Dạng vòng Tình trạng sau rút vòng - + ++ +++ ++++ ProB (con) 4 25 8 11 1 Tỷ lệ (%) 8,2 51,0 16,3 22,4 2,0 CIDR (con) 1 28 7 11 3 Tỷ lệ (%) 2,0 56,0 14,0 22,0 6,0
Chú ý: 01 vòng ProB bị rơi khỏi âm đạo trong quá trình điều trị
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ thể hiện mức độ kích ứng theo tình trạng dịch bám trên vòng ProB và vòng CIDR sau khi rút
Từ bảng 4.3 cho thấy tỷ bò có dịch viêm bám ở thân hoặc 1 cánh (+) khi sử dụng vòng ProB và CIDR là cao nhất (51% và 56%), tình trạng máu có dịch trong suốt bám vòng (-) là 8,2% (8/49), 2% (1/50) (vòng ProB và vòng CIDR tương ứng). Tình trạng dịch viêm có màu sắc và mùi lạ, lẫn máu (++++) đạt 2% (1/50) ở nhóm sử dụng vòng ProB và 6% (3/50) ở nhóm sử dụng vòng CIDR. Đối với tình trạng (++) đạt 16.3% và 14%, tình trạng vòng (+++) đạt 22.4% và 22% (tương ứng vòng ProB và CIDR). Có thể thấy rằng không có sự khác biệt giữa kết quả đánh giá tính gây kích ứng của vòng tẩm ProB và vòng CIDR khi đặt trong âm đạo bò thí nghiệm 7 ngày (P>0,05).
Kết quả này thấp hơn so với một số nghiên cứu khác khi thực hiện trên
8.2 51 16.3 22.4 2 2 56 14 22 6 0 10 20 30 40 50 60 - + ++ +++ ++++ T ỷ lệ ( % ) Tình trạng sau rút vòng
Tính kích ứng sau khi sử dụng vòng ProB và CIDR
ProB CIDR
vòng CIDR, ghi nhận 65% bò có hiện tượng kích ứng nhẹ khi đặt vòng trong 7 ngày và 27% bò có hiện tượng chảy dịch vàng (Chenault et al., 2004). Tuy nhiên, trong nghiên cứu trên các tác giả thực hiện trên tổng số 948 bò, lớn hơn rất nhiều so với các số liệu được thể hiện trong nghiên cứu này. Do đó, trong các nội dung nghiên cứu tiếp theo, vòng ProB sẽ được nghiên cứu đánh giá với số lượng mẫu lớn hơn. Ngoài ra, trong nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng khi đặt vòng trong thời gian 10 - 12 ngày, khiến cho khả năng sinh sản của bò bị giảm sút (Maurer et al., 1975; Macmillan và Peterson, 1993; Gordon, 1999).
Âm đạo có cấu tạo hình ống co thắt, khi đặt vòng CIDR vào âm đạo, hai cánh vòng sẽ đẩy căng thành âm đạo, có thể dẫn tới các tổn thương cơ giới trên con vật.
Sau khi vòng CIDR được rút ra ở ngày 7 - 14, dịch viêm bám dịch trên vòng hoặc trong đường sinh dục của bò thường quan sát được, điều này chứng tỏ rằng vòng CIDR có thể là tác nhân gây viêm đối với niêm mạc âm đạo (Ryan et al. 1999). Theo nghiên cứu của Chenault (2003) thực hiện đặt vòng CIDR trên 863 bò, kết quả dịch bám trên vòng ở mức 3 và 4 cao nhất với 65%, cụ thể các mức điểm 1, 2, 3, 4 và 5 tương ứng với 7%, 26%, 38%, 27% và 2%. Tuy nhiên, sự kích thích bởi vòng CIDR chưa xác định rõ ràng vì có thể là dịch tiết âm đạo.
Theo ST Long et al. (2011), trong quá trình đặt vòng CIDR bò thường có biểu hiện khó chịu và căng thẳng. Tuy nhiên, thành âm đạo có tính đàn hồi cao và có khả năng chịu sức căng lớn. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá tác động của việc đặt vòng vào âm đạo bò liệu rằng có gây kích ứng cho bò hay không nhận được sự quan tâm lớn. Mức độ căng thẳng (stress) có thể được đánh giá bởi sự thay đổi nồng độ corsitol trong máu bò (Christison and Johnson, 1972; Bremel and Gangwer 1978). Một số yếu tố gây stress tác động tới trục tuyến yên - tuyến thượng thận và quá trình tiết cortisol, bao gồm stress nhiệt (Alvarez and Johnson 1973; Thatcher 1974; Abilay et al., 1975), vắt sữa (Miyazawa, 1984), khám cơ quan sinh dục qua trực tràng (Nakao et al., 1994) và bệnh đau chân móng (Endo
et al., 2003; Walker et al., 2008). Khám cơ quan sinh dục qua trực tràng dẫn tới sự tăng mạnh nồng độ cortisol huyết thanh lên tới 12,0 - 14,0 ng/ml trong 5 - 10 phút sau khi khám (Nakao et al., 1994). Miyazawa (1984) báo cáo về sự tăng mạnh của nồng độ corsiol huyết thanh lên tới 14,0 - 19,6 ng/ml trong 8 - 13 phút sau khi vắt sữa trên bò. Đặt vòng CIDR vào âm đạo cũng dẫn tới hiện tượng gia tăng nồng độ cortisol trong máu sau 4 - 6 giờ. Tuy nhiên, nồng độ cortisol huyết
thanh sau khi đặt vòng thấp hơn giá trị được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây (Miyazawa 1984; Nakao and Grunert, 1990; Nakao et al., 1994). Trong các nghiên cứu trước, nồng độ cortisol tăng ngay trong vòng 1 giờ sau khi đặt. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Long et al. (2011), nồng độ cortisol bắt đầu tăng sau 4 giờ đặt vòng và giảm về ngưỡng sinh lý sau 6 giờ đặt. Do vây, trong nghiên cứu này, để xác định chính xác việc đặt vòng CIDR có gây kích ứng hay không nên tiến hành định lượng nồng độ cortisol trong máu.
4.4. ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ ĐỘNG DỤC THEO ĐIỂM THỂ TRẠNG
Điểm thể trạng (BCS) và khối lượng cơ thể (BW) được đánh giá là những công cụ quản lý và dự đoán khả năng thích nghi của bò sữa với sự thay đổi cân bằng năng lượng âm (Coffey et al. 2001). Các kết quả trong nghiên cứu của Ruegg et al. (1995) cho thấy khi sản lượng sữa đạt đỉnh và nhu cầu năng lượng vượt quá lượng thức ăn thu nhận, bò rơi vào trạng thái cân bằng năng lượng âm (NEB), do huy động quá ngưỡng sinh lý nguồn chất béo dự trữ, khiến con vật giảm thể trọng (BW) và giảm điểm BCS (Aeberhard et al. 2001a). Bò cao sản có thiên hướng huy động chất béo dữ trự nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa (Pryce et al. 2002). Những bò này có điểm BCS thấp hơn trong thời kỳ cho sữa và sự thay đổi BCS sau đẻ diễn ra mạnh hơn so với bò có sản lượng sữa trung bình (Horan et al., 2005).
Tỷ lệ bò động dục theo điểm thể trạng được thể hiện trong bảng 4.4.