Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp khám buồng trứng
Sử dụng phương pháp khám qua trực tràng, đánh giá buồng trứng dựa vào hình thái buồng trứng và các thông tin liên quan đến sinh sản đàn bò. Một tay đeo găng sản khoa và bôi trơn, nhẹ nhàng đưa vào trực tràng của bò và moi hết phân, lần tìm buồng trứng và kiểm tra đánh giá buồng trứng theo cảm nhận tay.
Hình 3.1. Phương pháp khám buồng trứng qua trực tràng
Bệnh thể vàng tồn lưu
Thể vàng không bị thoái hóa và chu kỳ động dục không được biểu hiện. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố gồm tử cung viêm tích mủ, dịch nhầy trong tử cung, thai chết lưu (phù thai), thai gỗ…Khám qua trực tràng tìm buồng trứng, dùng ngón tay cái thoa nhẹ trên bề mặt buồng trứng thấy có 1 khối nhỏ (bằng hạt ngô, đậu tương, hạt lạc…) nhô lên khỏi bề mặt buồng trứng, cứng, có chân đế, ranh giới giữa thể vàng và bề mặt buồng trứng rõ (Sử Thanh Long và cs., 2014).
Bệnh u nang buồng trứng
Là những nang trứng không rụng và lưu lại lâu trên buồng trứng, đường kính lớn hơn 2,5cm. Bò bị u nang thường biểu hiện động dục thường xuyên và liên tục không theo chu kỳ. Tiến hành sờ khám qua trực tràng thấy buồng trứng to hơn bình thường (bằng quả trứng gà), sờ trên bề mặt buồng trứng thấy có một u nang (hoặc nhiều hơn) cảm giác mềm, dễ vỡ và có vách ngăn không rõ ràng (Sử Thanh Long và cs., 2014).
Buồng trứng không hoạt động
Buồng trứng có hình thái dẹt, cứng, nhỏ, không cân đối (một bên to, một bên nhỏ) và bề mặt buồng trứng trơn nhẵn không có thể vàng và không có nang trứng. Bò không xuất hiện chu kỳ động dục và thường gặp ở những con có thể trạng gầy yếu, suy dinh dưỡng (Sử Thanh Long và cs., 2014). Để kết luận bò bị bệnh buống trứng ta tiến hành kiểm tra buồng trứng.
Dưới đây là bảng kết quả chẩn đoán bệnh buồng trứng sau hai lần kiểm tra.
Bảng 3.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh buồng trứng
Kiểm tra buồng trứng
Lần 1 Ngày thứ nhất
Lần 2
7-10 ngày sau Kết luận buồng trứng
Thể vàng + - + + + - Thể vàng tồn lưu Sinh lý bình thường Sinh lý bình thường Nang trứng + - + + + - U nang buồng trứng Sinh lý bình thường Sinh lý bình thường
Buồng trứng - - Không hoạt động
3.5.2. Phương pháp đánh giá điểm thể trạng
Dựa vào cảm nhận bằng tay và quan sát bằng mắt thường độ tích lũy mỡ ở các gò xương (bony promiences) vùng lưng và vùng chậu, bao gồm: mỏm ngang và mỏm gai của đốt sống lưng (1), u ngồi (ischial tuberosity) và lồi củ chậu (iliac tuberosity), gốc đuôi (tail head) và vùng hõm hông (thurl region).
Thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 (1: rất gầy, 2: gầy, 3: bình thường, 4: béo, 5: rất béo), hai mức điểm liên tiếp cách nhau 0,25 (Ferguson et al.,1994).
3.5.3. Phương pháp đánh giá lứa đẻ
Các bò chưa động dục, động dục nhiều lần mà thụ tinh nhân tạo không có chửa xếp vào bò tơ. Các bò có thai trên 3 tháng bị sảy tính là 1 lứa đẻ.
3.5.4. Phương pháp đặt vòng mẫu tẩm progesterone
Bước 1: Chuẩn bị bò
- Bò cái không động dục trở lại trong vòng 90 ngày sau đẻ và không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa, bệnh ký sinh trùng.
- Khám cơ quan sinh dục không viêm nhiễm, không dị hình, không có nước tiểu trong âm đạo.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ và vòng
- Vòng tẩm progesterone (ProB) do Việt Nam sản xuất hoặc vòng CIDR (Newzeland);
- Dụng cụ đặt vòng (applicator) đã được vô trùng.
- Găng tay cao su, bông vô trùng, cồn iodine, cồn 70°, dây buộc đuôi, xô nhựa, gáo nhựa…
Bước 3: Cố định và vệ sinh cơ quan sinh dục bò
- Cố định bò theo các phương pháp khác nhau tuỳ theo điều kiện thực tế (giữ mũi, cố định đầu, đưa vào gióng,…) để đảm bảo an toàn cho người thực hiện.
- Cố định đuôi có thể bằng cách dùng dây buộc đuôi vắt chéo qua mông và cố định đầu dây bên kia qua chân trước để cơ quan sinh dục được bộc lộ ra ngoài.
- Dùng nước pha với thuốc sát trùng, rửa cơ quan sinh dục bên ngoài. - Dùng giấy thấm nước lau khô cơ quan sinh dục ngoài (mép âm môn, âm hộ), rồi dùng cồn Iodine xịt cơ quan sinh dục bên ngoài, sau đó dùng bông cồn lau khô.
Bước 4: Đặt vòng tẩm progesterone
- Mang găng tay khi thực hiện thao tác với vòng;
- Chuẩn bị nước sạch và dung dịch diệt khuẩn để khử trùng dụng cụ đặt vòng tẩm trước và sau mỗi lần sử dụng;
- Tay trái cầm vòng tẩm và khép hai cánh vòng lại thành một đường thẳng và đặt vào lòng của dụng cụ đặt, ép hai cánh vòng vào nhau rồi đẩy xuống sao cho vòng và dụng cụ đặt vòng khít vào nhau.
- Mở mép âm môn, nhẹ nhàng đưa dụng cụ đặt vào, hướng lên phía trên đi qua khung xương chậu đến khi bị chặn lại, rồi hướng xuống dưới, sau đó xoay dụng cụ đặt sao cho phần dây của vòng đi xuống phía dưới thuận với chiều đuôi bò.
- Đưa dụng cụ đặt vòng nhẹ nhàng từ từ vào âm đạo bò theo nhu động âm môn, ép bộ phận pitton của dụng cụ đặt để đẩy vòng tẩm vào âm đạo bò;
- Dùng kéo cắt ngắn phần dây của vòng tẩm, để nhô ra cách mép âm môn 2 - 3cm để tránh sự thu hút của bò khác;
Bước 5: Rút vòng tẩm progesterone
đỡ mép âm môn, tay phải kéo ra từ từ, kiểm tra, đánh giá đặc tính dịch đường sinh dục bám tại 2 cánh vòng và thân vòng.
- Xương vòng đã sử dụng được xử lý theo quy trình để tái sản xuất.
3.5.5. Phương pháp đánh giá tính kích ứng vòng ProB và CIDR sau rút vòng
Để đánh giá mức mức độ kích ứng của vòng tẩm progesterone (ProB và CIDR) đặt âm đạo bò. Sau khi rút vòng, chúng tôi tiến hành quan sát dịch bám dính ở thân, cánh vòng (bảng 3.2).
Bảng 3.2. Mức độ kích ứng của vòng ProB và CIDR sau rút vòng
Mức độ Biểu hiện
+ (bình thường)
Dịch nhày trong, không có mùi hay có thể vẩn lạ bám ở thân hoặc một cánh của vòng;
Đường sinh dục của bò bình thường (không có dịch viêm, niêm mạc màu hồng nhạt).
++ (kích ứng nhẹ)
Dịch nhày trong, không có mùi, có thể vẩn lạ bám ở thân và 1 cánh của vòng hoặc hai cánh của vòng;
Đường sinh dục của bò bình thường (không có dịch viêm, niêm mạc màu hồng nhạt).
+++ (viêm nhẹ)
Dịch màu trắng đục, có thể vẩn bám ở cả thân và hai cánh của vòng Đường sinh dục của bò có hiện tượng viêm nhẹ.
++++ (viêm nặng)
Dịch viêm, có màu sắc và mùi lạ, có thể lẫn cả máu bám bất kỳ vị trí nào của vòng;
Đường sinh dục của bò có hiện tượng viêm.
3.5.6. Phương pháp phát hiện bò động dục
Quan sát ngày 2 lần (sáng, chiều) kết hợp hỏi chủ gia súc về những biểu hiện của gia súc. Để cho việc phát hiện bò sữa động dục được tốt và hiệu quả cần phải có sổ sách ghi chép các số liệu sinh sản của mỗi bò gồm tuổi, ngày đẻ, lứa đẻ, lần động du ̣c gần nhất. Quan sát để phát hiện động dục với tần suất ba lần trong trên ngày (sáng, trưa, tối) tốt nhất là quan sát vào sáng sớm và chiều tối. Thời gian quan sát phụ thuộc vào số lượng gia súc trong đàn, thông thường mỗi lần từ 15 đến 30 phút.
Biểu hiện bò động dục: Bò ít ăn, giảm sữa, hay nhìn ngó, kêu rống, thích gần hít ngửi âm hộ và nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên (nếu con ở dưới đứng yên thì bản thân con đó đang đô ̣ng du ̣c, nếu con ở dưới chạy thì con nhảy là con đô ̣ng du ̣c trừ trường hợp cả hai con đều đô ̣ng du ̣c). Ngoài ra, âm
hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn trong, lỏng sau đặc dần, kiểm tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường.