Đánh giá tỷ lệ động dục theo lứa đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone việt nam trên đàn bò sữa (Trang 56 - 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. Đánh giá tỷ lệ động dục theo lứa đẻ

Stevenson et al. (1996), Tenhagen et al. (2004) kết luận rằng tỷ lệ có chửa cao hơn trên bò tơ so với bò đẻ nhiều lứa khi sử dụng phương pháp tiêm hai lần PGF2alpha cách nhau 11 ngày (Double PGF2α) hay phương pháp Ovsynch. Do đó, trong đề tài này, ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ tới tỷ lệ động dục được nghiên cứu và thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả bò động dục theo lứa đẻ

Lứa đẻ Vòng ProB Vòng CIDR Tổng bò (con) Bò ĐD (con) Tỷ lệ (%) Tổng bò (con) Bò ĐD (con) Tỷ lệ (%) Tơ 12 12 100 10 8 80 1 17 13 76,50 17 13 76,50 2 7 6 85,7 10 8 80 3 4 3 75 5 5 100 4 3 3 100 2 2 100 5 1 1 100 1 1 100 >5 6 3 50 5 2 40

Biểu đồ 4.5. Kết quả bò động dục theo lứa đẻ

100 76.5 85.7 75 100 100 50 80 76.5 80 100 100 100 40 0 20 40 60 80 100 120 Tơ 1 2 3 4 5 >5 Tỷ lệ ( % ) Lứa đẻ

Kết quả của lứa đẻ ảnh hưởng tới khả năng động dục

Vòng ProB Vòng CIRD

Từ bảng 4.5, cho thấy kết quả bò động dục cao nhất ở bò tơ với 100% (12/12 bò) ở nhóm bò sử dụng vòng ProB và 80% (8/10 bò) ở nhóm sử dụng vòng CIDR. Các bò ở lứa 1 có tỷ lệ động dục là 76,50% (13/17) ở cả nhóm sử dụng vòng ProB và nhóm sử dụng vòng CIDR. Lứa đẻ thứ 3 lần lượt là 85,7% (6/7 bò) và 80% (8/10 bò). Trong khi đó, bò lứa 4 và 5 đều là 100%, tuy nhiên số bò có lứa đẻ 4 và 5 có số lượng chênh lệch lớn so với tống số bò thực hiện nên không thể hiện ý nghĩa thống kê. Với các bò trên 5 lứa đẻ cho kết quả động dục thấp (50% ở nhóm bò đặt vòng ProB, 40% ở nhóm bò đặt vòng CIDR).

Thực tế, người dân địa phương tại địa điểm nghiên cứu thường có xu hướng nuôi bò tơ hoặc bò đẻ lứa đầu để thuận lợi hơn cho việc kiểm soát nguồn gốc bò, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới năng suất sữa. Quan trọng hơn, ở những bò đẻ lứa đầu, cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện, khớp bán động háng còn yếu nên trong quá trình đẻ cần sự can thiệp dẫn tới gia tăng nguy cơ tổn thương cơ quan sinh dục. Kết hợp với trạng thái mở cổ tử cung và quá trình ức chế miễn dịch cục bộ tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và gây viêm nhiễm. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho bò đẻ lứa 1 nếu không được chăm sóc và quản lý sinh đẻ cẩn thận thường không động dục trở lại.

Đối với bò tơ chưa động dục, có thể do dinh dưỡng không phù hợp dẫn tới hoạt động của cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt là hoạt động của hệ trục kiểm soát sinh lý nội tiết sinh sản tuyến dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khẩu phần ăn thiếu các nguyên tố vi lượng như acid amine không thay thế (Lysine, Arginine) hay vitamin A sẽ làm suy giảm hoạt động chức năng của buồng trứng. Bên cạnh đó, phải tính tới vai trò của việc quản lý chăm sóc đàn, nhiều bò tơ có biểu hiện động dục không rõ ràng hoặc động dục ngầm nhưng chủ vật nuôi không phát hiện kết hợp cùng với môi trường chuồng trại không được vệ sinh triệt để và trạng thái miễn dịch cá thể bò yếu (liên quan tới dinh dưỡng), khiến cho vi sinh vật cơ hội đi qua cổ tử cung (ở trạng thái mở khi động dục) gây viêm tử cung khiến cho bò không động dục ở các chu kỳ tiếp theo.

Đối với các bò lớn tuổi (>5 lứa) nếu không động dục trở lại sau khi đẻ thường sẽ bị loại thải, do đó trong quá trình thực hiện đề tài, đối tượng bò này ít gặp nên tỷ lệ không cao (11/100 bò chiếm 11%).

Theo các nghiên cứu khác, nguyên nhân trực tiếp khiến cho tỷ lệ bò tơ, lứa 1 và lứa 2 động dục cao nhất, có thể do ảnh hưởng của quá trình tiết sữa đối với nồng độ các hormone steroid trong cơ thể. Bò lứa đầu sản xuất lượng sữa thấp hơn nên lượng thức ăn tinh thu nhận thấp và sẽ hạn chế lượng hormone chuyển hoá so với bò đẻ nhiều lứa (Sartori et al., 2004). Bisinotto et al. (2010) và Martins et al. (2011) bò lứa 1 có nồng độ progesterone lớn đạt tỷ lệ động dục, tỷ lệ có chửa sau khi gây động dục đồng pha cao hơn so với bò đẻ nhiều lứa.

Theo Stevenson et al. (1996); Peters and Pursley (2002); Opsomer et al. (2000) đều ghi nhận bò lứa 1 có khả năng sinh sản tốt hơn so với bò đẻ nhiều lứa. Có thể giải thích cho nhận định này rằng bò đẻ nhiều lứa có nguy cơ mắc các bệnh sinh sản trong giai đoạn sau đẻ cao hơn như bệnh viêm vú, bệnh chân móng (Crane et al., 2006), bệnh viêm tử cung (Cheong et al., 2011) hoặc các bệnh rối loạn chuyển hoá (Erb và Gröhn, 1988). Kết luận này cũng phù hợp với nhận định của Rahman et al. (2014), khi ông cho rằng lứa tuổi của bò chỉ ảnh hưởng tới tỷ lệ có chửa của bò sau khi thụ tinh nhân tạo, chứ không ảnh hưởng tới khả năng động dục của bò sau khi được gây động dục với GnRH và PGF2α. Nghiên cứu của de Kruif (1975) đã cho thấy bò càng nhiều tuổi thì tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân tạo càng giảm. Trái ngược với kết quả trong nghiên cứu trên đàn bò lai HF của Ferdousi và Khan (2013), những bò lớn tuổi hơn đạt tỷ lệ có chửa cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone việt nam trên đàn bò sữa (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)