Đánh giá tỷ lệ động dục theo lứa đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone việt nam trên đàn bò sữa (Trang 56)

Stevenson et al. (1996), Tenhagen et al. (2004) kết luận rằng tỷ lệ có chửa cao hơn trên bò tơ so với bò đẻ nhiều lứa khi sử dụng phương pháp tiêm hai lần PGF2alpha cách nhau 11 ngày (Double PGF2α) hay phương pháp Ovsynch. Do đó, trong đề tài này, ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ tới tỷ lệ động dục được nghiên cứu và thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả bò động dục theo lứa đẻ

Lứa đẻ Vòng ProB Vòng CIDR Tổng bò (con) Bò ĐD (con) Tỷ lệ (%) Tổng bò (con) Bò ĐD (con) Tỷ lệ (%) Tơ 12 12 100 10 8 80 1 17 13 76,50 17 13 76,50 2 7 6 85,7 10 8 80 3 4 3 75 5 5 100 4 3 3 100 2 2 100 5 1 1 100 1 1 100 >5 6 3 50 5 2 40

Biểu đồ 4.5. Kết quả bò động dục theo lứa đẻ

100 76.5 85.7 75 100 100 50 80 76.5 80 100 100 100 40 0 20 40 60 80 100 120 Tơ 1 2 3 4 5 >5 Tỷ lệ ( % ) Lứa đẻ

Kết quả của lứa đẻ ảnh hưởng tới khả năng động dục

Vòng ProB Vòng CIRD

Từ bảng 4.5, cho thấy kết quả bò động dục cao nhất ở bò tơ với 100% (12/12 bò) ở nhóm bò sử dụng vòng ProB và 80% (8/10 bò) ở nhóm sử dụng vòng CIDR. Các bò ở lứa 1 có tỷ lệ động dục là 76,50% (13/17) ở cả nhóm sử dụng vòng ProB và nhóm sử dụng vòng CIDR. Lứa đẻ thứ 3 lần lượt là 85,7% (6/7 bò) và 80% (8/10 bò). Trong khi đó, bò lứa 4 và 5 đều là 100%, tuy nhiên số bò có lứa đẻ 4 và 5 có số lượng chênh lệch lớn so với tống số bò thực hiện nên không thể hiện ý nghĩa thống kê. Với các bò trên 5 lứa đẻ cho kết quả động dục thấp (50% ở nhóm bò đặt vòng ProB, 40% ở nhóm bò đặt vòng CIDR).

Thực tế, người dân địa phương tại địa điểm nghiên cứu thường có xu hướng nuôi bò tơ hoặc bò đẻ lứa đầu để thuận lợi hơn cho việc kiểm soát nguồn gốc bò, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới năng suất sữa. Quan trọng hơn, ở những bò đẻ lứa đầu, cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện, khớp bán động háng còn yếu nên trong quá trình đẻ cần sự can thiệp dẫn tới gia tăng nguy cơ tổn thương cơ quan sinh dục. Kết hợp với trạng thái mở cổ tử cung và quá trình ức chế miễn dịch cục bộ tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và gây viêm nhiễm. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho bò đẻ lứa 1 nếu không được chăm sóc và quản lý sinh đẻ cẩn thận thường không động dục trở lại.

Đối với bò tơ chưa động dục, có thể do dinh dưỡng không phù hợp dẫn tới hoạt động của cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt là hoạt động của hệ trục kiểm soát sinh lý nội tiết sinh sản tuyến dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khẩu phần ăn thiếu các nguyên tố vi lượng như acid amine không thay thế (Lysine, Arginine) hay vitamin A sẽ làm suy giảm hoạt động chức năng của buồng trứng. Bên cạnh đó, phải tính tới vai trò của việc quản lý chăm sóc đàn, nhiều bò tơ có biểu hiện động dục không rõ ràng hoặc động dục ngầm nhưng chủ vật nuôi không phát hiện kết hợp cùng với môi trường chuồng trại không được vệ sinh triệt để và trạng thái miễn dịch cá thể bò yếu (liên quan tới dinh dưỡng), khiến cho vi sinh vật cơ hội đi qua cổ tử cung (ở trạng thái mở khi động dục) gây viêm tử cung khiến cho bò không động dục ở các chu kỳ tiếp theo.

Đối với các bò lớn tuổi (>5 lứa) nếu không động dục trở lại sau khi đẻ thường sẽ bị loại thải, do đó trong quá trình thực hiện đề tài, đối tượng bò này ít gặp nên tỷ lệ không cao (11/100 bò chiếm 11%).

Theo các nghiên cứu khác, nguyên nhân trực tiếp khiến cho tỷ lệ bò tơ, lứa 1 và lứa 2 động dục cao nhất, có thể do ảnh hưởng của quá trình tiết sữa đối với nồng độ các hormone steroid trong cơ thể. Bò lứa đầu sản xuất lượng sữa thấp hơn nên lượng thức ăn tinh thu nhận thấp và sẽ hạn chế lượng hormone chuyển hoá so với bò đẻ nhiều lứa (Sartori et al., 2004). Bisinotto et al. (2010) và Martins et al. (2011) bò lứa 1 có nồng độ progesterone lớn đạt tỷ lệ động dục, tỷ lệ có chửa sau khi gây động dục đồng pha cao hơn so với bò đẻ nhiều lứa.

Theo Stevenson et al. (1996); Peters and Pursley (2002); Opsomer et al. (2000) đều ghi nhận bò lứa 1 có khả năng sinh sản tốt hơn so với bò đẻ nhiều lứa. Có thể giải thích cho nhận định này rằng bò đẻ nhiều lứa có nguy cơ mắc các bệnh sinh sản trong giai đoạn sau đẻ cao hơn như bệnh viêm vú, bệnh chân móng (Crane et al., 2006), bệnh viêm tử cung (Cheong et al., 2011) hoặc các bệnh rối loạn chuyển hoá (Erb và Gröhn, 1988). Kết luận này cũng phù hợp với nhận định của Rahman et al. (2014), khi ông cho rằng lứa tuổi của bò chỉ ảnh hưởng tới tỷ lệ có chửa của bò sau khi thụ tinh nhân tạo, chứ không ảnh hưởng tới khả năng động dục của bò sau khi được gây động dục với GnRH và PGF2α. Nghiên cứu của de Kruif (1975) đã cho thấy bò càng nhiều tuổi thì tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân tạo càng giảm. Trái ngược với kết quả trong nghiên cứu trên đàn bò lai HF của Ferdousi và Khan (2013), những bò lớn tuổi hơn đạt tỷ lệ có chửa cao hơn.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Tỷ lệ bò động dục ở hai nhóm (sử dụng vòng ProB và vòng CIDR) tương đương nhau (82% so với 78%, P>0,05)

Thời gian bò động dục trở lại sau khi rút vòng tập trung trong vòng 3 ngày đầu, trong đó ngày thứ 2 có tỷ lệ động dục cao nhất với 61,0% và 64,1% tương ứng nhóm sử dụng vòng ProB và vòng CIDR.

Ở cả hai nhóm bò thí nghiệm, tỷ lệ động dục cao nhất ở các bò có điểm thể trạng trong khoảng 2,75 - 3,0 (81,0% so với 78,57% tương ứng nhóm sử dụng vòng ProB và vòng CIDR P>0,05).

Tỷ lệ động dục đều tập trung ở các lứa đẻ đầu của cả hai nhóm bò sử dụng vòng ProB và vòng CIDR. Bò tơ, lứa đẻ 1, lứa đẻ 2 và lứa đẻ 3 ở nhóm sử dụng vòng ProB lần lượt là 100%, 76,5%, 85,7% và 75%. Ở nhóm sử dụng vòng CIDR là 80%, 76,5%, 80% và 100%.

Vòng tẩm ProB khi đặt vào âm đạo bò không gây hiện tượng viêm nhiễm.

5.2. KIẾN NGHỊ

Sớm đưa vòng tẩm progesterone vào quy trình sản xuất và tiếp tục nghiên cứu sản xuất ứng dụng vòng tẩm trên các đối tượng vật nuối khác như trâu, dê,… Mở rộng quy mô ứng dụng phác đồ điều trị bò chậm sinh, góp phần đẩy mạnh nghành chăn nuôi Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Sử Thanh Long và Nguyễn Thị Thúy (2015) Ứng dụng phương pháp cứu bằng mồi ngải cứu trong điêu trị bệnh buồng trứng ở bò sữa. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y. (7).

2. Sử Thanh Long, Nguyễn Văn Hoàn và Nguyễn Văn Thảo (2014). Ảnh hưởng của các yếu tố viêm tử cung, mùa vụ và thể trạng bò đến chức năng hoạt động buồng trứng bò sữa sau đẻ 90 ngày. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y. (7).

II. Tài liệu tiếng Anh:

3. A.C. Denicol, G. Lopes Jr., L.G.D. Mendonça, F.A. Rivera, F. Guagnini, R.V. Perez, J.R. Lima, R.G.S. Bruno, J.E.P. Santos, R.C. Chebel (2012).. Low progesterone concentration during the development of the first follicular wave reduces pregnancy per insemination of lactating dairy cows. J. Dairy Sci., 95. pp. 1794-1806.

4. Aeberhard K., R.M. Bruckmaier, U. Kuepfer and J.W. Blum (2001). Milk yield and composition, nutrition, body conformation traits, body condition scores, fertility and diseases in high-yielding dairy cows – part 1. Journal of Veterinary Medicine Series A, 48. pp. 97–110.

5. Agrihealth (2016). Retrieved 8 Sep 2018 at https://agrihealth.co.nz/product/dib-h- progesterone-insert.

6. Ahmet G. and M.C. Wiltbank (2005). Length of progesterone exposure needed to resolve large follicle anovular condition in dairy cows. pp. 202–218 .

7. Akihiro I., T.Narahashi, G. Kitahara, M. Ohkubo and S. Kamimura (2007). Efficacy of Intravaginal Progesterone Administration as an Additional Treatment on Two Types of Timed AI Protocols in a Commercial Herd of Holstein Heifers, 753–8515. 8. Andeanvet 2018) http://andeanvet.com/mayores.html

9. Asia Pacific (2018). Retrieved 8 Sep 2018 at: : https://www.channuoithuy.com.vn/san-pham/test-sp-403.html

10. Baruselli P.S., R.M. Ferreira, J.N.S. Sales, L.U. Gimenes, M.F. Sá Filho, C.M. Martins, C.A. Rodrigues and G.A. Bó (2011). Timed embryo transfer programs for management of donor and recipient cattle. Theriogenology 76. pp. 1583–93. 11. Baruselli P.S., R.M. Ferreira, M.F. Sá Filho, L.F.T. Nasser, C. Rodrigues and G.

A. Bó (2010). Bovine embryo transfer recipient synchronisation and management in tropical environments. Reprod. Fertil. Dev. 22. pp. 67–74.

12. Bayer Animal Health (2018). Retrieved 8 Sep 2018 at: : https://www.bayeranimal.co.nz/en/products/products-details.php?id=880

13. Berry D.P., F. Buckley and P. Dillon (2003). Genetic parameters for body condition score, body weight, milk yield, and fertility estimated using random regression models. Journal of Dairy Science. v.86, pp.3704-3717.

14. Berry D.P., J.M. Lee, K.A. Macdonald and J.R. Roche (2007) Body condition score and body weight effects 733 on dystocia and stillbirths and consequent effects on postcalving performance. Journal of 734 Dairy Science 90. pp. 4201-4211.

15. Bilego U.O., F.C. Santos, R.N. Porto, B.C. Pires, B.D. Oliveira Filho, M. A. Viu and M.L. Gambarini (2013). Ovarian evaluation of Girolando (Holstein × Gir) heifers submitted to a GnRH-PGF2α GnRH protocol in the dry or rainy seasons in the tropical savannah. Trop Anim Health Prod. 45. pp. 1461-1467.

16. Bisinotto R.S., R.C. Chebel and J.E. Santos (2010). Follicular wave of the ovulatory follicle and not cyclic 414 status influences fertility of dairy cows. Journal of Dairy Science. 93. pp. 3578-87.

17. Bó G.A., P.S. Baruselli and D. Moreno (2002). The control of follicular wave development for self-appointed embryo transfer programs in cattle. Theriogenology, v.57, pp.53-72, 2002.

18. Buckley F., K. O'Sullivan, J. F. Mee, R. D. Evans and P. Dillon (2003). Relationships among milk yield, body condition, cow weight, and reproduction in spring-calved Holstein-Friesians. Journal of Dairy Science. 86. pp. 2308-2319. 19. Cerri R. L. A., R. C. Chebel, F. Rivera, C. D. Narciso, R. A. Oliveira, Thatcher

and J. E. P. Santos (2011). Concentration of progesterone during the development of the ovulatory follicle: I. Ovarian and embryonic responses, 94. pp. 3342–3351. 20. Cerri R.L.A., H.M. Rutigliano, R.C. Chebel and J.E.P. Santos (2009b). Period of

dominance of the ovulatory follicle influences embryo quality in lactating dairy cows. Reproduction, 137 (2009). pp. 813-823.

21. Cerri R.L.A., H.M. Rutigliano, R.G.S. Bruno and J.E.P. Santos (2009a). Progesterone concentration, follicular development and induction of cyclicity in dairy cows receiving intravaginal progesterone inserts. pp. 56-70 .

22. Coffey M. P., G. C. Emmans and S. Brotherstone (2001). Geneticevaluation of dairy bulls for energy balance traits using randomregression. Anim. Sci. 73. pp. 29–40.

23. Crowe M.A. (2008). Resumption of ovarian cyclicity inpost-partum beef and dairy cows. Report Domest Anim. 43(5). pp. 20-28.

24. Chagas L. M., P. J. S. Gore, S. Meier, K. A. Macdonald and G. A. Verkerk (2007). Effect of monopropylene glycol on luteinizing hormone, metabolites and postpartum anovulatory intervals in dairy heifers. J. Dairy Sci. 90. pp.1168–1175. 25. Chebel R.C., M.J. Al-Hassan, P.M. Fricke, J.E.P. Santos, J.R. Lima, C.A. Martel, J.S.

Stevenson, R. Garcia and R.L. Ax (2010). Supplementation of progesterone via controlled internal drug release inserts during ovulation synchronization protocols in lactating dairy cows. J Dairy Sci. 93. pp. 922–931.

26. Chenault J. R., J. F. Boucher, K. J. Dame, J. A. Meyer and S. L. Wood-follis (2003). Intravaginal progesterone insert to synchronize return to estrus of previously inseminated dairy cows. J. Dairy Sci. 86. pp. 2039-2049.

27. Cheong S.H., D.V. Nydam, K.N. Galvão, B.M. Crosier and R.O. Gilbert (2011). Cow-level and Herd-level Risk Factors for Subclinical Endometritis in Lactating Holstein Cows. J. Dairy Sci. 94. pp. 762–70.

28. Christison G. I. and H. D. Johnson (1972). Cortisol turnover in heat-stressed cows. J.Anim. Sci. 35. pp.1005-1010.

29. Darwash A.O., Lamming G.E and Woolliams J.A (1997). The phenotypic association between the interval to post-partum ovulation and traditional measures of fertility in dairy cattle, Anim. Sci. 65. pp. 9-16.

30. DeJarnette J.M. (2001). Incidence of premature estrus in lactating dairy cows and conception rates to standing estrus or fixed-time inseminations after synchronization using GnRH and PGF2α. Article in Animal Reproduction Science 67(1-2):27-35. 31. DeJarnette J.M., R.W. Wallace, R.B. House, R.R. Salverson and C.E. Marshall

(2001). Attenuation of premature estrous behavior in postpartum beef cows synchronized to estrus using GnRH and PGF2Į. Theriogenology 56. pp. 493-501. 32. Dematawewa C. M. and P. J. Berger (1998). Genetic and phenotypic parameters for

305-day yield, fertility, and survival in Holsteins. J. Dairy Sci. 81. pp. 2700–2709. 33. Espey L.L. (1980). Ovulation as an inflammatory reaction – a hypothesis. Biology

of Reproduction 22: 73–106.

34. Ferdousi J. and M. Khan (2013). Study on the conception rate of different dairy cows under farming conditions in Chittagong area. Bangladesh J. Vet. Anim. Sci. 2. pp. 37-41.

35. Ferguson J.D., D.T. Galligan and N. Thomsen (1994). Principal descriptors of body condition in Holstein dairy cattle. J. Dairy Sci. 77. pp. 2695-2703.

36. Fike K. E., M. L. Day†, E. K. Inskeep, J. E. Kinder, P. E. Lewis, R. E. Short, and H. D. Hafs (2009). Estrus and Luteal Function in Suckled Beef Cows That Were Anestrous When Treated with an Intravaginal Device Containing Progesterone With or Without a Subsequent Injection of Estradiol Benzoate,

37. Fredrick S. (2003). Biochemical and endocrine aspects of oxytocin production by the mammalian corpus luteum. Reproductive Biology and Endocrinology 1. pp. 92. 38. Geisert R.D., E.C. Short and M.T. Zavy (1992) Maternal recognition of pregnancy.

Anim Reprod Sci 28. pp. 287-298.

39. Gordon I. (1999). Artificial control of oestrus and ovulation. In: I. Gordon (ed.) Controlled reproduction in cattle & buffaloes. CAB Int. Publ., Wallingford, UK, pp. 133-166.

40. Grummer R.R. (2007). Strategies to improve fertility of high yielding dairy farms: Management of the dry period. Theriogenology.68 Suppl 1:S281-8.

41. Gümen and Wiltbank (2005). Length of progesterone exposure needed to resolve large follicle anovular condition in dairy cows. Theriogenology, 63. pp. 202-218. 42. Giordano J.O., M.C. Wiltbank, P.M. Fricke, S. Bas, R. Pawlisch, J.N. Guenther

and A.B. Nascimento (2013). Effect of increasing GnRH and PGF2α dose during Double-Ovsynch on ovulatory response, luteal regression, and fertility of lactating dairy cows. Theriogenology. 80. pp. 773-783.

43. Harpreet S., R. A. Luthra, S. K. Khar and T. Nanda (2006). Oestrus Induction, Plasma Steroid Hormone Profiles and Fertility Response after CIDR and eCG Treatment in Acyclic Sahiwal Cows, 11. pp. 1566 - 1573.

44. Henricks R.C., L.S. Peltier and Kushinsky (1986). Effect or ferprostelene. A prostaglandin F2 alpha analogue on plasma levels of estradiol - 17β and progesterone in Cycles heifers.

45. Horan, P. Dillon, P. Faverdin, L. Delaby, F. Buckley and Rath (2005). The interaction of strain of HolsteinFriesian cows and pasture-based feed systems on milk yield, body weight, and body condition score. Journal of Dairy Science, 88. pp. 1231–1243. 46. Interchem Ireland (2013). Retrieved 8 Sep 2018 at: https://www.interchem.ie/

47. Juengel J.L. and G.D. Niswender (1999). Molecular regulation of luteal progesterone synthesis in domestic ruminants. J. Reprod. Fertil., Suppl. 54. pp.193-205.

48. Kawate N., T. Itami, T. Choushi, T. Saitoh, T. Wada, K. Mat- suoka, K. Uenaka, N. Tanaka, A. Yamanaka, M. Sakase, H. Tamada, T. Inaba and T. Sawada (2004). Improved conception in timed-artificial insemination using a progesterone- releasing intravaginal device and Ovsynch protocol in postpartum suckled Japanese Black beef cows. Theriogenology 61. pp. 399–406.

49. Kim U.H., S. Gook-Hyun and S. Dong-Soo (2003). A progesterone-based timed AI protocol more effectively prevents premature estrus and incomplete luteal regression than an Ovsynch protocol in lactating Holstein cows. Theriogenology 60. pp. 809–817. 50. Kim Y.J. (2003). Partial inhibition of biohydrogenation of linoleic acid can

increase conjugated linoleic acid production of by Butyrivibrio fibrisolvens A38. J. Agric. Food Chem. 51. pp. 4258–4262.

51. Kyoji Y., N. Toshihiko and I. Naoki (2006). Effects of Body Condition Score in Cows Peripartum on the Onset of Postpartum Ovarian Cyclicity and Conception Rates after Ovulation Synchronization Fixed-Time Artificial Insemination. 5. 2003. 52. Lamb G.C., J.S. Stevenson, D.J. Kesler, H.A. Garverick, D.R. Brown and B.E.

Salfen (2001). Inclusion of an intravaginal progesterone insert plus GnRH and prostaglandin F2α for ovulation control in postpartum suckled beef cows. J. Anim. Sci. 79. pp. 2253-2259.

53. Long S.T., C. Yoshida and T. Nakao (2009). Plasma progesterone profile in ovariectomized beef cows after intra-vaginal insertion of new, once-used 59 or twice-used CIDR. Reprod Domest Anim.

54. Long S.T., N.C. Thinh, M. Yusuf and T. Nakao (2010). Plasma cortisol concentrations after CIDR insertion in beef cows. Reprod. Domestic Anim. Published online.

55. LORI.bovine. Retrieved 8 Sep 2018 at http://loribovinesection.blogspot.com/ 56. Macmillan K.L., S.P. Washburn, H.V. Henderson and S.F. Petch (1990). Effects

of varying the progesterone content of CIDR intravaginal devices and multiple UDR treatments on plasma hormone concentrations and residual hormone content, Proceedings of the New Zealand Society of Animal Production, Vol50. 57. Mapletoft R.J., M.F. Martinez and M.G. Colazo (2003). The use of controlled

internal drug release devices for the regulation of bovine reproduction. J. Anim. Sci. (E. Suppl. 2). 81:E28–E36.

58. Martinez M.F., G.P. Adams, D. Bergfelt, J.P. Kastelic and R.J. Mapletoft (1999). Effect of LH or GnRH on the dominant follicle of the first follicular wave in

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone việt nam trên đàn bò sữa (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)