Đặc điểm hình thái cây mận Máu tại Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 59 - 62)

Huyện

7 năm tuổi 12 năm tuổi 15 năm tuổi

Cao cây (m) Đường kính tán (m) Đường kính gốc (cm) Cao cây (m) Đường kính tán (m) Đường kính gốc (cm) Cao cây (m) Đường kính tán (m) Đường kính gốc (cm) Nguyên Bình 4,5±0,31 5,4±0,29 15,3±0,69 6,2±0,35 7,6±0,37 20,9±0,44 7,6±0,24 8,9±0,14 25,1±1,06 Thạch An 4,8±0,31 5,0±0,44 17,4±1,04 6,6±0,25 7,5±0,15 21,2±0,52 7,4±0,17 9,2±0,23 21,2±0,52 Bảo Lạc 5,3±0,37 6,2±0,40 18,5±0,74 7,1±0,15 7,9±0,24 23,1±1,18 7,9±0,20 9,4±0,15 26,9±0,89 Trà Lĩnh 5,4±0,42 6,4±0,44 18,8±0,85 7,8±0,14 8,3±0,29 23,5±1,19 8,3±0,22 9,1±0,20 27,2±0,62 Trung bình 5,0±0,35 5,8±0,39 17,5±0,83 6,93±0,22 7,83±0,26 22,18±0,83 7,8±0,21 9,15±0,18 25,1±0,77

Hình 4.1. Đặc điểm hình thái cây mận Máu 7 năm tuổi tại Cao Bằng

Qua bảng 4.7 và hình 4.1 nhận thấy: Chiều cao trung bình ở cây mận Máu tuổi 7 ở 4 huyện là 5,0 m, đường kính gốc trung bình 17,5 cm, đường kính tán trung bình đat 5,8 m. Trong đó, cây mận Máu tại huyện Trà Lĩnh và Bảo Lạc có các đặc điểm hình thái gần tương đương nhau, cụ thể: chiều cao cây mận Máu tại huyện Trà Lĩnh và Bảo Lạc là 5,4 m; 5,4 m; đường kính tán đạt 6,2 m; 6,4 m; đường kính gốc lần lượt đạt 18,5 cm và 18,8 cm. Còn hình thái cây mận Máu ở 2 huyện Thạch An và Nguyên Bình cũng tương đồng nhau, không có sự khác biệt lớn. Trong 4 huyện thì đặc điểm hình thái thân cây mận Máu tại huyện Trà Lĩnh là đạt cao nhất, tiếp đến là huyện Bảo Lạc, huyện Thạch An và huyện Nguyên Bình.

Qua bảng số liệu 4.7 và hình 4.2 ta thấy: Chiều cao trung bình ở cây mận Máu tuổi 12 ở 4 huyện là 6,93 m, đường kính gốc trung bình 22,18 cm, đường kính tán trung bình đat 7,83 m. Trong đó, cây mận Máu tại huyện Trà Lĩnh có đặc điểm hình thái thân cao hơn các huyện khác, cụ thể: chiều cao cây mận Máu tại huyện Trà Lĩnh là 5,4 m; đường kính tán đạt 8,3 m; đường kính gốc lần lượt đạt 23,5 cm. Tiếp đến là huyện Bảo Lạc có chiều cao cây, đường kính tán và đường kính gốc lần lượt đạt 7,1 m; 7,9 m và 23,1 cm. Còn thấp nhất là tại huyện Nguyên Bình với chiều cao cây chỉ đạt 6,2 m; đường kính tán đạt 7,6 m; còn đường kính gốc là 20,9 cm. Huyện Thạch An đặc điểm hình thái thân cũng ở mức trung bình.

Hình 4.3. Đặc điểm hình thái cây mận Máu 15 năm tuổi tại Cao Bằng

Qua bảng số liệu 4.7 và hình 4.3 ta thấy: Chiều cao vây mận Máu trung bình tại 4 huyện là 7,8 m, đường kính gốc trung bình 25,1 cm, đường kính tán trung bình đat 9,15 m. Trong đó, cây mận Máu tại huyện Trà Lĩnh có chiều cao cây cao nhất đạt 8,3 m; đường kính gốc đạt 27,2 cm; tuy nhiên đường kính tán chỉ đạt 9,1 m; tiếp đến là cây mận Máu tại huyện Bảo Lạc có chiều cao trung bình là 7,9 m; đường kính tán đạt 9,4 m và đường kính gốc là 26,9 cm. Huyện Thạch An có chiều cao cây, đường kính tán và đường kính gốc lần lượt đạt 7,4 m; 9,2 m và 21,2 cm. Còn huyện Nguyên Bình có chiều cao cây, đường kính tán và đường kính gốc đạt 7,6 m; 8,9 m và 25,1 cm.

Hình ảnh cây mận máu tại huyện Trà Lĩnh 4.2.2. Đặc điểm hình thái lá cây mận máu

Lá là bộ phận chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp của cây, góp phần tạo ra sản phẩm vật chất hữu cơ của cây trồng và quyết định 90-95% năng suất cây trồng. Mỗi loại giống khác nhau thì hình dạng lá cũng khác nhau. Chiều dài và chiều rộng lá quy định diện tích lá, có tác động trực tiếp đến khả năng quang hợp, tích lũy chất khô và năng suất cây trồng. Kết quả được thể hiện bảng 4.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)