Diện tích và năng suất mận tại tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 46 - 50)

Huyện TB.DT vườn (m2/hộ) Cây mận/hộ (Cây) Năng suất (kg/cây)

Khối lượng quả (gam)

TB Max TB Max TB Max

Nguyên Bình 485 19,4 100 13,49 200 14,28 15,30 Thạch An 197,5 7,9 70 12,00 250 13,30 14,06 Bảo Lạc 440 17,6 65 40,22 230 15,03 16,01 Trà Lĩnh 1.686 67,4 50 65,03 200 14.50 15,10 TRUNG BÌNH 701,9 28,1 32,69 57,11

Tổng diện tích mận của 4 huyện là 182,9 ha, chiếm 64,4% tổng diện tích mận toàn tỉnh. Huyện Thạch An só diện tích trồng mận khá lớn (94 ha), chủ yếu là diện tích đã cho sản phẩm (86 ha), tiếp đến là Trà Lĩnh (47 ha), trong đó có 32,6 ha đã cho sản phẩm, Nguyên Bình và Bảo Lạc diện tích mận là 26,5 ha đến 15,4 ha, tương ứng diện tích cho sản phẩm là 26,1 ha đến 13,7 ha. Có thể thấy là cây trồng bản địa, đặc sản nhưng diện tích của mận rất thấp so với nhiều loại cây trồng khác (lúa, ngô, cây màu).

Diện tích vườn/hộ trung bình là 701,9 m2, tương đương với gần 2 sào, diện tích này có thể trồng được 36 đến 45 cây tùy theo mật độ 4m x 5m hoặc 4m x 4m. Tuy nhiên số cây có trên vườn chỉ đạt 28,1 cây, gần bằng 2/3 so với yêu cầu. Như vậy để có được trung bình 50 cây mận/hộ cần có sự quy hoạch về vùng trồng, chuyển dịch 1 số diện tích trồng các cây lâm nghiệp, cây công nghiệp.... hiệu quả thấp sang trồng mận.

Năng suất trung bình mận tại 4 huyện đạt 32,69 kg/cây, tương ứng 16,35 tấn/ha, trong đó NSTB cây mận tại huyện Trà Lĩnh cao hơn so với 3 huyện Thạch An và Nguyên Bình, Bảo Lạc đạt 65,03 kg/cây, tương ứng 32,5 tấn/ha. Tuy nhiên năng suất này vẫn thấp so với thế giới. Để đạt được NSTB thế giới (44.752tấn/ha), NSTB cây mận tại các huyện Thạch An, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Trà Lĩnh phải đạt 80-90 kg/cây, tăng gấp 3 lần so với trung bình hiện tại.

Năng suất, chất lượng mận phụ thuộc khá nhiều vào khả năng đầu tư của các hộ trồng mận về nhân lực và khả năng đầu tư:

a) Tại huyện Trà Lĩnh

- Về nguồn lực: trung bình số lao động chính trong nhà là 2,0 người/hộ, tuy nhiên số cây mận/hộ khá cao, TB đạt 67 cây/hộ, tương đương 2,5-3,0 sào mận quy đông đặc/hộ; thì nguồn nhân lực như vậy là ổn.

- Thu nhập từ mận không ổn định (từ 2 triệu đến 5 triệu/hộ, TB khoảng 3 triệu), chỉ bẳng 10-20% so với tổng thu nhập của gia đinh, so với diện tích và số cây/hộ thì thu từ mận như vậy là quá thấp (40.000-50.000 đ/cây). Đây là lý do chính ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của các hộ vào vườn mận. Tại các xã Vững Bền, Quang Hán có một số hộ có nguồn thu khá lớn từ mận, như hộ Bà Bế Thị Én, năm 2014 bán mận đạt 20 triệu. Nông Thị Luyện: 20 triệu. Lục Văn Quyết 15 triệu.

- Có đến 80% số hộ trồng mận trong các xã điều tra đầu tư cho vườn mận, tuy nhiên đầu tư thấp, đầu tư theo nguồn thu của gia đình (lúc nào có tiền thì đầu tư, không có thì thôi đàu tư), đầu tư không đồng bộ, không ntheo quy trình...nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và tuổi tho của các vườn mận.

b) Tại huyện Thạch An

- Về nguồn lực: trung bình số lao động chính trong nhà là 2,6, cao hơn so với Trà Lĩnh ; với diện tích và số cây thấp 7-8 cây/hộ, thì nguồn nhân lực như vậy là không thiếu.

- Thu nhập từ mận không ổn định (từ 0,5-0,8 triệu/hộ), chỉ bẳng 10% so với tổng thu nhập của gia đinh, so với diện tích và số cây/hộ thì thu như vậy là thấp (tương đương 90.000-100.000 đ/cây) vì vậy cây mận không được các hộ chú ý đầu tư. Tuy nhiên tại Thạch An có hộ sản xuất mận điển hình là hộ Ông Nguyễn Văn Quyết ở xã Nà Sloỏng năm 2014 thu từ bán mận đạt 30 triệu đồng.

- Vì không phải là nguồn thu chính của các gia đình, diện tích, số cây mận/hộ ít, vì vậy hầu hết các hộ ở Thạch An không đầu tư cho cây mận..

c) Tại huyện Nguyên Bình

- Về nguồn lực: trung bình số lao động chính trong nhà là 2,8 người/hộ, cao hơn so với Trà Lĩnh, tương đương Thạch An, tuy nhiên số cây mận/hộ TB chỉ khoảng 19-20 cây, tương đương gần 1 sào quy đông đặc; vì vậy nguồn nhân lực cho cây mận không thiếu.

- Thu nhập từ mận không ổn định (TB khoảng 1,5-2,0 triệu/hộ), chỉ bẳng 10% so với tổng thu nhập của gia đinh, so với diện tích, số cây/hộ và so với hai huyện trên thì thu từ mận của các hộ ở Nguyên Bình không cao, chỉ đạt khoảng 80.000-85.000 đ/cây. Tại Nguyên Bình có một số hộ sản xuất mận điển hình như tại xã Nà Tổng năm 2014 hộ các Ông, Bà có thu nhập cao từ bán mận là: Ông Đinh Văn Tung: 30 triệu. Bà Đinh Thị Nga: 35 triệu. Ồng Đàm Đức Thuận 20 triệu.

- Tuy thu nhập từ mận cao hơn so với các huyện trên nhưng chỉ gần 1/3 số hộ có đầu tư cho vườn mận. Cũng giống như ở Trà Lĩnh các hộ đầu tư cho vườn cây một cách tùy tiện, lúc nào có tiền thì đầu tư, không có thì thôi đàu tư, đầu tư không đồng bộ, không ntheo quy trình...nên ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và tuổi tho của các vườn mận.

d) Tại huyện Bảo Lạc

- Về nguồn lực: trung bình số lao động chính trong nhà là 3,1 người/hộ, cao hơn so với 3 huyện trên, tuy nhiên số cây mận/hộ TB chỉ khoảng 27 cây, tương đương hơn 1 sào quy đông đặc; vì vậy nguồn nhân lực cho cây mận không thiếu.

- Thu nhập từ mận không ổn định (TB khoảng 0,5-1,0 triệu/hộ), chỉ bẳng 10% so với tổng thu nhập của gia đinh, so với diện tích, số cây/hộ và so với hai huyện trên thì thu từ mận của các hộ ở Nguyên Bình thấp (TB khoảng 30.000 - 350.000 đ/cây).

- Thu nhập từ mận không cao nên chỉ gần 1/3 số hộ có đầu tư cho vườn mận. Cũng giống như ở Trà Lĩnh các hộ đầu tư cho vườn cây một cách tùy tiện, lúc nào có tiền thì đầu tư, không có thì thôi đàu tư, đầu tư không đồng bộ, không ntheo quy trình...nên ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và tuổi tho của các vườn mận.

* Tóm lại:

- Nguồn nhân lực đầu tư cho vườn mận của các hộ không thiếu.

- Thu nhập từ mận chỉ chiếm khoảng 10% so với tổng thu nhập của gia đình, không phải là nguồn thu chính nên chưa được các hộ quan tâm, đầu tư đúng mức.

4.1.3. Thực trạng về đất trồng mận tại Cao Bằng

Kết quả điều tra đất trồng mận tại các thôn bản của 4 huyện bước đầu cho thấy mận được trồng trên nhiều loại đất, từ màu mỡ đến nghèo dinh dưỡng, từ đất bằng phẳng đến đất chân đồi, đất sườn đồi dốc, đất chủ động nước tưới đến đất đồi khô hạn, trồng quanh nhà đến trên nương đồi, xa nhà, trồng phân tán đến tập trung.

Đất trồng mận chủ yếu là đất nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm kém, đất thường chua, một số nơi đất lẫn sỏi đá (đất đỏ vàng, xám đen, đất lẫn sỏi đá). Cần tăng cường phân hữu cơ để cải thiện lý tính đất, tăng keo đất, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng phân bón NPK cho cây mận sinh trưởng, phát triển và sử dụng vôi bột để cải thiện pH đất. Mận được trồng ở cả 4 độ dốc khác nhau, trong đó tập trung nhiều ở đất có độ dốc 5<100, chiếm 66,2%, diện tích đất dốc 10-200

chiếm 9,2%, diện tích đất dốc < 50 chiếm 24,6% vì vậy chăm sóc mận trên cần chú ý các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc, bảo vệ đất canh tác và đảm bảo ẩm cho cây mận. Chính vì vậy cần phải điều tra thực trạng về đất trồng và độ dốc của đất để từ đó đưa ra các biện pháp kĩ thuật hợp lý. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 46 - 50)