Tình hình nghiên cứu về cây mậ nở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 27)

* Một số giống mận chính ở Việt Nam:

Những giống mận ở nước ta có nhiều giống chất lượng cao được ưa chuộng, có thể sản xuất thành hàng hóa cho cả nội tiêu và xuất khẩu. Tuy nhiên,

những vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ cũng trồng một số giống mận song phần nhiều là các giống mận kém phẩm chất, ít được ưa chuộng.

- Mận Tam hoa: Theo Vũ Công Hậu (1996), mận được trồng với diện tích lớn và tâp trung ở huyện Bắc Hà – Lào Cai (trên 1000 ha), Mộc Châu, Sơn La (trên 600 ha), là giống mận của vùng Quảng Đông, Trung Quốc, được nhập sang trồng đầu tiên ở Nông trường Hoành Bồ (Quảng Ninh), Trại An Lão (Hải Phòng) năm 1970. Viện nghiên cứu khảo nghiệm giống này từ năm 1971 tại Phú Hộ, Phù Ninh, Phú Thọ và một số nơi khác thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Trại cây ăn quả Bắc Hà, Lào Cai. Đây là giống thích hợp với khí hậu các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La. Chỉ sau trồng 5 – 7 năm đã cho năng suất từ 50 – 70kg/cây, cây 10 tuổi chăm sóc tốt có khả năng cho 200 – 250 kg, thậm chí 400kg.

Mận Tam Hoa: Có tán cây hình bán cầu, phân cành nhiều và góc độ phân cành lớn. Cây 10 – 12 tuổi cao chừng 4 – 4,5 m, đường kính tán 5 – 5,5m; lá hình bầu dục, hơi tròn, mút lá nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, dài lá trung bình 7,54cm, rộng 2,82cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc đơn hoặc chùm 2 – 5 hoa, cuống hoa dài; thời kỳ hoa kéo dài từ 31/1 đến 22/2; thu hoạch vào 29/5 – 10/6. Quả to tròn, phần cuống quả lõm sâu, có đường rãnh nông từ cuống quả tới đỉnh quả, đỉnh quả bằng, khi chín vỏ có màu tía phan xanh, có lớp phấn trắng trên vỏ. Khối lượng quả trung bình từ 30 – 35g/quả, cao quả 3,8 – 4,2cm, đường kính quả 4,0 – 4,4cm, thịt quả màu đỏ tía. Tỷ lệ phần ăn được 96 – 97%, độ Brix 11,5 – 14%, hàm lượng đường tổng số 8,5 – 9,1% và axít tổng số 1,1 – 1,3%.

- Mận hậu: Theo Vũ Công Hậu (1996), mận trồng nhiều ở Mộc Châu – Sơn La, Bắc Hà, Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Tiếng Trung Quốc gọi là Thủy Phí Lí. Quả to, khối lượng 20 – 30g, khi chín vỏ màu xanh vàng, thịt quả giòn, ngọt, là giống chất lượng tốt bởi quả to và có vị ngọt.

- Mận đỏ (mận máu): Trần Như Ý và cs. (2010): "Được trồng nhiều ở Cao Bằng, quả to 20 – 30quả/kg, khi chín vỏ và thịt quả có màu tím trông như máu, vị ngọt sắc, quả đẹp do đó được nhiều người sử dụng rất ưa chuộng. Mận đỏ năng suất không cao, hơn nữa yêu cầu về ngoại cảnh (nhiệt độ, đất đai) khắt khe hơn những loại khác. Bởi vậy mận được trồng rất phổ biến trong sản xuất như là nguồn gen quý trong công tác lai tạo sau này.

- Mận chua: Trần Như Ý và cs. (2010): "Là giống phổ biến được trồng ở đồng bằng và trung du. Quả chín đỏ hoặc vàng, hoa ra sớm trướt tết âm lịch 1 tháng, quả chín vào tháng 5 – 6. Chất lượng trung bình hoặc xấu, vị rất chua và chát, đắng. Giống này nhân dân thường trồng do những cây gieo hạt mọc vương vãi, giá trị sử dụng thấp, sản phẩm chủ yếu để làm ô mai, mứt mận…. Tuy vậy, mận chua thường rất sai quả và khả năng chống chịu tốt. Tuy giá trị sử dụng của nhóm mận này rất thấp nhưng là nguồn gen quý để lai tạo giống có khả năng chống chịu, năng suất cao và thích ứng rộng".

- Mận thép: Theo Trần Thế Tục và cs. (1998), mận trồng phổ biến ở Yên Bái, Bắc Kạn, Phú Thọ, đây là giống chín sớm vào đầu tháng 5, quả nhỏ, hạt nhỏ, vỏ quả màu xanh vàng, thịt quả giòn, hơi chua. Giống mận này có tính thích nghi rộng do vậy có thể trồng ở nhiều nơi. Mận thép có khả năng thích ứng rộng, có thể ra hoa kết quả ở những vùng thấp. Mận thép cũng là nguồn gen quý để lai tạo giống chống chịu, thích ứng rộng.

- Mận đắng: Ngô Hồng Bình (2010): "Quả nhỏ, hạt to vừa, khi chín vỏ có màu tím vàng, vị chua đắng, chất lượng kém. Cây mọc khỏe và có thể trồng ở miền xuôi, song ít được ưu thích. Dùng làm cây gốc ghép".

Ngoài các giống trên, hiện nay ở Việt Nam còn có nhiều giống tốt ở các vùng Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương tỉnh Lào Cai, Đồng Văn tỉnh Hà Giang như:

- Mận Tả Van: Ngô Hồng Bình (2010): "Mận Tả Van trồng chủ yếu ở thôn Giàng Tà Chải (Tả Van Dao), thôn Tả Van Dáy xã Tả Van, Sử Pán huyện SaPa và ở xã Lùng Phình, Lùng Cải, Na Hối huyện Bắc Hà. Tên Tả Van có thể là tên của xã Tả Van chỉ nguồn gốc của giống, song cũng có thể là tên Hán Việt vì hầu hết các giồng mận của Việt Nam đều di thực từ Nam Trung Quốc nên mang âm theo kiểu Trung Quốc, ví dụ như: Tả Hoàng Ly, Chai Giang Ly, Suy Phẩy Ly…Mận Tả Van có cây mọc đứng, hình tháp, phân cành nhiều, góc độ phân cành hẹp. Cây 10 – 12 tuổi cao chừng 4,5 – 5,5m. Lá hình bầu dục, mép lá răng cưa nhỏ, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, mút lá nhọn. Dài lá trung bình 7,12cm, rộng 2,87cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc đơn hoặc chùm 2 – 5 hoa, cuống hoa dài; thuộc hoa lưỡng tính; thời kỳ nở hoa kép dài từ 15/2 đến 5/3, thu hoạch từ 15/6 – 5/7. Quả tròn nhỏ, hơi dài, phần cuống quả lõm sâu, có đường xẻ rãnh nông từ cuống quả tới đỉnh quả; đỉnh quả bằng, vỏ có lớp phấn trắng, khi chín màu đỏ tím, thịt quả cũng có màu đỏ tím; cao quả 2,7 – 3,1 cm, đường kính qur 2,5 – 2,9cm. Tả Van Bắc Hà quả tròn hơi dẹt, khi chín vỏ quả màu tím hơi xanh,

quả to hơn, cao quả 2,6 – 3,1cm, đường kính quả 3,0 – 3,7cm, vị ngọt hơi chua. Tỷ lệ phần ăn được 94 – 95%, độ brix 12 – 13,6%, hàm lượng đường tổng số 4,6 – 6,8% và axít tổng số 1,15 – 2,4%".

- Mận Tả Hoàng Ly: Ngô Hồng Bình (2010): "Trồng chủ yếu ở xã Lùng Phình, Na Hối, Hoàng Thu Phố, Bản Phố, Thải Giàng Phố và Lùng Cải huyện Bắc Hà. Nguồn gốc có thể từ Trung Quốc di thực sang, bởi các xã này đều là các xã vùng biên giới với Trung Quốc, gần nhất là xã Lùng Cải. Cây mận Tả Hoàng Ly mọc đứng mọc đứng, hình tháp, phân cành ít. Cây 10 – 12 tuổi cao chừng 5 – 6m, đường kính tán 4,5 – 5m. Lá hình bầu dục, hơi thuôn dài, mút lá nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ, mặt trên xanh hơi vàng, mặt dưới xanh bạc. Dài lá trung bình 9,72cm, rộng 2,87 cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc đơn hoặc chùm 2 – 4 hoa giống mận Tả Van; thời kỳ hoa kéo dài từ 17/2 đến 10/3; thời kỳ thu hoạch từ 15/6 – 5/7. Quả tròn hơi dẹt, phần cuống quả lõm sâu, có đường rãnh nông từ cuống quả tới đỉnh quả, đỉnh quả bằng, chín màu vàng, có lớp phấn trắng trên vỏ, khối lượng trung bình quả từ 30 – 35g, cao quả 3,2 – 4,1 cm, đường kính quả 3,7 – 4,1cm, thịt quả màu vàng sáng, vị ngọt chua, hơi chát; tỷ lệ phần ăn được 94 – 96%; độ brix 10,7 – 12%, hàm lượng đường tổng số 7,2 – 8,7%, axít tổng số 1,1 – 1,6%".

* Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

Cây ăn quả ôn đới là một trong những cây trồng quan trọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao tại vùng miền núi phía Bắc nước ta. Tuy nhiên, hình thức canh tác cây ăn quả theo cách truyền thống của nông dân vùng núi thường không mang lại hiệu quả kinh tế cao, canh tác không mang tính bền vững. Việc xác định được bộ giống và quy trình kỹ thuật sẽ giúp nông dân tiếp cận được với sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất trên đất dốc dưới điều kiện khí hậu vùng miền núi phía Bắc.

Theo Trần Thế Tục và Lương Đình Lộ (1990), mận có thể trồng được 2 vụ trong năm: Vụ xuân trồng tháng 2, tháng 3, vụ thu trồng tháng 8, tháng 9 dương lịch. Trong đó trồng tốt nhất là vào vụ xuân, khi cây mận rụng lá và chuẩn bị đâm chồi cũng là khi trồng có tỷ lệ sống cao nhất. Khoảng cách trồng phổ biến là 4 x 5 m hoặc 5 x 5 m, mật độ trung bình là 400 cây/ha.

Theo Vũ Công Hậu (1996), cây mận có nhu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm và kali. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá mận phản ánh tình hình dinh dưỡng của cây. Do vậy, người ta thường phân tích lá mận làm căn cứ để có

biện pháp bổ sung dinh dưỡng cho cây. Thiếu đạm, các đợt lộc của cây mọc yếu, cành lá bé, màu vàng, rìa lá hơi cong, lá rụng sớm, hoa, quả rụng nhiều. Thiếu đạm quá lâu, cây mọc chậm, tán cây thấp, bé, tuổi thọ cây ngắn. Nhưng nếu quá nhiều đạm, làm ảnh hưởng đến quá trình phân hóa mầm hoa do đó năng suất, sàn lượng đều giảm. Thời kỳ mận ra hoa cần rất nhiều kali, nhưng từ khi đậu quả đến khi thu hoạch, hàm lượng kali trong cây giảm dần. Hàm lượng kali trong lá lúc thu hoạch có tương quan thuận với sản lượng. Vì vậy giữ cho hàm lượng kali trong lá cao có ý nghĩa trong sản xuất.

Bón phân cho mận tùy vào điều kiện đất đai, tuổi cây và tình trạng sinh trưởng thể hiện qua số đo đường kính tán cây để bón với số lượng phân thích hợp. Bón phân cho mận thường bón cân đối NPK và bón vào các thời kỳ: trước ra hoa, bón thúc quả và bón sau thu hoạch quả. Có thể áp dụng phương pháp bón phân vào đất cho cây hấp thụ hoặc bón phân qua lá (Trần Thế Tục và Lương Đình Lộ, 1990).

Theo Vũ Công Hậu (1996) và Trần Như Ý và cs. (2000), tỉa cành tạo hình là biện pháp kỹ thuật giúp cho cây có được bộ khung cân đối, tán hợp lý, tăng khả năng quang hợp, chống chịu với gió bão, giảm nguồn sâu bệnh, chóng ra hoa kết quả, cho năng suất cao và có nhiệm kỳ kinh tế dài.

Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh: Theo Đặng Vũ Thị Thanh và Lê Đức Khánh (2013), thì trên cây mận có các loại sâu bệnh sau: Có 64 loại côn trùng, nhện hại mận, trong đó, côn trùng nguy hiểm là rệp mận Phorodon humili, Brachycaudus Cardui, sâu đục ngọn Cydiasp. Rệp chích hút làm cho lá non bị biến dạng quăn queo, ảnh hưởng đến quang hợp, làm quả bị rụng hàng loạt, sâu đục ngọn hại chồi cây héo ngọn đến 11 - 12,55%. Trên cây mận có 17 loài bệnh hại như: Chảy gôm do vi khuẩn Pseudomonas syringae và nấm Leucostoma sp, bệnh sẹo đen quả do nấm Phytophora sp, bệnh phấn trắng (Podasphaera tridactila), bệnh thủng lá do vi khuẩn Xanthomonas và nấm Cercospora có ý nghĩa quan trọng với vùng trồng mận Bắc Hà, Mộc Châu.

Bệnh phấn trắng gây hại cho lá và quả mận từ mùa Xuân nhưng phát triển mạnh vào tháng 7 - 8, bệnh xuất hiện ở các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang. Bệnh thối quả gây hại từ tháng 4 đến tháng 6 trên cây mận tại Lào Cai, Sơn La. Bệnh sẹo đen quả gây hại mạnh tại Sơn La, Lào Cai trong cuối tháng 3 đầu tháng 4 trên quả mận non (Trần Thế Tục và cs., 1998), (Trần Như Ý và cs., 2000).

Để giảm thiểu sự gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại đối với cây mận nên dùng nhiều biện pháp. Dùng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) để khống chế sâu bệnh dưới ngưỡng gây hại, bảo vệ thiên địch giữ cân bằng về mặt sinh học và không gây ô nhiễm môi trường. Đối với những loại côn trùng có thể dụng các loại thuốc như Selecron 500ND pha nồng độ 0,1%, Trebon 10EC pha với nồng độ 0,5 - 1%, riêng đối với nhện nên dùng Ortus 5SC pha nồng độ 1%, với rệp sáp phun chlorpyrifos methyl (Đặng Vũ Thị Thanh và Lê Đức Khánh, 2013).

Đối với bệnh: Theo Đặng Vũ Thị Thanh và Lê Đức Khánh (2013), phun Til super 300ND pha 0,1%, riêng đối với bệnh chảy gôm cần cạo vỏ và phun Propiconazon, Clorothalnil, Mancozeb + Vi lượng Bud Booster hoặc phun oxyt đồng, quét vôi cho cây lên vết bệnh. Đối với bệnh khô cành, cắt cành bị khô héo đem đốt, chọn gốc ghép khả năng chống bệnh.

* Những nghiên cứu về việc cung cấp phân bón qua lá:

Phân bón lá thực chất là các chế phẩm mà trong đó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng dạng đa lượng, trung lượng và vi lượng nhằm cung cấp kịp thời cho cây. Mỗi chất có vai trò khác nhau đối với cây nhưng nếu thiếu cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm rõ rệt.

Trong thế gới thực vật nói chung và lê nói riêng, lá cây ngoài chức năng thoát hơi nước, quang hợp còn có vai trò quan trọng trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng cho cây, sự hấp thu này được thực hiện qua lỗ khí khổng và qua các khoảng gian bào, các chất dinh dưỡng được di chuyển theo hướng từ trên xuống dưới với tốc độ 30cm/giờ, chất dinh dưỡng di chuyển một cách tự do trong cây.

Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bón phân qua lá dạng hòa tan thì lá cây sẽ hấp thu hết 95% lượng phân. Vì vậy việc cung cấp các chất dinh dưỡng dạng vi lượng cho cây thông qua lá là việc đem lại hiệu quả rất cao, có thể nói cao gấp 8 – 10 lần so với cung cấp vào đất. Ngoài tác dụng bổ sung các chất dinh dưỡng kịp thời cho cây, phân bón lá còn tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi khác như nóng, lạnh, khô, hạn...Tuy nhiên, hiệu quả của phân bón lá phụ thuộc vào các giống cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây, loại phân, nồng độ phân, liều lượng và thời gian sử dụng. Các loại phân bón lá đang được sử dụng rộng rãi là Komix FT, Komix, Superzin K, Thiên nông Poster, Siêu kali, Boom...

Ở những vườn cây ăn quả không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ, thì việc cung cấp các loại phân bón qua lá giúp cho cây sinh trưởng mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh về thiếu dinh dưỡng và giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn.

Các loại phân bón lá như Komix FT, Komix Superzin K, Thiên nông, FoFer và Pomior, đã có tác dụng tốt trên một số loại cây trồng như: Rau, cà phê, và một số cây ăn quả. Trong những năm qua sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồng ngăn ngừa được các loại sâu bệnh hại trên cây ngay cả trong giai đoạn cây đang sinh trưởng. Phân bón lá ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây còn bổ sung thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng rộng rãi trong việc trồng cây ăn quả, đặc biệt là họ cây cam quýt. Tuy nhiên, hiện nay khi việc áp dụng rộng rãi phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây thì việc sử dụng các dạng phân bón lá cho cây cam quýt là rất cần thiết.

Bộ môn sinh lý thực vật – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo được chế phẩm đậu hoa, đậu quả cho nhiều loại cây trồng và sử dụng có hiệu quả trong sản suất. Chế phẩm dạng α-NAA dưới dạng hòa tan trong nước là nguồn auxin bổ sung cho nguồn nội sinh, một số nguyên tố vi lượng cần thiết như B, Cu và còn có thêm một lượng nhở nguyên tố đa lượng như N, P, K. Phun chế phẩm này đã làm tăng quá trình đậu quả, hiệu quả này được tăng lên khi cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2005), cho biết phân bón lá dạng phức hữu cơ Pomior là một loại phân tổng hợp có chứa các nguyên tố đa, trung và vi lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 27)