Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.4. Đánh giá tỷ lệ động dục theo điểm thể trạng
Điểm thể trạng (BCS) và khối lượng cơ thể (BW) được đánh giá là những công cụ quản lý và dự đoán khả năng thích nghi của bò sữa với sự thay đổi cân bằng năng lượng âm (Coffey et al. 2001). Các kết quả trong nghiên cứu của Ruegg et al. (1995) cho thấy khi sản lượng sữa đạt đỉnh và nhu cầu năng lượng vượt quá lượng thức ăn thu nhận, bò rơi vào trạng thái cân bằng năng lượng âm (NEB), do huy động quá ngưỡng sinh lý nguồn chất béo dự trữ, khiến con vật giảm thể trọng (BW) và giảm điểm BCS (Aeberhard et al. 2001a). Bò cao sản có thiên hướng huy động chất béo dữ trự nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa (Pryce et al. 2002). Những bò này có điểm BCS thấp hơn trong thời kỳ cho sữa và sự thay đổi BCS sau đẻ diễn ra mạnh hơn so với bò có sản lượng sữa trung bình (Horan et al., 2005).
Tỷ lệ bò động dục theo điểm thể trạng được thể hiện trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả bò động dục theo điểm thể trạng
Điểm thể trạng ProB CIDR Bò đặt vòng (con) Bò động dục (con) Tỷ lệ (%) Bò đặt vòng (con) Bò động dục (con) Tỷ lệ (%) ≤2,5 10 8 80,0 5 4 80,0 2,75 - 3,0 37 30 81,0 42 33 78,57 ≥3,25 3 3 100 3 2 66,67
Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.4, cho thấy bò ở nhóm BCS ≤2,5 đều cho kết quả động dục đạt 80% ở cả 2 dạng vòng ProB và CIDR. Tiếp theo đó, bò có BCS từ 2,75 - 3,0 có tỷ lệ động dục 81% ở vòng ProB và 78,57% ở vòng CIDR. Trong thí nghiệm này, cho thấy các kết quả bò động dục ở các điểm thể trạng gần như là tương đương nhau, riêng chỉ có nhóm bò BCS ≥3,25 có tỷ lệ bò động dục không đồng đều giữa 2 dạng vòng: 100% ở vòng ProB và 66,67% ở vòngCIDR.
Biểu đồ 4.4. Kết quả bò động dục theo điểm thể trạng
Tuy nhiên, với kết quả như trên thì độ tin cậy của kết quả chưa cao do số lượng bò đánh giá điểm thể trạng tập trung không đồng đều, phần lớn số bò tập trung ở nhóm có BCS từ 2,75 - 3,0 (81,0% so với 78,57%; tương ứng với nhóm bò sử dụng vòng ProB và vòng CIDR; P>0,05).
Điểm thể trạng đã được quốc tế công nhận, đánh giá sự thay đổi bằng quan sát hay sờ nắn được sử dụng để giám sát trạng thái dinh dưỡng và sức khoẻ của bò cao sản trong chu kỳ sản xuất (Berry et al., 2007). Và có liên quan tới khả năng sinh sản, cả về kiểu hình (Buckley et al., 2003b) và kiểu gene (Berry et al.,
2003a) và đều ủng hộ nhận định rằng trạng thái dinh dưỡng có ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Bò có điểm thể trạng thấp khi đẻ, hoặc điểm thể trạng giảm đột ngột trong giai đoạn sau đẻ, có tỷ lệ rụng trứng thấp hơn, khiến cho tỷ lệ có chửa sau khi TTNT lần đầu và tỷ lệ có chửa 6 tuần sau khi phối giảm và cũng khiến cho tỷ lệ chết phôi/thai tăng và kéo dài khoảng cách lứa đẻ (Berry et al., 2007; Roche et al., 2009). Đây là một phần nguyên nhân dẫn tới rối loạn khả năng của tế bào trứng gắn liền với điểm BCS thấp (1.5 - 2.5, thang điểm 5) (Snilders et al., 2000). Theo Snijders et al. (2000), bò có BCS thấp (1.5 - 2.5) đặc biệt giai đoạn sau sinh cần nhu cầu năng lượng lớn để sản xuất sữa cho con bú, ngoài tăng mức tiêu thụ thức ăn phải huy động lượng lớn nguồn dự trữ cơ thể dẫn đến cân bằng năng lượng âm (NEB). BCS thấp kết hợp với NEB trong giai đoạn này ức chế tiết LH, do nồng độ insulin vẫn còn thấp ngăn cản sự gia tăng thụ thể hormone tăng trưởng ở gan và tiết IGF-I (Lucy, 2008), insulin và IGF-I không
80 81 100 80 78.57 66.67 0 20 40 60 80 100 120 ≤2,5 2,75 - 3,0 ≥3,25 Tỷ lệ (% ) Điểm thể trạng
Kết quả bò động dục theo điểm thể trạng
ProB CIRD
thể hợp lực hóa với các gonadotropin trên tế bào buồng trứng để thúc đẩy sự phát triển và rụng trứng (Beam and Butler, 1999), khiến việc quay lại chu kỳ sinh lý sinh sản bình thường của bò bị trì hoãn.
Khả năng sinh sản của bò có BCS quá cao tại thời điểm đẻ (BCS ≥ 3.5, thang điểm 5) cũng bị ảnh hưởng do giảm lượng thức ăn khô thu nhận (DMI) sau khi đẻ, kéo dài thời gian tăng lượng DMI sau đẻ, đẩy mạnh quá trình chuyển hoá nguồn năng lượng dữ trự, khiến cho trạng thái NEB trầm trọng hơn các bò có BCS tối ưu khi đẻ (Roche et al., 2009). Do bò sữa cao sản trải qua quá trình tăng năng lượng đầu vào để đáp ứng nhu cầu tiết sản lượng sữa cao, đạt đỉnh trong khoảng tuần thứ 4 đến thứ 8 sau đẻ. Yêu cầu này chỉ được đáp ứng một phần bởi việc tăng lượng thức ăn đầu vào (do hạn chế trong tính thèm ăn và lượng thức ăn thu nhận), phần còn lại được đáp ứng bởi quá trình huy động nguồn năng lượng dự trữ, nguyên nhân dẫn tới trạng thái cân bằng năng lượng âm - NEB (Grummer, 2007). Đây là nguyên nhân khiến cho bò dễ mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá trong giai đoạn 1 tháng sau khi đẻ, dẫn tới giảm chức năng miễn dịch và sau cùng là khả năng sinh sản (Roche et al., 2009).
Stress nhiệt cũng khiến cho NEB nghiêm trọng hơn, do trong giai đoạn này bò giảm tính thèm ăn, khiến cho BCS giảm mạnh hơn so với các bò bình thường (Shehab-El-Deen et al., 2010). Ngoài ra, nồng độ glucose, IGF-I và cholesterol thấp hơn, trong khi nồng độ acid béo không ester (NEFA) và urea trong máu và dịch nang cao (Shehab-El-Deen et al., 2010). Những thay đổi này, theo cùng với việc giảm đường kính nang trội và NEB trên bò stress nhiệt, khiến cho việc cải thiện khả năng sinh sản của đàn bò ở vùng nhiệt đới & cận nhiệt đới là một thách thức lớn. Do đó, tầm quan trọng của việc giám sát điểm thể trạng trước và sau đẻ trong định hướng chế độ dinh dưỡng và quản lý để đảm bảo hiện tượng NEB xảy ra trong giai đoạn sau đẻ không quá trầm trọng và hạn chế ảnh hưởng xảy ra trong giai đoạn sau tiếp theo chu kỳ sữa (Roche, 2006; Chagas et al., 2007). Cần chú ý rằng, nhu cầu dinh dưỡng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, do đó, các chương trình quản lý và dinh dưỡng khác nhau cần cho từng cá thể. Các báo cáo hiện nay (Chagas et al., 2007; Thatcher et al., 2010) đã cung cấp các thông tin cần thiết để mở rộng chương trình dinh dưỡng nhằm tối ưu điểm thể trạng tại ở các giai đoạn quan trọng trong chu kỳ sản xuất của bò sữa và những yếu tố này cũng phải được phân tích toàn diện hơn.
Nhìn chung, hạn chế giảm BCS trong một vài tuần đầu sau đẻ là điều cấp thiết, bò nên ở trong khoảng điểm thể trạng 2.75 - 3.0 (thang điểm 5) khi đẻ và phải được kiểm soát để BCS mất không quá 0.5 điểm trong giai đoạn từ khi đẻ tới khi TTNT lần đầu tiên (Crowe, 2008).