2.1.1 Sự hình thành
Kho bạc Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện việc huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật. Cùng với sự ra đời của Hệ thống Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ được thành lập với tên gọi ban đầu là “Chi nhánh Kho bạc Nhà nước Thanh Hòa” và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 4 năm 1990. Sau nghị định số 25/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính thay thế quyết định số 07/QĐ-HĐBT, Chi nhánh Kho bạc Nhà nước Thanh Hòa đổi tên thành Kho bạc Nhà nước Thanh Hòa.
Từ năm 1996, Kho bạc Nhà nước Thanh Ba được tái lập trên cơ sở chia tách huyện Thanh Hòa thành 2 huyện: Thanh Ba và Hạ Hòa. Với chức năng thực hiện nhiệm vụ là quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước trên địa bàn, Kho bạc Nhà nước Thanh Ba đã trưởng thành và ngày càng hoàn thiện về năng lực chuyên môn cũng như trình độ quản lý. Trải qua hơn 20 năm thành lập và phát triển, Kho bạc Nhà nước Thanh Ba đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùng với toàn ngành Tài chính đạt được nhiều kết quả trong xây dựng chính sách, quản lý quá trình phân phối nguồn lực của đất nước, góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Có thể khẳng định rằng, hệ thống KBNN đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia thông qua việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu, chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan
Trung ương và chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Chức năng 2.1.2.1
Kho bạc Nhà nước Thanh Ba là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước Phú Thọ, có chức năng quản lý Nhà nước về quỹ ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; Thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách Nhà nước, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu. Kho bạc Nhà nước huyện Thanh Ba có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện Thanh Ba để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ 2.1.2.2
a. Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:
- Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;
- Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
c. Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
d. Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:
- Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.
e. Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
f. Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo chế độ quy định: - Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện;
- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp huyện tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định;
- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định. g. Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.
h. Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.
i. Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện. k. Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.
l. Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
m. Quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định. n. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh giao.
Quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Thanh Ba 2.1.2.3
Kho bạc Nhà nước cấp huyện có quyền:
a. Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
b. Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2.1.3 Cơ cấu, tổ chức, bộ máy Kho bạc Nhà nước Thanh Ba
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức 2.1.3.1
Kho bạc Nhà nước được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Kho bạc Nhà nước Thanh Ba được tổ chức theo quy định của KBNN Việt Nam, gồm 1 Giám đốc, 1 phó Giám đốc và các chuyên viên. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Kho bạc Nhà nước Thanh Ba được thể hiện ở sơ đồ 2.1 dưới đây:
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Kho bạc Nhà nước Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
(Nguồn: Kho bạc Nhà nước Thanh Ba) Chức năng, nhiệm vụ của Lãnh đạo KBNN Thanh Ba 2.1.3.2
Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thanh Ba chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước Phú Thọ và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.
Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thanh Ba chịu trách nhiệm trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thanh Ba và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận giao dịch 2.1.3.3
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt.
Thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao quản lý theo sự phân công của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
Thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao quản lý theo chế độ quy định.
GIÁM ĐỐC PHÓGIÁM ĐỐC BỘ PHẬN GIAO DỊCH BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH
Báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao quản lý.
Đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản giao dịch với các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định; đối chiếu số liệu các khoản chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao quản lý.
Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách.
Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc; lập báo cáo, tổng hợp, đối chiếu tình hình thu, chi ngân sách nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước Thanh Ba cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.
Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước Thanh Ba.
Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước Thanh Ba tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán theo chế độ quy định.
Thực hiện thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định. Thực hiện công tác thống kê tổng hợp, phân tích số liệu về thu, chi ngân sách nhà nước phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền; thực hiện chế độ báo cáo hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước theo quy định.
Bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ có giá, ấn chỉ đặc biệt do Kho bạc Nhà nước Thanh Ba quản lý, các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Thực hiện phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước Thanh Ba theo quy định.
Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; quản lý kho, quỹ,tài chính nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Thanh Ba.
Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước Thanh Ba. Quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước Thanh Ba theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thanh Ba giao.
Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận hành chính 2.1.3.4
Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Kho bạc Nhà nước Thanh Ba.
Triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính tại đơn vị.
Thực hiện công tác hành chính, quản trị: quản lý tài sản, hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, bảo vệ tại Kho bạc Nhà nước Thanh Ba.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thanh Ba giao.
2.1.4 Tình hình thu chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thanh Ba
Tình hình thu ngân sách Nhà nước 2.1.4.1
Bám sát dự toán thu ngân sách Nhà nước, Kho bạc Nhà nước Thanh Ba đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu trên địa bàn, triển khai quyết liệt có hiệu quả các giải pháp, biện pháp theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và UBND các cấp trong công tác tổ chức thu ngân sách Nhà nước. Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp thu ngân sách Nhà nước với các hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn, triển khai tuyên truyền phương thức thu ngân sách Nhà nước qua các điểm chấp nhận thẻ (POS) tại một số địa bàn trong tỉnh Phú Thọ nhằm tiến tới đa dạng hóa các phương thức thu ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đối tượng nộp thuế và cải cách thủ tục hành chính trong công tác thu ngân sách Nhà nước, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong trao đổi, cung cấp thông tin thu ngân sách Nhà nước với các đơn vị liên quan. Triển khai có hiệu quả thanh toán song phương điện tử tập trung, phối
hợp thu đảm bảo tập trung nhanh, đầy đủ, chính xác các khoản thu ngân sách Nhà nước, thực hiện điều tiết kịp thời cho các cấp ngân sách chính xác, đúng quy định[9].
Tình hình chi ngân sách Nhà nước 2.1.4.2
Trong những năm qua, KBNN Thanh Ba đã tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên, chủ động phối hợp với cơ quan Tài chính rà soát các nhiệm vụ chi thường xuyên, kiểm soát hồ sơ, thủ tục chặt chẽ, đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức nhất là kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài, lễ hội, mua sắm xe ô tô và trang thiết bị với giá trị lớn. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị chấp hành, thực hiện nghiêm các chế độ quy định về quản lý tài chính. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi của các đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước, mặt khác luôn chú trọng cải cách hành chính trong quản lý chi ngân sách Nhà nước, đảm bảo đúng quy định về hồ sơ, thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ, trả kết quả đúng thời hạn cho các đơn vị sử dụng ngân sách[9].
Bên cạnh đó, trong kiểm soát chi đầu tư XDCB, KBNN Thanh Ba đã chủ động tham mưu cho UBND huyện Thanh Ba trong tổ chức triển khai nhiều giải pháp tích cực để góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB. Kịp thời nắm bắt nguyên nhân, những khó khăn vướng mắc, báo cáo kịp thời UBND huyện để chỉ đạo các ngành, các chủ đầu tư triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục độ trễ trong giải ngân vốn đầu tư XDCB. Thực hiện nghiêm các nội dung liên quan đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư, đảm bảo công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư qua KBNN Thanh Ba kịp thời, đúng quy định.
Từ thực tế tình hình công tác thu, chi ngân sách Nhà nước qua KBNN Thanh Ba cùng với sự cố gắng trong thực thi nhiệm vụ của Lãnh đạo và cán bộ KBNN Thanh Ba đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Bảng 2.1 Kết quả tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước qua KBNN
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn : Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động KBNN Thanh Ba hàng năm)
Thực trạng công tác quản lý và kiểm soát chi thường xuyên, chi đầu tư 2.2
XDCB, cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thanh Ba
2.2.1 Thực trạng công tác quản lý và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước nước
Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 2.2.1.1
*Nội dung kiểm soát chi ngân sách Nhà nước[10] nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng thể hiện qua ba giai đoạn kiểm soát: kiểm soát trước khi chi, kiểm soát trong khi chi và kiểm soát sau khi chi.
+ Kiểm soát trước khi chi là kiểm soát việc lập, quyết định, phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nước. Đây là khâu đầu tiên trong chu trình kiểm soát chi. Nó giúp nâng cao chất lượng dự toán, tránh tình trạng giao dự toán quá thấp không đủ kinh phí hoạt động cho đơn vị hoặc giao dự toán quá cao dễ dẫn đến lãng phí trong sử dụng ngân sách Nhà nước.
+ Kiểm soát trong khi chi là kiểm soát quá trình thực hiện dự toán nhằm đảm bảo các khoản chi phải đủ điều kiện theo quy định trước khi xuất quỹ ngân sách Nhà nước chi trả cho đối tượng thụ hưởng ngân sách Nhà nước. Kiểm soát trong khi chi là khâu chủ