.7 Sơ đồ quy trình kiểm soát camkếtchi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 71 - 104)

Việc điều chỉnh hoặc huỷ cam kết chi và hợp đồng được thực hiện theo quy định tại điểm 2.1 và 2.2 khoản 2 mục II Thông tư số 113/2008/TT-BTCngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 của Bộ Tài chính. Cụ thể:

* Điều kiện điều chỉnh số tiền cam kết chi và hợp đồng -Điều chỉnh số tiền cam kết chi:

Trường hợp điều chỉnh giảm, thì số tiền được điều chỉnh giảm của khoản cam kết chi không được lớn hơn số tiền còn lại chưa được thanh toán của khoản cam kết chi đó, chi tiết theo từng nội dung cam kết chi.

Trường hợp điều chỉnh tăng: Đơn vị dự toán Giao dịch viên KBNN Hệ thống TABMIS Kế toán trưởng

+ Đối với cam kết chi thường xuyên, thì số tiền được điều chỉnh tăng thêm phải nhỏ hơn hoặc bằng dự toán còn được phép sử dụng của đơn vị dự toán (chênh lệch giữa dự toán năm được giao với tổng số tiền của các khoản cam kết chi chưa được thanh toán và số tiền đã thanh toán trong năm).

+ Đối với cam kết chi đầu tư, thì số tiền được điều chỉnh tăng thêm không được lớn hơn kế hoạch vốn còn được phép sử dụng của dự án đầu tư (chênh lệch giữa kế hoạch vốn đã giao trong năm cho một dự án đầu tư với tổng giá trị của các khoản đã cam kết chi trong năm chưa được thanh toán và tổng số tiền đã thực hiện thanh toán trong năm của dự án đó) và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi.

Điều chỉnh giảm số tiền của hợp đồng (hợp đồng nhiều năm trong chi thường xuyên hoặc hợp đồng chi đầu tư), thì giá trị của hợp đồng sau khi được điều chỉnh không được nhỏ hơn tổng số tiền đã thực hiện cam kết chi đối với hợp đồng đó.

Trường hợp đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh giảm số tiền của hợp đồng với mức giảm lớn hơn tổng số tiền đã thực hiện cam kết chi của hợp đồng đó, thì KBNN yêu cầu đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư làm thủ tục điều chỉnh cam kết chi trước khi làm thủ tục điều chỉnh hợp đồng.

-Điều chỉnh hợp đồng:

+Tạiđơnvịdựtoán/chủđầutư:Khicóyêucầuđiềuchỉnhhợpđồng,đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư lập và gửi Giấy đề nghị điều chỉnh thông tin hợp đồng đang được quản lý trên TABMIS đến KBNN nơi giao dịch (theo mẫu số 03 đính kèm công văn 507/KBNN- THPC của KBNN).

+Tại KBNN: Căn cứ đề nghị của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư, giao dịch viên đối chiếu giữa các chỉ tiêu thông tin của hợp đồng đã được quản lý trên TABMIS với các chỉ tiêu thông tin của hợp đồng trên giấy đề nghị điều chỉnh của đơn vị; sau đó, kiểm tra theo các điều kiện quy định tại tiết 4.1.1 điểm 4.1 khoản 4 mục II công văn 507/KBNN- THPC, nếu phù hợp thì điều chỉnh các chỉ tiêu thông tin của hợp đồng trên TABMIS theo đề nghị của đơn vị dự toán (hoặc chủ đầu tư) và đệ trình yêu cầu điều chỉnh hợp đồng lên kế toán trưởng phê duyệt theo quy trình tương tự như quy

trình tạo mới, phê duyệt hợp đồng. -Điều chỉnh cam kết chi:

+Tại đơn vị dự toán/chủ đầu tư: Khi có yêu cầu điều chỉnh CKC, đơn vị lập và gửi Phiếu điều chỉnh số liệu CKC đến KBNN nơi giao dịch (mẫu C2-13/NS ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC)

+Tại KBNN: Căn cứ đề nghị của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư, giao dịch viên đối chiếu giữa các chỉ tiêu thông tin của cam kết chi đang được quản lý trên TABMIS với các chỉ tiêu thông tin của cam kết chi trên Phiếu điều chỉnh dự toán cam kết chi; sau đó, kiểm tra các điều kiện quy định tại tiết 4.1.1 điểm 4.1 khoản 4 mục II công văn 507/KBNN-THPC, nếu phù hợp thì điều chỉnh các chỉ tiêu thông tin của cam kết chi trên TABMIS theo đề nghị của đơn vị dự toán/ chủ đầu tư và đệ trình yêu cầu điều chỉnh cam kết chi lên kế toán trưởng phê duyệt theo quy trình tương tự như quy trình tạo mới, phê duyệt cam kết chi.

Mã số hợp đồng và mã số cam kết chi được quản lý trên TABMIS không thay đổi khi chỉnh sửa, nên KBNN không phải thông báo lại mã hợp đồng và mã số cam kết chi cho đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư.

*Huỷ cam kết chi và quản lý hợp đồng: -Điều kiện huỷ:

+Đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư chỉ được đề nghị huỷ cam kết chi số tiền trong hợp đồng mà đơn vị dự toán , chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng tiếp.

+Hủy các khoản cam kết chi không đủ điều kiện thanh toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

+Hủy các khoản đã dành dự toán để cam kết chi mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau.

+Hủy cam kết chi do hủy hợp đồng hoặc tạm dừng, giãn tiến độ thực hiện hợp đồng dẫn đến đơn vị dự toán, chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng cam kết chi để thanh toán cho các hợp đồng trong năm

+Hủy cam kết chi do hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ bị hủy bỏ hoặc có sự thay đổi về loại tiền hoặc các thông tin liên quan đến nhà cung cấp (tên, mã số và điểm nhà cung cấp)

+Hủy cam kết chi do hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ chưa thực hiện thanh toán nhưng có thay đổi giá trị hợp đồng từ mức phải thực hiện cam kết chi theo quy định xuống mức không phải thực hiện cam kết chi.

-Quy trình huỷ:

+Tại đơn vị dự toán/chủ đầu tư: Khi có yêu cầu huỷ cam kết chi hoặc huỷ quản lý hợp đồng, đơn vị dự toán/chủ đầu tư lập và gửi KBNN công văn đề nghị huỷ cam kết chi hoặc huỷ quản lý hợp đồng đến KBNN nơi giao dịch (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số113/2008/TT-BTC).

+Tại KBNN:

Bước 1: Căn cứ đề nghị của đơn vị, giao dịch viên kiểm tra các điều kiện quy định tại

tiết 4.2.1 điểm 4.2 khoản 4 mục II công văn 507/KBNN-THPC, nếu phù hợp thì lập Tờ trình kế toán trưởng phê duyệt.

Bước 2: Kế toán trưởng kiểm tra, nếu đảm bảo đủ các điều kiện quy định thì phê duyệt

hủy cam kết chi hoặc huỷ quản lý hợp đồng trên Tờ trình.

Bước 3: Sau khi đề nghị huỷ cam kết chi hoặc huỷ quản lý hợp đồng của đơn vị dự

toán hoặc chủ đầu tư đã được kế toán trưởng phê duyệt, giao dịch viên truy cập vào TABMIS để thực hiện huỷ cam kết chi hoặc hợp đồng trên TABMIS; đồng thời, thông báo cho đơn vị được biết.

Với quy trình quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua KBNN rất cụ thể như trên được triển khai trên diện rộng trong hệ thống KBNN từ tháng 6 năm 2013 đã đem lại nhiều lợi ích cho công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước qua KBNN. Qua kết quả quản lý kiểm soát CKC ngân sách Nhà nước từ tháng 6 năm 2013 đến hết năm 2017 cho thấy, KBNN Thanh Ba có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát chi

ngân sách Nhà nước trên địa bàn, với những khoản chi phải có CKC KBNN Thanh Ba đã yêu cầu các đơn vị SDNS thực hiện đúng theo quy định.

Thực hiện chương trình TABMIS nói chung và kiểm soát quản lý cam kết chi ngân sách Nhà nước nói riêng là vấn đề không mới mẻ với cán bộ công chức KBNN Thanh Ba nhưng khối lượng nghiệp vụ phát sinh ít không diễn ra thường xuyên, tuy nhiên với sự nỗ lực cố gắng của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công chức việc nắm bắt các văn bản, cũng như các thao tác thực hành trên hệ thống ngày càng được nâng cao.

Bảng 2.4 Kết quả thực hiên kiểm soát CKC ngân sách Nhà nước tại KBNN Thanh Ba từ năm 2013 – 2017.

Đơn vị: Triệu đồng

STT Năm NS Tổng chi ngân

sách nhà nước qua KBNN Tổng số Chi TX Chi ĐTXDCB Tổng số Chi có CK Ngân sách nhà nước Tổng số Chi có CKC Ngân sách nhà nước 1 2013 537.915 426.402 11.178 111.513 27.634 2 2014 630.580 501.813 16.528 128.767 44.302 3 2015 662.601 531.788 13.884 130.813 53.257 4 2016 655.914 543.306 1.968 112.608 91.554 5 2017 710.726 585.494 5.818 125.232 57.513

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động KBNN huyện Thanh Ba hàng năm Báo cáo liệt kê chứng từ PO S206 trên hệ thống TABMIS )

Trong quá trình thực hiện có nhiều điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách trong kiểm soát chi ngân sách Nhà nước nói chung và quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước nói riêng cụ thể:

Kết quả sau gần 10 năm thực hiện cho thấy công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi cơ bản đã đi vào nề nếp, đã có nhiều tín hiệu khả quan trong công tác quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước nói chung và quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước nói riêng. Các đơn vị SDNS, chủ đầu tư (BQLDA) đã tiếp cận được với yêu cầu quản lý mới, chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch dành dự toán, nguồn vốn cho các hợp đồng đã ký kết và quản lý tốt hơn trong việc triển khai thực hiện tiến độ theo nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Bước đầu các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ hơn

với KBNN và đơn vị SDNS, chủ đầu tư (BQLDA), đảm bảo bố trí, phân bổ nguồn vốn hợp lý, hạn chế dần tình trạng bố trí kế hoạch vốn cho các dự án triển khai chậm tiến độ, không có khối lượng để thanh toán. KBNN Thanh Ba đã đề xuất thiết lập 78 nhà cung cấp (theo số liệu thống kê của Đội xử lý trung tâm tỉnh) góp phần từng bước đưa các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khu vực công vào quản lý tập trung, góp phần ngăn ngừa tình trạng rủi ro chuyển tiền thanh toán sai địa chỉ, hướng dẫn chủ đầu tư quản lý chặt chẽ nguồn vốn thanh toán cho dự án, kiểm soát kế hoạch vốn thanh toán cho các dự án an toàn hơn, giúp cho đội ngũ cán bộ công chức Kho bạc làm công tác kiểm soát chi vừa tiếp cận được các chuẩn mực kế toán công quốc tế vừa nắm bắt được quy trình ngân sách đầy đủ từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách một cách toàn diện hơn.

Đánh giá chung 2.3

2.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thanh Ba sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thanh Ba

Đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản 2.3.1.1

Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên. Theo đó, công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua KBNN được thuận tiện dễ dàng hơn. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý chi ngân sách Nhà nước được quy định rõ ràng hơn, đối với cơ quan KBNN Phú Thọ nói chung và KBNN huyện Thanh Ba nói riêng . Các khoản kinh phí mua sắm hàng hóa, sửa chữa của đơn vị… đã đi vào nề nếp theo đúng các quy định của Bộ Tài chính về mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên. chế độ đấu thầu và chế độ hóa đơn, chứng từ.

Quy trình quản lý thu chi ngân sách theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2008,trong công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước, hệ thống KBNN đã tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác KSC ngân sách Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập và hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước , tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị SDNS chủ động trong quản lý biên chế và kinh phí hoạt động.

Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính, hiện tại KBNN đang quản lý và kiểm soát chi thường xuyên theo hướng dẫn tại Thông tư số 161/2012/TT- BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 thay thế Thông tư 79/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua KBNN và Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012. Cơ chế kiểm soát chi hiện nay có nhiều điểm mới, mang tính cải cách hành chính cao; đồng thời thực hiện cải cách công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua KBNN theo Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và kế toán hoạt động KBNN được ban hành theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC, hệ thống chứng từ và cách hướng dẫn ghi chép trên chứng từ được quy định cụ thể ( Phụ lục 02 công văn số 4696/KBNN-KTNN ngày 29/9/2017 của KBNN) nhằm đồng bộ hóa phù hợp với quy trình kiểm soát chi một đầu mối tại KBNN, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị SDNS trong thực hiện ghi chép trên các mẫu biểu chứngtừ.

Đối với công tác kiểm soát và quản lý cam kết chi ngân sách Nhà nước 2.3.1.2

Thực hiện Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và kiểm soát CKC ngân sách Nhà nước, KBNN ban hành công văn 507/KBNN-THPC ngày 22/3/2013 về hướng dẫn thực hiện thông tư số 113/2008/TT- BTC, bên cạnh đó ngày 01/03/2016 Bộ Tài chính đã ra Thông tư số 40/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư 113/2008/TT-BTC và một số văn hướng dẫn công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua KBNN đã tạo ra

hành lang pháp lý cho các đơn vị KBNN trong lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nhà nước nói chung và quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước nói riêng.

Bên cạnh các mặt đạt được, công tác kiểm soát CKC cũng còn không ít những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện CKC giữa KBNN với đơn vị sử dụng ngân sách, giữa các bộ phận trong nội bộ KBNN.

2.3.2 Những hạn chế khi thực hiện quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thanh Ba Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thanh Ba

Hạn chế về cơ chế phối hợp thực hiện 2.3.2.1

Việc phối hợp giữa KBNN và cơ quan Tài chính trong quá trình nhập số liệu dự toán, trong đó có dự toán chi đầu tư còn chưa đồng bộ, dẫn đến việc sai lệch trong nhập các đoạn mã giữa 2 cơ quan, hoặc nhập không kịp thời nên KBNN không có số liệu dự toán để thực hiện kiểm soát camkết. Bên cạnh đó, trách nhiệm nhập dự toán ngân sách (kể cả kế hoạch vốn) vào hệ thống TABMIS được giao cho nhiều cấp, nhiều cơ quan như cơ quan Tài chính các cấp, các bộ ngành…nên cách thức nhập đôi lúc còn phụ thuộc vào tình hình tồn quỹ ngân sách của địa phương và vẫn chưa có quy định ràng buộc cụ thể thời hạn chậm nhất phải hoàn thành việc nhập dự toán vào TABMIS.Những điều này đồng nghĩa với việc cắt vụn việc thực hiện CKC, làm mất tác dụng của CKC. Trong trường hợp này, việc các đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS), chủ đầu tư ( BQLDA) có chấp hành quy định thời hạn 10 ngày làm việc gửi hợp đồng và đề nghị CKC, cũng trở nên vô tác dụng và cũng gây ra hạn chế vì trên hệ thống TABMIS không có số dư dự toán để KBNN thực hiện CKC.

-Việc chấp hành thời hạn gửi hợp đồng và cam kếtchi là sự phối hợp của các đơn vị SDNS trong việc thực hiện CKC theo Thông tư số 113/2008/TT-BTC và Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính quy định thời gian gửi chấp thuận cam kết chi: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị hợp đồng từ mức 200 triệu đồng trở lên với các khoản chi thường xuyên và từ 1.000 triệu đồng với các khoản chi đầu tư XDCB, đơn vị SDNS, chủ đầu tư (BQLDA) phải gửi hợp đồng kèm theo đề nghị CKC

mới chuyển hồ sơ chứng từ, kèm theo hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và đề nghị CKC đến KBNN để làm thủ tục hoặc trong thực tế điều hành ngân sách Nhà nước ở huyện Thanh Ba thì vẫn còn tồn tại tình trạng một số công trình, các hạng mục công trình hay một số công việc được tiến hành ký kết hợp đồng để thực hiện rồi sau đó mới được giao dự toán hay giao kế hoạch vốn. Trong trường hợp này việc chấp hành các quy định về thời hạn gửi cam kết chi thường gặp phải một số các phản ứng, rồi lý giải nguyên nhân gây khó khăn cho việc xử lý của KBNN.Điều này đã làm mất vai trò, vị trí của CKC trong kiểm soát chi ngân sách Nhà nước, không đạt được mục đích của hoạt động CKC. Đồng thời cũng chính vì thế mà các đơn vị SDNS, chủ đầu tư (BQLDA) coi như CKC không có tác dụng gì mà chỉ làm rườm rà thêm thủ tục hành chính.

Hạn chế về quy mô thực hiện 2.3.2.2

Hiện nay quy định về mức cam kết chi là từ 200 triệu đồng đối với các hợp đồng chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết. Thực tế cho thấy, các gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 500 triệu đồng thường được bố trí vốn một lần trong năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 71 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)