Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 44)

4.1. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT MẬN TẠI MỘT SỐ VÙNG TRỒNG CHÍNH CỦA CAO BẰNG TRỒNG CHÍNH CỦA CAO BẰNG

Kết quả điều tra có vai trò rất quan trọng, từ đó giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về vấn đề cần quan tâm về bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống xã hội. Tùy theo mục đích vấn đề cần điều tra mà chúng ta có nhiều phương pháp, có thể tiến hành trực tiếp, gián tiếp, tiến hành trong phạm vi rộng hay hẹp... Điều tra về hiện trạng sản xuất cây mận tại Cao Bằng chúng tôi tổng hợp và thu được những kết quả như sau:

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

* Vị trí địa lý:

- Vị trí địa lý của huyện Bảo Lạc:

Bảo Lạc là một huyện vùng cao biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Cao Bằng trên Quốc lộ 34 đi Hà Giang, Bảo Lạc là một huyện nghèo trong số 62 huyện nghèo nhất cả nước được thụ hưởng các chính sách đặc thù theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Thị trấn huyện lỵ Bảo Lạc cách Thành phố Cao Bằng 140 km, huyện có 16 xã và 01 Thị trấn (Trong đó có 5 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc với chiều dài đường biên 53,6 km). Tổng dân số tính đến năm 2013 có 51.297 người, gồm 7 dân tộc chính (Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và một số dân tộc khác).

Địa hình của huyện Bảo Lạc phổ biến là núi cao và trung bình, xen kẽ các thung lũng là các bồn địa nhỏ hẹp, các dãy nui có độ cao trung bình so với mực nước biển 1.000m. Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi vì vậy việc thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu kinh tế, văn hóa xã hội và đi lại của nhân dân gặp nhiều khó khăn nhất là mùa mưa.

- Vị trí địa lý của huyện Thạch An:

Huyện nằm ở phía nam tỉnh Cao Bằng, phía bắc giáp huyện Hòa An và Quảng Uyên, phía nam là huyện Tràng Định (Lạng Sơn) và phía tây là huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn), phía đông giáp Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc. Huyện có diện tích 683 km2 và dân số là 31.000 người (năm 2004). Huyện ly là thị trấn

Đông Khê nằm trên quốc lộ 4A, cách thị xã Cao Bằng khoảng 35 km về hướng đông nam, tỉnh lộ 208 từ thị trấn Đông Khê theo hướng đông bắc đi Quảng Uyên, Phục Hòa.

- Vị trí địa lý của huyện Nguyên Bình:

Huyện nằm ở phía tây tỉnh Cao Bằng, phía bắc giáp huyện Thông Nông, Bảo Lạc, phía tây là huyện [Pác Nặm], Ba Bể, phía nam là huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn), phía đông giáp huyện Hòa An

Huyện có diện tích 837km2 và dân số là 38.000 người (năm 2004). Huyện ly là thị trấn Nguyên Bình nằm trên quốc lộ 34, cách thị xã Cao Bằng khoảng 30km về hướng tây. Huyện cũng là nơi có đường tỉnh lộ 212 theo hướng nam đi Bắc Kạn.

- Vị trí địa lý của huyện Trà Lĩnh:

Huyện nằm ở phía bắc tỉnh Cao Bằng, phía bắc giáp Quảng Tây - Trung Quốc, phía tây, tây nam là huyện Hà Quảng và Hòa An, phía đông, đông nam là huyện Trùng Khánh và Quảng Uyên.

Huyện có diện tích 257 km2 và dân số là 21.000 người. Huyện ly là thị trấn Hùng Quốc nằm trên tỉnh lộ 205, cách thị xã Cao Bằng 37 km về hướng nam và biên giới Việt Nam - Trung Quốc 5 km về hướng bắc.

Với vị trí địa lý như trên rất thuận lợi cho việc phát triển cây mận.

* Điều kiện khí hậu thời tiết

Nhìn chung Cao Bằng có khí hậu ôn hòa dễ chịu. Với khí hậu cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống thấp quá 0 °C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh không có băng tuyết (trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa đông).

Số liệu khí hậu của vùng nghiên cứu: Lượng mưa TB (mm), Ẩm độ TB (%), Nhiệt độ TB (0C), Nhiệt độ tối cao (0C), Nhiệt độ tối thấp (0C).

Qua các số liệu về điều kiện khí hậu của vùng nghiên cứu nhận thấy: nhiệt độ trung bình của huyện Nguyên Bình cao nhất là 26,60C, nhiệt độ tối cao trong năm đạt 38,80C, nhiệt độ tối thấp là 4,50C, ẩm độ trung bình trong năm cao nhất cũng đạt 86,6% và lượng mưa trung bình năm là 1.850,5mm. Huyện Bảo Lạc có

nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,80C, nhiệt độ tối cao là 41,60C; nhiệt độ tôí thấp là 20C; ẩm độ trung bình năm cao nhất là 81,9%; thấp nhất là 75,5%; lượng mưa bình quân năm là 1.181,4mm. Huyện Thạch An và Trà Lĩnh không có trạm khí tượng nhưng có điều kiện thời tiết khí hậu gần tương đồng với thành phố Cao Bằng; có nhiệt độ tối cao đạt 40,40C; nhiệt độ tối thấp là 9,30C; ẩm độ cao nhất đạt 84,6%; thấp nhất là 79,3%; lượng mưa trung bình là 1.455,5mm. Với điều kiện khí hậu như trên rất thuận lợi cho cây mận sinh trưởng và phát triển.

Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa Đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa Hè.

Số giờ nắng không nhiều, chỉ khoảng 1.500-1.600 giờ/năm

* Điều kiện đất đai

Cây mận thích ứng được với nhiều loại đất đai. pH thích hợp cho trồng mận là 5,5 – 6,5. Điều quan trọng nhất trong quá trình chọn đất trồng mận là độ sâu tầng canh tác và độ thoát nước. Mận có thể trồng trên đất ẩm nhưng rễ sẽ bị tổn thương nếu bị ngập úng. Vì vậy, đất trồng mận phải có mức nước ngầm sâu trên 2m, thoát nước tốt và độ dày tầng đất canh tác ít nhất là 1m.

4.1.2. Diện tích, năng suất mận ở các huyện của Cao Bằng

Bảng 4.1. Diện tích và năng suất mận tại tỉnh Cao Bằng

Huyện TB.DT vườn (m2/hộ) Cây mận/hộ (Cây) Năng suất (kg/cây)

Khối lượng quả (gam)

TB Max TB Max TB Max

Nguyên Bình 485 19,4 100 13,49 200 14,28 15,30 Thạch An 197,5 7,9 70 12,00 250 13,30 14,06 Bảo Lạc 440 17,6 65 40,22 230 15,03 16,01 Trà Lĩnh 1.686 67,4 50 65,03 200 14.50 15,10 TRUNG BÌNH 701,9 28,1 32,69 57,11

Tổng diện tích mận của 4 huyện là 182,9 ha, chiếm 64,4% tổng diện tích mận toàn tỉnh. Huyện Thạch An só diện tích trồng mận khá lớn (94 ha), chủ yếu là diện tích đã cho sản phẩm (86 ha), tiếp đến là Trà Lĩnh (47 ha), trong đó có 32,6 ha đã cho sản phẩm, Nguyên Bình và Bảo Lạc diện tích mận là 26,5 ha đến 15,4 ha, tương ứng diện tích cho sản phẩm là 26,1 ha đến 13,7 ha. Có thể thấy là cây trồng bản địa, đặc sản nhưng diện tích của mận rất thấp so với nhiều loại cây trồng khác (lúa, ngô, cây màu).

Diện tích vườn/hộ trung bình là 701,9 m2, tương đương với gần 2 sào, diện tích này có thể trồng được 36 đến 45 cây tùy theo mật độ 4m x 5m hoặc 4m x 4m. Tuy nhiên số cây có trên vườn chỉ đạt 28,1 cây, gần bằng 2/3 so với yêu cầu. Như vậy để có được trung bình 50 cây mận/hộ cần có sự quy hoạch về vùng trồng, chuyển dịch 1 số diện tích trồng các cây lâm nghiệp, cây công nghiệp.... hiệu quả thấp sang trồng mận.

Năng suất trung bình mận tại 4 huyện đạt 32,69 kg/cây, tương ứng 16,35 tấn/ha, trong đó NSTB cây mận tại huyện Trà Lĩnh cao hơn so với 3 huyện Thạch An và Nguyên Bình, Bảo Lạc đạt 65,03 kg/cây, tương ứng 32,5 tấn/ha. Tuy nhiên năng suất này vẫn thấp so với thế giới. Để đạt được NSTB thế giới (44.752tấn/ha), NSTB cây mận tại các huyện Thạch An, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Trà Lĩnh phải đạt 80-90 kg/cây, tăng gấp 3 lần so với trung bình hiện tại.

Năng suất, chất lượng mận phụ thuộc khá nhiều vào khả năng đầu tư của các hộ trồng mận về nhân lực và khả năng đầu tư:

a) Tại huyện Trà Lĩnh

- Về nguồn lực: trung bình số lao động chính trong nhà là 2,0 người/hộ, tuy nhiên số cây mận/hộ khá cao, TB đạt 67 cây/hộ, tương đương 2,5-3,0 sào mận quy đông đặc/hộ; thì nguồn nhân lực như vậy là ổn.

- Thu nhập từ mận không ổn định (từ 2 triệu đến 5 triệu/hộ, TB khoảng 3 triệu), chỉ bẳng 10-20% so với tổng thu nhập của gia đinh, so với diện tích và số cây/hộ thì thu từ mận như vậy là quá thấp (40.000-50.000 đ/cây). Đây là lý do chính ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của các hộ vào vườn mận. Tại các xã Vững Bền, Quang Hán có một số hộ có nguồn thu khá lớn từ mận, như hộ Bà Bế Thị Én, năm 2014 bán mận đạt 20 triệu. Nông Thị Luyện: 20 triệu. Lục Văn Quyết 15 triệu.

- Có đến 80% số hộ trồng mận trong các xã điều tra đầu tư cho vườn mận, tuy nhiên đầu tư thấp, đầu tư theo nguồn thu của gia đình (lúc nào có tiền thì đầu tư, không có thì thôi đàu tư), đầu tư không đồng bộ, không ntheo quy trình...nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và tuổi tho của các vườn mận.

b) Tại huyện Thạch An

- Về nguồn lực: trung bình số lao động chính trong nhà là 2,6, cao hơn so với Trà Lĩnh ; với diện tích và số cây thấp 7-8 cây/hộ, thì nguồn nhân lực như vậy là không thiếu.

- Thu nhập từ mận không ổn định (từ 0,5-0,8 triệu/hộ), chỉ bẳng 10% so với tổng thu nhập của gia đinh, so với diện tích và số cây/hộ thì thu như vậy là thấp (tương đương 90.000-100.000 đ/cây) vì vậy cây mận không được các hộ chú ý đầu tư. Tuy nhiên tại Thạch An có hộ sản xuất mận điển hình là hộ Ông Nguyễn Văn Quyết ở xã Nà Sloỏng năm 2014 thu từ bán mận đạt 30 triệu đồng.

- Vì không phải là nguồn thu chính của các gia đình, diện tích, số cây mận/hộ ít, vì vậy hầu hết các hộ ở Thạch An không đầu tư cho cây mận..

c) Tại huyện Nguyên Bình

- Về nguồn lực: trung bình số lao động chính trong nhà là 2,8 người/hộ, cao hơn so với Trà Lĩnh, tương đương Thạch An, tuy nhiên số cây mận/hộ TB chỉ khoảng 19-20 cây, tương đương gần 1 sào quy đông đặc; vì vậy nguồn nhân lực cho cây mận không thiếu.

- Thu nhập từ mận không ổn định (TB khoảng 1,5-2,0 triệu/hộ), chỉ bẳng 10% so với tổng thu nhập của gia đinh, so với diện tích, số cây/hộ và so với hai huyện trên thì thu từ mận của các hộ ở Nguyên Bình không cao, chỉ đạt khoảng 80.000-85.000 đ/cây. Tại Nguyên Bình có một số hộ sản xuất mận điển hình như tại xã Nà Tổng năm 2014 hộ các Ông, Bà có thu nhập cao từ bán mận là: Ông Đinh Văn Tung: 30 triệu. Bà Đinh Thị Nga: 35 triệu. Ồng Đàm Đức Thuận 20 triệu.

- Tuy thu nhập từ mận cao hơn so với các huyện trên nhưng chỉ gần 1/3 số hộ có đầu tư cho vườn mận. Cũng giống như ở Trà Lĩnh các hộ đầu tư cho vườn cây một cách tùy tiện, lúc nào có tiền thì đầu tư, không có thì thôi đàu tư, đầu tư không đồng bộ, không ntheo quy trình...nên ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và tuổi tho của các vườn mận.

d) Tại huyện Bảo Lạc

- Về nguồn lực: trung bình số lao động chính trong nhà là 3,1 người/hộ, cao hơn so với 3 huyện trên, tuy nhiên số cây mận/hộ TB chỉ khoảng 27 cây, tương đương hơn 1 sào quy đông đặc; vì vậy nguồn nhân lực cho cây mận không thiếu.

- Thu nhập từ mận không ổn định (TB khoảng 0,5-1,0 triệu/hộ), chỉ bẳng 10% so với tổng thu nhập của gia đinh, so với diện tích, số cây/hộ và so với hai huyện trên thì thu từ mận của các hộ ở Nguyên Bình thấp (TB khoảng 30.000 - 350.000 đ/cây).

- Thu nhập từ mận không cao nên chỉ gần 1/3 số hộ có đầu tư cho vườn mận. Cũng giống như ở Trà Lĩnh các hộ đầu tư cho vườn cây một cách tùy tiện, lúc nào có tiền thì đầu tư, không có thì thôi đàu tư, đầu tư không đồng bộ, không ntheo quy trình...nên ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và tuổi tho của các vườn mận.

* Tóm lại:

- Nguồn nhân lực đầu tư cho vườn mận của các hộ không thiếu.

- Thu nhập từ mận chỉ chiếm khoảng 10% so với tổng thu nhập của gia đình, không phải là nguồn thu chính nên chưa được các hộ quan tâm, đầu tư đúng mức.

4.1.3. Thực trạng về đất trồng mận tại Cao Bằng

Kết quả điều tra đất trồng mận tại các thôn bản của 4 huyện bước đầu cho thấy mận được trồng trên nhiều loại đất, từ màu mỡ đến nghèo dinh dưỡng, từ đất bằng phẳng đến đất chân đồi, đất sườn đồi dốc, đất chủ động nước tưới đến đất đồi khô hạn, trồng quanh nhà đến trên nương đồi, xa nhà, trồng phân tán đến tập trung.

Đất trồng mận chủ yếu là đất nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm kém, đất thường chua, một số nơi đất lẫn sỏi đá (đất đỏ vàng, xám đen, đất lẫn sỏi đá). Cần tăng cường phân hữu cơ để cải thiện lý tính đất, tăng keo đất, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng phân bón NPK cho cây mận sinh trưởng, phát triển và sử dụng vôi bột để cải thiện pH đất. Mận được trồng ở cả 4 độ dốc khác nhau, trong đó tập trung nhiều ở đất có độ dốc 5<100, chiếm 66,2%, diện tích đất dốc 10-200

chiếm 9,2%, diện tích đất dốc < 50 chiếm 24,6% vì vậy chăm sóc mận trên cần chú ý các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc, bảo vệ đất canh tác và đảm bảo ẩm cho cây mận. Chính vì vậy cần phải điều tra thực trạng về đất trồng và độ dốc của đất để từ đó đưa ra các biện pháp kĩ thuật hợp lý. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Đặc điểm đất trồng mận tại Cao Bằng

Huyện Loại đất (%) Độ dốc (%) Xám đen Đỏ vàng Đỏ vàng lẫn sỏi đá Bằng đến <100 5-10 0 10 - 200 Trà Lĩnh 60,0 40,0 - 35,0 60,0 5,0 Thạch An 73,3 26,3 35,0 65,0 - Nguyên Bình 50,0 36,7 13,3 8,3 90,0 1,7 Bảo Lạc 76,6 11,7 11,7 20,0 50,0 30,0 Trung bình 65,0 28,7 6,3 24,6 66,2 9,2

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua bảng số liệu 4.2 chúng tôi thấy:

Đất trồng mận trên địa bàn huyện Nguyên Bình chủ yếu là đất xám đen chiếm 50,0%, là loại đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng. Đất đỏ vàng (36,7%), đây là loại đất sét có hàm lượng dinh dưỡng trung bình thấp, đất chua, khô hạn dễ bị nứt nẻ, gặp mưa thì nhão.. Đất đỏ vàng lẫn sỏi đá chiếm tỷ lệ thấp (13,3%). Để mận sinh trưởng, phát triển, có năng suất, chất lượng tốt, ổn định trên đất này cần chú trọng chế độ dinh dưỡng, bao gồm cả phân hữu cơ hoai mục (hoặc phân hữu cơ vi sinh chức năng), phân đa lượng NPK tổng hợp (hạn chế dùng đạm sul phat, kali Clorua để khống chế pH đất), sử dụng vôi bột để sát trùng hố trồng và khống chế pH đất. Mận được trồng chủ yếu trên đất có độ dốc 5<100, không có diện tích trồng mận ở độ dốc >200. Diện tích mận trồng trên đất dốc chiếm đến 91,7%, vì vậy cần chú trọng đến kỹ thuật canh tác trên đất dốc (đường đồng mức, cây phủ đất, cây hạn chế dòng chảy, vật liệu giữ ẩm....).

dinh dưỡng, bao gồm cả phân hữu cơ hoai mục (hoặc phân hữu cơ vi sinh chức năng), phân đa lượng NPK và vôi bột để thúc đẩy cây lê sinh trưởng, phát triển tốt.

Tương tự như ở huyện Trà Lĩnh mận được trồng chủ yếu trên đất xám đen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)