Đặc điểm hình thái của quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 64)

Quả mận máu khi chín thường có màu đỏ thẫm, thịt quả cũng đỏ thẫm, ăn ngọt. Thời gian bắt đầu thu hoạch vào khoảng đầu tháng 6 dương lịch và kết thúc thu hoạch vào đầu tháng 7 dương.

Hình dáng quả, chiều cao quả, đường kính quả, chiều dài cuống, dầy vỏ, dầy cùi, khối lượng quả, màu sắc thịt quả, tỷ lệ phần ăn được. Kết quả thể hiện tại bảng 4.9.

Bảng 4.9. Đặc điểm hình thái quả mận máu tại Cao Bằng Mã số Khối lượng quả (gam) Chiều cao quả (cm) Đường Kính quả(cm) Màu sắc vỏ quả Tỷ lệ % phần ăn được (%) Thịt quả MCM.BL04 20,00 2,70 2,80 Đỏ thẫm 87,00 Đỏ thẫm MCM.BL10 23,00 3,20 3,00 Đỏ thẫm 85,00 Đỏ thẫm MCM.BL12 20,10 2,50 2,80 Đỏ thẫm 85,00 Đỏ thẫm MCM.TA31 18,00 2,20 2,50 Đỏ thẫm 87,00 Đỏ thẫm MCM.NB43 21,00 2,40 2,50 Đỏ thẫm 86,50 Đỏ thẫm MCM.TL57 21,30 2,50 2,70 Đỏ thẫm 85,00 Đỏ thẫm MCM.TL69 20,00 2,50 2,70 Đỏ thẫm 85,50 Đỏ thẫm MCM.TL74 22,00 2,50 2,60 Đỏ thẫm 86,00 Đỏ thẫm TB 20,70 2,56 2,70 85,87

Qua bảng 4.9 ta thấy: Khối lượng quả trung bình các cây mận đạt 20,7 gam/quả, quả to nhất có khối lượng 23g, quả nhỏ có khối lượng 18g. Số cây có khối lượng quả từ 20g trở lên chiếm 7 trên tổng số 8 cây (87,5%). Quả có chiều cao trung bình: 2,56 cm, đường kính 2,7cm, quả hình dạng tròn dẹt. Màu sắc vỏ khi chín đỏ thẫm. Tỷ lệ phần ăn được rất cao, trung bình đạt 85,87%.

Để đánh giá chất lượng quả, chúng tôi đã phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa quả: Hàm lượng chất khô (%). Đường tổng số (%). Vitamin C (mg/100g). Axit tổng số (%). Brix (%). Tanin (%). Kết quả thu được ở bảng 4.10.

Kết quả phân tích sinh hóa của cây mận máu cho thấy:

Độ ngọt trung bình của quả mận máu đạt 11,08%, cây có độ ngọt cao nhất là cây NB 43 với độ Brix đạt 11,5%, cây thấp nhất là TL 69 và TL 74 với độ Brix là 10,5%.

Đường khử (Fructose) là loại đường được dùng trong chế biến kẹo, mứt, có tác dụng chống kết tinh nhưng lại dễ hút nước…, cây có hàm lượng đường khử cao nhất là BL.04 đạt 5,65%, cây thấp nhất là TA.31 đạt 4,69 %.

Hàm lượng tannin trong quả mận máu cũng rất thấp đạt 0,23%, chứng tỏ quả mận máu ít chát hơn so với giống mận khác và hàm lượng vitamin C cũng thấp chỉ đạt 4,17%.

Bảng 4.10. Kết quả phân tích sinh hóa quả của quả mận máu STT Chất khô (%) Brix (%) Đường tổng số (%) Đường khử (%) Axit TS (%) Vitamin C (mg/100g) Tanin (%) MCM.BL04 16,04 11,1 8,52 5,65 0,422 4,82 0,253 MCM.BL10 15,92 11,4 8,20 5,00 0,410 4,80 0,250 MCM.BL12 16,10 11,1 8,16 5,06 0,390 4,78 0,195 T. Bình 16,02 11,20 8,29 5,24 0,41 4,80 0,23 MCM.TA31 15,45 10,8 7,58 4,69 0,401 3,98 0,201 T. Bình 15,45 10,80 7,58 4,69 0,40 3,98 0,20 MCM.NB43 15,02 11,5 8,05 4,80 0,425 3,80 0,260 T. Bình 15,02 11,5 8,05 4,8 0,425 3,8 0,26 MCM.TL57 15,08 11,4 8,12 5,28 0,392 4,21 0,194 MCM.TL69 15,80 10,5 7,20 5,09 0,429 3,95 0,198 MCM.TL74 15,81 10,5 7,35 4,91 0,430 4,10 0,262 T. Bình 15,56 10,80 7,56 5,09 0,42 4,09 0,22 TB chung 15,51 11,08 7,87 4,96 0,41 4,17 0,23 4.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG MẬN MÁU TẠI CAO BẰNG 4.3.1. Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến khả năng đậu quả và năng suất, chất lượng mận Máu tại Cao Bằng

a. Ảnh hưởng một số phân bón lá đến tỷ lệ đậu hoa của mận Máu Cao Bằng

Ngày nay các loại phân bón lá đã và đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất trồng trọt như là một phương tiện quan trọng điều chỉnh các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng như: Kích thích tăng trưởng sinh khối, điều chỉnh sự nghủ nghỉ của hạt, củ, chồi, sự ra hoa kết quả. Trong chu kỳ sống, cây ăn quả ra hoa, đậu quả là một quá trình tất yếu. Cây mận máu ra hoa, đậu quả và cho thu hoạch là mục đích cuối cùng của người trồng. Trong thực tế sản xuất thời gian ra hoa, đậu quả của các giống mận nói chung, giống mận máu nói riêng là chỉ tiêu rất quan trọng từ đó người sản xuất có thể tác

động các biện pháp kỹ thuật (bón phân, bấm ngọn, tỉa cành...) để chủ động điều chỉnh thời gian ra hoa, đậu quả và thời điểm thu hoạch. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến tỷ lệ đậu hoa của mận Máu tại Cao Bằng

CT Số hoa/cành trước phun (hoa)

Số hoa/cành sau phun (hoa)

Tỷ lệ đậu hoa (%) CT1 53,67b 30,11a 56,10 CT2 57,56a 23,22b 40,34 CT3 58,00a 22,89bc 39,47 CT4 56,89ab 23,78b 41,80 CT5 56,89ab 23,56b 41,41 CT6 (đối chứng) 59,33a 19,89c 31,84 CV (%) 3,7 6,9 - LSD05 3,85 3,00 -

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.11 cho thấy nhận thấy: trước khi phun các loại phân bón qua lá, số hoa/cành không sai khác nhau nhiều, nhưng sau khi phun, số hoa/cành ở các công thức có sử dụng chế phẩm qua lá cao hơn hẳn so với công thức đối chứng. Tỷ lệ đậu hoa/cành của công thức 1 đến công thức 5 lần lượt đạt 56,10%; 40,34%; 39,47%; 41,80%; 41,41% cao hơn so với công thức đối chứng chỉ đạt 31,84%. Trong đó ở công thức 1 sử dụng chế phẩm qua lá Atonik cho tỷ lệ đậu hoa cao nhất đạt 56,10%, tiếp đó là công thức 4 sử dụng chế phẩm Grow more đạt 41,80%, các công thức 2, 3,4 cho tỷ lệ đậu hoa là ngang nhau.

b. Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến tỷ lệ rụng quả non mận Máu

Qua kết quả điều tra thực trạng trồng mận máu tại một số huyện ở Cao Bằng, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ đậu quả non là rất thấp. Tỉ lệ đậu quả phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài: thời tiết, cách chăm sóc, liều lượng phân bón... Theo các nghiên cứu gần đây về phân bón cho cây ăn quả đã khẳng định sự thiếu hụt của một số chất vi lượng có trong đất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ

đậu quả, mà trong các loại phân bón qua lá hiện nay đều có chứa các nguyên tố vi lượng. Do vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón qua lá nhằm cải thiện tỷ lệ đậu quả non trên cây mận máu là vô cùng cần thiết. Kết quả thu được thể hiện ở bảng số liệu 4.12.

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả non của mận Máu CT Số quả/cành

trước phun (quả)

Số quả/cành sau phun (quả)

Tỷ lệ đậu quả trên cành (%) CT1 29,89a 20,11b 67,28 CT2 28,22a 23,11a 81,89 CT3 28,44a 18,67b 65,65 CT4 28,33a 19,56b 69,04 CT5 29,00a 19,78b 68,21 CT6 (đối chứng) 23,11b 13,33c 57,68 CV(%) 6,0 8,0 - LSD0,05 3,05 2,77 -

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%

Qua bảng số liệu 4.12, chúng tôi nhận thấy:

Trước khi phun một số loại phân bón qua lá, số quả trên cành giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa về thống kê. Sau khi phun các loại phân bón qua lá khác nhau, tỉ lệ đậu quả/cành của các CT1, CT2, CT3, CT4, CT5 cao hơn từ 7,97- 24,21% so với đối chứng (57,68%), sự sai khác này có mức độ tin cậy 95%. Cao nhất là CT2 đạt 81,89 %, tiếp đến CT4 là 69,04 %, CT5 là 68,21%, CT1 là 67,28%, CT3 là 65,65%, ở công thức đối chứng là 57,68%.

Việc sử dụng các loại phân bón qua lá đều có tác dụng đến tỷ lệ đậu quả của cây mận máu. Tuy nhiên ở công thức sử dụng phân bón lá Bortrac cho tỷ lệ đậu hoa cao nhất ở mức độ tin cậy 95%.

c. Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến đặc điểm quả và năng suất mận Máu

Đặc điểm hình thái và chất lượng quả là đặc trưng của giống nhưng cũng chịu tác động của điều kiện môi trường. Những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến thị hiếu, tâm lý tiêu dùng và giá trị thương phẩm của giống mận máu.

Số quả trên cây là một chỉ tiêu cấu thành năng suất quan trọng. Số quả trên cây phụ thuộc bản chất di truyền giống, số chùm quả và tỷ lệ đậu quả. Điều kiện môi trường và biện pháp canh tác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới số quả trên cây. Các biện pháp kỹ thuật như chăm sóc không phù hợp, mưa nắng thất thường, nhiệt độ cao, sâu bệnh có thể gây nứt quả, rụng quả, hạn chế sự phát triển của quả... từ đó giảm số quả/cây cho thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất quả.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến đặc điểm quả và năng suất mận Máu CT Số quả /cành (quả) Chiều cao quả (cm) Đường kính quả (cm) Khối lượng TB quả (gam) Năng suất thực thu (kg/cây) CT1 29,89 2,51ab 2,97bc 18,53bc 41,89b CT2 28,22 2,54ab 3,01b 18,14cd 43,89b CT3 28,44 2,64a 3,16a 19,78a 51,11a CT4 28,33 2,48ab 2,96bc 18,82bc 45,89b CT5 29,00 2,56ab 3,01b 19,24ab 41,00c CT6 (đối chứng) 23,11 2,38b 2,90c 17,46d 36,33c CV(%) - 4,4 1,5 2,4 6,2 LSD0,05 - 0,20 0,81 0,80 4,87

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Cùng với số quả trên cây thì khối lượng trung bình quả là yếu tố chính quyết định năng suất. Khối lượng trung bình quả không chỉ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác.

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Các công thức sử dụng phân bón lá đều cho các số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, cụ thể:

Chiều cao và đường kính quả của CT1; CT2; CT3; CT4; CT5 cũng đều cao hơn công thức đối chứng, cụ thể chiều cao quả CT1 đến CT5 lần lượt là 2,51 cm;

2,54cm; 2,64cm; 2,48cm; 2,56cm; công thức đối chứng chỉ đạt 2,38cm. Đường kính quả của CT3 là cao nhất đạt 3,16cm, tiếp đến là CT2 và CT5 đều đạt 3,01cm; thấp nhất ở công thức 6 đối chứng chỉ đạt 2,9cm. Khối lượng trung bình quả của CT3 to nhất đạt 19,78gam, tiếp đến là CT5 đạt 19,24gam, còn ở CT4 là 18,82gam, CT1 là 18,53gam, CT2 là 18,14gam, thấp nhất là CT6 đối chứng đạt 17,45gam. Năng suất thực thu ở các công thức sử dụng phân bón qua lá đều cho kết quả cao hơn công thức đối chứng và dao động từ 41,00 – 51,11 kg/cây. Trong các công thức sử dụng phân bón qua lá thì năng suất thực thu cao nhất là CT3 đạt 51,11 kg/cây, thấp nhất là CT5 đạt 41,00 kg/cây; còn ở CT6 đối chứng chỉ đạt 36,33 kg/cây.

Như vậy, việc sử dụng các loại phân bón qua lá phun cho cây mận máu đều có tác dụng tăng tỷ lệ đậu quả, hạn chế rụng quả mận máu, giúp tăng năng suất, chất lượng mận máu. Công thức sử dụng phân bón lá Siêu kali cho kết quả rõ nhất ở mức tin cậy 95%.

e. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất, chất lượng mận máu

Thành phần sinh hóa trong các loại hoa quả nói chung và quả mận máu nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Nó quyết định giá trị dinh dưỡng và khẩu vị thử nếm. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa được thể hiện ở bảng 4.14.

Bảng 4.14. Kết quả phân tích sinh hóa quả của quả mận Máu CT Chất khô (%) Brix (%) Đường TS (%) Đường khử (%) Axit TS (%) Vitamin C (mg/100g) Tanin (%) CT1 16,04 11,10 8,52 5,35 0,422 4,82 0,253 CT2 15,92 11,40 8,20 5,00 0,410 4,80 0,250 CT3 16,10 12,10 8,98 5,87 0,390 4,58 0,195 CT4 15,45 10,80 7,58 4,69 0,401 3,98 0,201 CT5 15,02 11,50 8,05 4,80 0,425 3,80 0,260 CT6 13,01 9,50 6,02 4,00 0,519 4,95 0,312

Kết quả phân tích hàm lượng một số chỉ tiêu sinh hóa của cây mận máu cho thấy: Độ Brix, đường khử, đường tổng số và hàm lượng chất khô của công thức 3

có sử dụng phân bón lá Siêu kali cao hơn công thức đối chứng và cao hơn các công thức còn lại nên quả chắc hơn, ăn ngọt hơn, và có mùi thơm. Hàm lượng vitamin C của công thức 3 lại thấp hơn 0,37mg so với công thức đối chứng và thấp hơn cả các công thức còn lại nên quả mận máu ít chua hơn, hàm lượng tannin của công thức 3 chiếm tỷ lệ ít nhất so với công thức đối chứng và các công thức còn lại chứng tỏ quả mận máu ở công thức này cũng ít chát hơn.

4.3.2. Ảnh hưởng của vật liệu giữ ẩm AMS – 1 đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng mận máu năng suất, chất lượng mận máu

Polyme siêu thấm AMS-1 góp phần làm tăng độ mùn của đất, cải thiện lý tính đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí hơn, tăng khả năng giữ ẩm và giữ các chất dinh dưỡng (đa lượng, vi lượng) của keo đất, tăng cường mật độ và hoạt động của các vi sinh vật có ích trong đất, khu vực rễ cây (vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật ngăn chặn hoạt động của một số loại nấm gây hại vùng rễ cây…).

Polyme siêu thấm AMS-1 trong đất tăng cường khả năng giữ ẩm, tạo điều kiện cho cây sử dụng tối đa lượng phân hóa học (N,P,K), có khả năng giảm lượng phân bón trên một đơn vị diện tích mà vẫn đảm bảo sinh trưởng, phát triển của cây, tiết kiệm được đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế. AMS-1 trong đất giúp cho keo đất giữ chắc hơn N,P,K, hạn chế được hiện tượng rửa trôi phân do mưa to, hoặc phân bốc hơi vào không khí do nắng hạn dài ngày.

a. Ảnh hưởng của vật liệu giữ ẩm AMS-1 đến độ ẩm trong đất

Bảng 4.15. Diễn biến ẩm độ đất (%) trên vườn mận Máu tại huyện Trà Lĩnh Công thức Năm 2016 Năm 2017 7 8 9 10 2 3 4 5 6 TB 1 67,33 69,67 62,56 57,56 51,56 53,78 55,56 70,44 68,89 61,93 2 69,56 70,33 64,78 61,56 57,00 58,67 59,33 73,11 69,78 64,90 3 53,11 67,78 55,67 50,44 41,00 42,11 43,11 65,33 58,22 52,97

Độ ẩm trong đất, trong không khí có tác động đến các giai đoạn sinh trưởng của cây như quá trình ra hoa, đậu quả, chất lượng quả, sâu bệnh hại....

Hình 4.4. Diễn biến độ ẩm đất qua các tháng trong năm 2016, 2017 tại huyện Trà Lĩnh

Qua bảng số liệu 4.15 và hình 4.4: Chúng tôi nhận thấy công thức 1 và công thức 2 qua các tháng có ẩm độ cao hơn công thức 3. Độ ẩm trung bình của cả năm công thức 1 là 61,93%, cao hơn 8,96% so với công thức 3 đối chứng là 52,97%. Công thức 2 có độ ẩm trung bình của cả năm là 64,90%, cao hơn công thức 3 đối chứng là 11,93%. Có thể thấy trong 2 công thức sử dụng vật liệu giữ ẩm AMS – 1 thì ở công thức 2 sử dụng với lượng 80kg/ha cho hiệu quả cao nhất, cao hơn 2,97% so với công thức 1 sử dụng vật liệu giữ ẩm AMS 1 lượng 40kg/ha. Sự chênh lệch được thể hiện rõ vào các tháng 2,3,4 và tháng 9,10 đây là những tháng khô hạn. Như vậy việc sử dụng vật giữ ẩm AMS -1 có tác dụng làm cho độ ẩm đất luôn giữ ở mức điều hòa, cây không bị khô hạn, có nghĩa là cây có thể sinh trưởng phát triển bình thường trong điều kiện khô hạn khi có hạt giữ ẩm ở gốc.

Bảng 4.16. Đặc điểm hình thái của quả mận Máu Công thức

Chỉ tiêu theo dõi Số quả/cành

(quả) Chiều cao quả (cm) Đường kính quả (cm) Khối lượng TB quả (gam) CT1 35,11b 2,48a 2,96ab 18,14ab CT2 39,22a 2,56a 3,03a 19,24a CT3 31,33c 2,37a 2,89b 17,79b

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)