một số nghiên cứu tương tự khi ứng dụng tổ hợp hormone ngoại lai để gây động dục chủ động trên đàn bò sữa, Ion Caraba (2013) đã so sánh hiểu quả điều trị khi sử dụng 2 phương pháp Ovsynch và Cosynch trên đàn bò sữa cho tỷ lệ động dục lần lượt là 63% và 57%. Nghiên cứu của Chebal et al. (2006), bò chậm động dục sau khi sử dụng thiết bị đặt âm đạo trong vòng 7 ngày cho tỷ lệ rụng trứng đạt 30 - 46%, trong khi đó kết hợp đặt vòng CIDR (7 hoặc 8 ngày) đồng thời tiêm estradiol benzoate vào thời điểm bắt

82 78 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 ProB CIDR Tỷ lệ % Dạng vòng

đầu điều trị và tiêm lặp lại sau 24 giờ kể từ khi rút vòng cho tỷ lệ động dục hơn 90%, tỷ lệ rụng trứng 80% (Rhodes et al., 2003).

Các giao thức dựa trên GnRH đã được sử dụng rộng rãi ở bò sữa và bò thịt. Bổ sung hormone GnRH ngoại sinh giúp ức chế sự phát triển của nang trứng hiện tại và cho phép phát triển sóng nang mới vào một đến hai ngày sau đó. Với bò có nang trưởng thành (đường kính lớn hơn 10 mm), việc điều trị bằng GnRH gây ra sự tăng tiết LH và rụng trứng. Ngày thứ 7 rút vòng đồng thời tiêm PGF2α, nhằm loại bỏ nguồn progesterone nội sinh tiềm năng và ngoại sinh vì PGF2α làm thoái hóa thể vàng, rút ngắn pha thể vàng và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nang trứng tiếp theo. Nếu chỉ sử dụng PGF2α điều trị chậm động dục trên bò thì yêu cầu phát hiện động dục, nhưng dấu hiệu động dục ở bò sữa giai đoạn sau sinh biểu hiện ít rõ ràng hơn (Westwood et al., 2002) do bò giai đoạn sau sinh thường rơi vào trạng thái cân bằng năng lượng âm. Bò mắc các bệnh buồng trứng dẫn tới rối loạn hormone, không xác định chính xác giai đoạn chu kỳ buồng trứng, chính vì vậy thời điểm rút vòng tương ứng với giai đoạn cuối của pha thể vàng, nồng độ progesterone giảm nên tiêm PGF2α sẽ tác động lên nang mới hình thành và gây rụng trứng, đặc biệt khi tiêm mũi GnRH thứ hai vào 36 đến 48 giờ sau PGF2α càng thúc đẩy tỷ lệ rụng trứng. Thụ tinh cố định thời gian (TAI) được khuyến cáo thực hiện sau khi tiêm GnRH thứ hai 16 đến 20 giờ.

Sử dụng progesterone ngoại sinh (chèn vòng CIDR) điều hòa chu kỳ động dục, tác động feedback ngược lên vùng dưới đồi, làm giảm tiết GnRH kích thích tuyên yên giảm tiết LH (cả FSH), do đó nang trứng không thể rụng. Nồng độ progesterone trong huyết thanh phải đạt được trên 1ng/ml mới có thể xảy ra rụng trứng và động dục (Lucy, 2004). Bổ sung progesterone từ ngày 14 đến 21 ngày sẽ cho tỷ lệ động dục cao trong 3 ngày sau khi rút vòng (Macmilan et al., 1993).

Hiện nay, vòng tẩm P4 được sử dụng phổ biến ở các trang trại chăn nuôi bò sữa do hiệu quả đã được công nhận trong điều trị bò không rụng trứng (Gümen và Wiltbank, 2005; Walsh et al., 2007a; Cerri et al., 2009a) và giảm số lượng bò sinh sản hoặc bò tơ có biểu hiện động dục sớm trong các phác đồ kết hợp TTNT cố định thời gian (DeJarnette et al., 2001; Kim et al., 2003; Rivera et al., 2004), giúp cải thiện khả năng sinh sản trên cả bò có chu kỳ hoặc không có chu kỳ khi so sánh với nhóm đối chứng (Walsh et al., 2007a,b; Chebel et al., 2010). Gümen và Wiltbank (2005) cho thấy rằng tuyến dưới đồi của bò sữa sinh sản cần được tác động tối thiểu trong thời gian 3 - 5 ngày bởi P4 để hình thành

các đáp ứng với estradiol (E2), sau đó tạo sóng LH trước rụng trứng và giải phóng tế bào trứng. Do đó, cơ chế sinh lý học trên những bò không rụng trứng ngăn các phản ứng với nồng độ estrogen cao để tạo thành đỉnh sóng LH có thể liên quan tới biểu hiện kém của các receptor estrogen tại tuyến dưới đồi và nồng độ P4 vừa đủ sẽ giúp tăng số lượng các receptor này.

Progesterone cũng có thể có vai trò quan đối ở cấp độ tế bào trứng trong việc nâng cao khả năng sinh sản của bò sữa. Các nhóm nghiên cứu độc lập đều ghi nhận mối quan hệ dương giữa nồng độ P4 lớn với quá trình phát triển của nang trứng và chất lượng của phôi (Rivera et al., 2011; Wiltbank et al., 2011b; Denicol et al., 2012). Cơ chế chính xác về việc P4 giúp cải thiện chất lượng phôi vẫn chưa được giải đáp hoàn toàn, nhưng có thể liên quan tới tác động ít của các nang đang phát triển với LH, hạn chế hiện tượng thành thục sớm (Revah và Butler, 1996; Cerri et al., 2009b). Chính vì vậy, vòng tẩm progesterone đặt âm đạo cùng với các hormone khác nên được đưa vào quy trình quản lý sinh sản tại các trang trại bò sữa, đặc biệt trên đàn bò cao sản, với lượng thức ăn khô thu nhận lớn và quá trình chuyển hoá steroid diễn ra tại gan mạnh hơn (Sangsritavong et al., 2002; Wiltbank et al., 2008).

Ngoài ra, trong thời gian thực hiện nghiên cứu các bò thí nghiệm cũng được quan sát và đánh giá tình trạng chân móng. Kết quả sơ bộ nhóm nghiên cứu thấy rằng chế độ chăm sóc chân móng trên đàn bò không được chú trọng để thực hiện định kỳ, chỉ khi bò không có khả năng đi lại thì mới tiến hành gọt móng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ động dục của đàn bò thấp hơn. Melendez et al. (2003) cho rằng có 03 giả thuyết về mối liên hệ nghịch giữa bệnh móng và sức sinh sản dựa trên kết quả tổng hợp các nghiên cứu của nhóm. Đầu tiên, histamine và endotoxin thải trừ trong khi pH dạ cỏ giảm trên bò mắc acid dạ cỏ có ảnh hưởng gián tiếp tới việc hệ vi mạch quản vùng móng bị phá huỷ, dẫn tới viêm móng. Những hợp chất này có khả năng gây ảnh hưởng ở mức độ nội tiết thần kinh và mức độ buồng trứng và gây rối loạn hệ thống sóng LH (Nocek, 1997). Thứ hai, các hormone hình thành do phản ứng stress có thể làm thay đổi hệ thống sóng GnRH và/hoặc LH. Sau cùng, tình trạng NEB có thể nghiêm trọng hơn trên bò đau chân móng và do đó, ảnh hưởng tới trục điều hoà sinh dưỡng (Melendez et al., 2003).

nhiều yếu tố khác như dinh dưỡng, điểm thể trạng, thời điểm cho bú, khai thác sữa, giống, tuổi, bệnh tử cung… Đặc biệt, trường hợp bò không có khả năng cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng cho cả duy trì và sản xuất sữa trong giai đoạn 3 tuần đầu sau sinh dẫn đến cân bằng năng lượng âm, có thể làm giảm sự đáp ứng của buồng trứng đối với kích thích LH, kéo dài thời gian rụng trứng trở lại và khoảng cách lứa đẻ (Butler et al., 2003).

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại Ba Vì, các tác giả nhận thấy rằng cơ cấu chăn nuôi bò sữa chủ yếu ở mức nông hộ (<10 bò/hộ), nên các yếu tố quản lý như thức ăn (thiếu các nguyên tố vi lượng như vitamin A, E) chuồng trại (nóng, ẩm) cho bò chưa phù hợp dẫn đến bò tơ đến tuổi thành thục vẫn chưa động dục. Do vậy, việc bổ sung vitamin ADE vào trong phác đồ giúp tăng hiệu quả điều trị là cần thiết vì đây là những dưỡng chất không thể thiếu, vitamin A giúp duy trì các mô đường sinh dục và cải thiện chức năng hoạt động buồng trứng. Nếu thiếu hụt carotene làm giảm co tử cung, trì hoãn rụng trứng, tăng tỷ lệ mắc bệnh u nang hay mất phôi sớm, làm tăng khoảng cách động dục trở lại sau sinh. Vitamine D cần thiết cho sự trao đổi canxi và photpho, thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ chậm động dục, sót nhau, sốt sữa và cả viêm khớp. Vitamin E giúp bảo vệ lớp niêm mạc bằng cách chống lại các phản ứng oxy hóa, giúp tăng sự hấp thu các hormone thông qua niêm mạc tử cung (R Yasothai, 2014).

Sau khi rút vòng, bò xuất hiện các biểu hiện động dục sau:

Âm hộ sưng đỏ Chảy nước nhờn trong

Bò nhảy lên lưng con khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone việt nam trên đàn bò sữa (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)