Kết quả bò động dục theo thời gian sau khi rút vòng (ProB và CIDR) ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone việt nam trên đàn bò sữa (Trang 47 - 50)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Kết quả bò động dục theo thời gian sau khi rút vòng (ProB và CIDR) ra

(PROB VÀ CIDR) RA KHỎI ÂM ĐẠO

Tại các trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, công tác xác định thời điểm động dục để thụ tinh nhân tạo thường bị bỏ lỡ do đặc tính động dục của bò (động dục vào ban đêm, biểu hiện động dục diễn ra nhanh và không rõ ràng...). Do đó, sau khi rút vòng ra khỏi âm đạo bò thí nghiệm, chúng tôi quan sát động dục, sau đó phân tích số liệu để xác định thời điểm có tỷ lệ bò động dục cao nhất, để có thể xây dựng kiến nghị cho người chăn nuôi khi sử dụng vòng ProB, giúp tăng

hiệu quả phát hiện động dục, một trong những tiêu chí quan trọng để đảm bảo năng suất sinh sản của đàn bò, đặc biệt đối với đàn bò sữa cao sản, thường động dục ẩn hay chậm động dục do nồng độ hormone steroid sinh sản trong hệ tuần hoàn không đủ lớn để gây phản xạ sinh dục.

Bảng 4.2. Tỷ lệ bò động dục theo thời gian

Dạng vòng Ngày động dục sau rút vòng

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3

ProB (con) 2 25 14

Tỷ lệ (%) 4,9 61,0 34,1

CIDR (con) 1 25 13

Tỷ lệ (%) 2,6 64,1 33,3

(P>0,05)

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ bò động dục theo thời gian sau khi điều trị

Qua bảng 4.2, cho thấy tỷ lệ bò động dục ở ngày thứ 2 sau khi rút vòng là cao nhất, ứng với bò động dục khi sử dụng vòng ProB là 61,0% (25/41) và bò động dục khi sử dụng vòng CIDR là 64,1% (25/39). Đến ngày thứ 3, kết quả bò động dục thấp hơn so với ngày thứ 2 ứng với bò sử dụng vòng ProB là 34,1% (14/41) và bò sử dụng vòng CIDR là 33,3% (13/39). Kết quả bò động dục thấp nhất vào ngày thứ nhất sau rút vòng, đạt 4,9% (2/41) với bò sử dụng vòng ProB và 2,6% (1/39) với bò sử dụng vòng CIDR. 4.9 61 34.1 2.6 64.1 33.3 0 10 20 30 40 50 60 70

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3

Tỷ lệ ( % ) Ngày động dục sau rút vòng

Tỷ lệ bò động dục theo thời gian

ProB CIDR

Tổng hợp kết quả ta thấy tỷ lệ bò động dục cao nhất sau khi rút vòng tẩm progesterone vào ngày thứ 2 và 3 (95,1% ở vòng ProB so với 97,4% ở vòng CIDR, P>0,05).

Kết quả của nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Harpreet Singh (2006), sau rút vòng CIDR tỷ lệ bò động dục cao nhất ở ngày thứ 2 (53,3%). Juan và Melvyn (2013) thực hiện phương pháp Ovsynch kết hợp vòng CIDR đặt trong 7 và 9 ngày, với thời gian sau khi kết thúc phác đồ bò động dục trở lại là 56,3 ± 17,2 giờ và 59,4 ± 17,9 giờ; lần lượt (P = 0,19).

Trong nghiên cứu của M.A. Hittinger (2004), nồng độ progesterone huyết thanh được duy trì bởi đặt vòng CIDR và giảm xuống dưới 1.0 ng / mL trong 12 giờ sau khi loại bỏ CIDR kết hợp tiêm PGF2α làm thoái hóa thể vàng. Theo Shirasuna (2004) nồng độ PGF2α tăng nhanh sau khi tiêm 4 giờ và trong vòng 24 giờ sẽ xảy ra sự thoái hóa thể vàng, kích thích ngược dương tính vùng dưới đồi, tuyến yên, tăng tiết GnRH và LH, bò xuất hiện động dục. Mũi tiêm GnRH thứ hai gia tăng tỷ lệ rụng trứng. Godfrey et al,. (1991) và Wiggin et al. (1991) đã báo cáo rằng, sau khi tiêm PGF2α mũi thứ hai, tỷ lệ bò động dục trở lại cao lần lượt là 85% và 83.33%.

Tuy nhiên, khoảng thời gian khi tiêm PGF2α cho đến khi có sự đáp ứng của các thụ thể ở thể vàng còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của nang trứng trội tại thời điểm điều trị (Kastelic và Ginther, 1991). Giai đoạn của chu kỳ động dục khi bắt đầu điều trị GnRH được biết là ảnh hưởng đến đáp ứng rụng trứng. Sau khi tiêm GnRH lần đầu, tỷ lệ rụng trứng là 0%, 64%, và 100% khi công thức được bắt đầu ở giai đoạn thụ tinh, diestrus và proestrus (tương ứng) và giai đoạn diestrus (giữa ngày 5 và 10 của chu kỳ) được đề xuất là thời gian tối ưu để bắt đầu điều trị GnRH trên bò cái (Moreira F, 2000).

Dragan Gvozdić., (2013) cũng đã báo cáo rằng, sử dụng PGF2α để điều trị có hiệu quả cao khi xác định đúng pha thể vàng của chu kỳ động dục, tức bắt đầu từ ngày 5 hoặc 7 cho đến ngày 17 hoặc 18 của chu kỳ. Ngày 11 - 12 là giai đoạn thể vàng đáp ứng với PGF2α khi có mặt thụ thể đặc hiệu. Nếu tiêm PGF2α vào 5 ngày đầu tiên sau động dục hoặc sau ngày 17 - 18 của chu kỳ thì sẽ không xảy ra sự đáp ứng vì vào 5 ngày đầu thể vàng chưa phát triển hoàn toàn và sau ngày 17 - 18 thể vàng đã bắt đầu thoái hóa. Do đó, một số nghiên cứu với chu kỳ động dục có 2 sóng nang, có thể tiêm PGF2α vào các giai đoạn ngày 7 - 9, ngày 10 - 13 hoặc ngày 14 - 16 của chu kỳ. Tốt nhất nên tiêm PGF2α vào những ngày đầu

hoặc cuối sẽ làm tăng tỷ lệ trứng rụng hơn và thường sau 2 - 5 ngày sẽ xuất hiện động dục. Nếu tiêm PGF2α vào giai đoạn giữa chu kỳ động dục (ngày 10 - 13) sẽ phải mất 3 - 7 ngày cho đến khi động dục kể từ khi thể vàng thoái hóa, trong khi đó nang trứng ở nang sóng thứ hai chưa thành thục và cần nhiều thời gian để trưởng thành hơn (Lucy, 2004). Hơn nữa, có thể tiến hành thụ tinh nhân tạo cố định thời gian (TAI) vào thời điểm 2 - 3 ngày sau khi rút vòng.

Qua đó, khuyến cáo cho người sử dụng, bò sẽ động dục nhiều nhất vào ngày 2, 3 sau rút vòng, để người sử dụng có kế hoạch theo dõi, quan sát bò động dục tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone việt nam trên đàn bò sữa (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)