Một số công thức gây động dục và rụng trứng chủ động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone việt nam trên đàn bò sữa (Trang 29 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Một số công thức gây động dục và rụng trứng chủ động

CHỦ ĐỘNG

Đồng bộ hóa động dục thành công nếu gia súc được phát hiện động dục (Lucy et al, 1986; Stevenson et al, 1987; Larson và Ball, 1992). Tuy nhiên vấn đề phát hiện động dục đang là một trong những thách thức vì nhiều trường hợp bò động dục ngầm đặc biệt ở trang trại có số lượng đầu bò lớn. Do vậy, các nhà sinh lý học sinh sản từ lâu đã tìm kiếm để phát triển một chương trình đồng bộ hóa có thể khắc phục, hạn chế các vấn đề liên quan đến phát hiện động dục, trong đó phương pháp kết hợp các hormone trong gây động dục chủ động.

Ovsynch

Ovsynch (hình 2.4.1) là một chương trình gây động dục được phát triển tại Đại học Wisconsin-Madison vào năm 1995 (Pursley et al., 1995). Ovsynch là công thức đồng bộ rụng trứng và thụ tinh nhân tạo cố định thời gian nên không

còn cần phải phải theo dõi phát hiện động dục. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy Ovsynch là một công thức có hiệu quả cao giúp cải thiện sinh sản ở bò sữa. (Burke et al, 1996; Pursley et al, 1997a, b; Britt và Gaska, 1998).

Hình 2.11. Công thức ovsynch

Công thức Ovsynch bao gồm 2 hormone (GnRH và PGF2α) được chấp thuận sử dụng trên đàn bò của cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Sử dụng ở giai đoạn ngẫu nhiên của chu kỳ động dục. Ngày đầu tiên tiêm GnRH giúp phát triển sóng nang mới. Việc tiêm PGF2a gây ra sự thoái hóa của thể vàng và tiêm GnRH thứ hai đồng bộ hóa thời gian rụng trứng của nang trứng. Sự rụng trứng của một nang trội để đáp ứng với việc tiêm GnRH thứ hai xảy ra ở 85% bò cái đang nhận được công thức này (Fricke et al., 1998) và rụng trứng xảy ra trong vòng 24 đến 32 giờ sau khi tiêm GnRH thứ hai (Pursley et al., 1995).

Co-synch

Thuật ngữ Co-Synch đã được sử dụng dựa trên nguyên lý của công thức Ovsynch trong đó bò nhận thụ tinh nhân tạo cố định thời gian (TAI) ngay sau khi tiêm GnRH thứ hai. Sử dụng Co-Synch với thời gian điều trị ít hơn so với công thức Ovsynch nhưng tỷ lệ thụ thai có thể thấp hơn (Pursley et al, 1998).

Hình 2.12. Công thức Co synch

PreSynch:Tiêm thêm PGF2 14 ngày trước liều PGF2 đầu tiên (ngày 0). Sau đó 14 ngày nhắc lại PGF2 , ngày thứ 28 tiêm GnRH, sau đó 7 ngày là ngày 35 của liệu trình tiêm PGF2 và 2 ngày sau tiêm GnRH, tiếp tục quan

sát động dục và tiến hành thụ tinh nhân tạo vào thời điểm thích hợp, liều tiêm PGF2 giúp loại bỏ các thể vàng trên buồng trứng chuẩn bị cho đợt sóng nang mới hình thành.

Hình 2.13. Công thức Presynch

HeatSynch

Thay vì tiêm GnRH lần 2 như Ovsynch và PreSynch thì HeatSynch dùng ECP ở lần 2. Ngày đầu tiên tiêm PGF2 sau đó 14 ngày nhắc lại PGF2 , ngày thứ 28 tiêm GnRH, sau đó 7 ngày là ngày 35 của liệu trình tiêm PGF2 và 2 ngày sau tiêm ECP (Estradiol Cypionate), tiếp tục quan sát động dục và tiến hành thụ tinh nhân tạo vào thời điểm thích hợp. Trong công thức này, liều ECP cuối cùng gây động dục.

Hình 2.14. Công thức Heatsynch

Hormone progesterone làm giảm sự tiết LH, do đó ngăn không cho hiện tượng động dục và rụng trứng xảy ra. Việc bổ sung progeseterone đã được ứng dụng để gây động dục trên bò từ những năm 1970 với các công thức dược lý và đường đưa thuốc khác nhau: đường tiêu hoá, cấy dưới da hay đặt trong âm đạo (Mauleon, 1974). Thời gian đặt vòng ban đầu được kiến nghị là 1 ngày, với phác đồ này một viên đặt estradiol benzoate được gắn kèm với mục đích 1) làm chậm hiện tượng thoái hoá thể vàng trên con vật vào giai đoạn đầu chu kỳ (thể vàng nhỏ hơn 5 ngày tuổi) và 2) kích thích hình thành nang sóng mới trong khoảng ngày 3 - 4 sau khi bắt đầu thực hiện phác đồ (Bo et al., 2000). Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian đặt vòng khiến cho tỷ lệ có chửa thấp. Với kiến thức sinh lý sinh sản ngày càng được mở rộng, thời gian đặt vòng rút xuống còn 7 - 9 ngày

(Diskin et al., 2002; Driancourt, 2001) để đảm bảo thời gian nang trội bị phá vỡ (rụng trứng) xảy ra trước ngày thứ 8 - 9 (tính từ ngày áp dụng phác đồ). Các hormone sinh sản ngoại lai cũng được bổ sung vào phác đồ này để gây rụng trứng tạo nang sóng mới ở giai đoạn đầu nếu như có xuất hiện nang trội. Còn ở giai đoạn cuối của phác đồ, các hormone này giúp phá vỡ thể vàng và gây rụng trứng để thụ tinh nhân tạo cố định thời gian.

Các phác đồ kết hợp giữa hormone progesterone (vòng đặt âm đạo) và các hormone sinh sản khác (prostaglandin F2alpha, GnRh, eCG hay estradiol) trong gây động dục trên bò sữa được trình bày dưới đây:

Vòng tẩm progesterone kết hợp với prostaglandin F2alpha (PGF2α)

Phác đồ sử dụng vòng tẩm progesterone đặt âm đạo trong thời gian 7 đến 9 ngày. PGF2α được bổ sung 24 giờ trước khi rút vòng (để gây rụng trứng) và thụ tinh nhân tạo cố định thời gian được thực hiện 56 giờ sau khi rút vòng. Phác đồ này được kiến nghị sử dụng với vòng CIDR (Zoetis) trên bò tơ và bò sữa có chu kỳ tại Pháp.

Hình 2.15. Phác đồ gây động dục kết hợp prostaglandin PGF2α

Vòng tẩm progesterone kết hợp với eCG

Equine chorionic gonadotropin (eCG) có đặc tính sinh học chính tương tự như FSH và phần một giống với LH trên bò với thời gian bán phân huỷ kéo dài hơn, giúp kích thích quá trình tổng hợp estrogen để gây động dục và rụng trứng. Hormone này thường được sử dụng trong công thức thụ tinh nhân tạo cố định thời gian để gây rụng trứng ở giai đoạn cuối trong phác đồ trên các bò không động dục để tăng tỷ lệ có chửa và khả năng sống của phôi (De Rensis and Lopez-Gatius, 2014). Cơ chế của tác dụng này dựa trên tác dụng tăng tổng hợp estrogen tại nang trứng giúp quá trình trưởng thành của tế bào trứng và

cải thiện môi trường nội nang, đảm bảo tác dụng điều hoà ngược dương tính theo hệ trục buồng trứng - tuyến yên - tuyến dưới đồi tạo thành các sóng GnRH và LH. Phác đồ này kết hợp đặt vòng tẩm progesterone trong thời gian 7-9 ngày, tiêm PGF2α trước khi rút vòng 24 giờ, eCG tại thời điểm rút vòng và TTNT cố định thời gian 56 giờ sau đó. Hiện nay, phác đồ này được sử dụng phổ biến nhất tại Pháp, với liều eCG sử dụng phụ thuộc vào đối tượng (bò thịt hay bò sữa), lứa đẻ (bò tơ hay bò nhiều lứa), đặc điểm chu kỳ động dục trước khi áp dụng (có chu kỳ hay không). Ví dụ, eCG không được kiến nghị sử dụng trên bò sữa tơ có chu kỳ, nhưng đối với bò Charolais không có chu kỳ được sử dụng với liều 600 IU.

Bổ sung eCG thường dẫn tới hiện tượng rụng nhiều trứng và sinh đôi. Trên bò sữa, 400 IU eCG tại thời điểm rút vòng PRID không gây hiện tượng rụng nhiều trứng (Souza et al., 2009), nhưng với liệu 500 hoặc 750 IU khiến tỷ lệ sinh đôi tăng đáng kể (odds ratio lần lượt là 4.6 và 6.3 khi so sánh với bò động dục tự nhiên) (Andreu-Vazquez et al., 2012). Trong đàn bò thịt đang cho bú (50% Charolais và 50% Limousine), tiêm 500 IU eCG tại thời điểm rút vòng PRID dẫn đến 5.6% trường hợp sinh đôi (Mialot et al., 1989), so với 4.8% và 1.6% trên hai giống bò này khi động dục tự nhiên (Grimard et al., 2017). Tác dụng này phụ thuộc vào giai đoạn của sóng nang khi thực hiện gây động dục, hiện tượng rụng nhiều trứng thường xảy ra khi eCG được bổ sung vào thời điểm sau khi nang sóng xuất hiện, trước quá trình chọn lọc nang trội (Duffy

et al., 2004; Martinez et al., 2014).

Hình 2.16. Phác đồ gây động dục kết hợp eCG và PGF2α

Vòng tẩm progesterone kết hợp với estradiol

benzoate (EB) vào ngày 0 (để kích thích hình thành nang sóng mới), PGF2α tại thời điểm rút vòng vào ngày 7 hoặc 9, sau đó 24 giờ bổ sung thêm 1mg EB (để tạo sóng LH và gây rụng trứng). Thụ tinh nhân tạo cố định thời gian được thực hiện 30 giờ sau khi tiêm EB lần cuối. Hoặc lần tiêm này có thể được thay thế bằng 0.5 mg estradiol cypionate tại thời điểm rút vòng, để giúp giảm số lần thao tác trên bò, và thụ tinh nhân tạo cố định thời gian sau 48 - 56 giờ (Bo và Baruselli, 2014; Colazo và Mapletoft, 2014). Phác đồ này được áp dụng rộng rãi trên đàn bò thịt tại Nam Mỹ, nhưng tại châu Âu không được sử dụng do lệnh cấm ứng dụng estradiol trong chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone việt nam trên đàn bò sữa (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)