Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trên vườn mận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 56 - 59)

nhân giống chủ yếu bằng phương pháp chiết (80,75%), sau đó là phương pháp ghép (15,75%), hai phương pháp này chiếm đến 96,5%. Số cây giâm rễ và gieo hạt chỉ chiếm 3,5%.

Về chiết cành mận, tỉ lệ cao nhất tại huyện Bảo Lạc chiếm 85%, thấp nhất là Nguyên Bình 75% . Lí do việc chiết cành mận chiếm tỷ lệ cao trong kĩ thuật nhân giống tại địa phương do người dân vẫn làm theo phương pháp truyền thống, chưa được tiếp cận với phương pháp mới.

Đại bộ phân các hộ tự nhân giống (chiếm trên 70%). Việc nhân giống không lấy mắt ghép hoặc chiết từ cây ưu tú đã tạo ra các thế hệ cây mận không đồng đều về chất lượng, không có bảo đảm về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng sau này. Phương pháp nhân giống chủ yếu là chiết cành, trồng chủ yếu trên đất đồi, dốc, không chủ động nước tưới, với bộ rễ ăn nông, khả năng lấy nước từ các mạch nước ngầm bị hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cây mận.

* Kỹ thuật chăm sóc trên vườn mận:

Bảng 4.6. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trên vườn mận Huyện Huyện KT chăm sóc Nguyên Bình (% ) Thạch An (% ) Bảo Lạc (% ) Trà Lĩnh (%) Làm cỏ, chăm sóc 10-20 >20 10-20 10-20 Cắt tỉa cành < 10 10-20 < 10 < 10 Bón phân hàng năm < 10 < 10 < 10 < 10 Phun phân bón lá < 10 < 10 < 10 < 10 Phòng trừ sâu bệnh < 10 < 10 < 10 < 10 Tưới nước 20 10-20 < 10 < 10

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Kết quả điều tra tại các xã, thị trấn thuộc 4 huyện Nguyên Bình, Thạch An, Bảo Lạc, Trà Lĩnh cho thấy hầu như các hộ trồng mận đều ít đầu tư chăm sóc cho vườn cây, cá biệt có hộ không chăm sóc, chủ yếu trồng theo dạng quảng canh, số hộ áp dụng quy trình kỹ thuật, TBKT mới vào thâm canh vườn rất ít, một số hộ

sau khi mận tắt hoa, đậu quả mới tiến hành phát cỏ, bón phân (chủ yếu là phân chuồng hoặc NPK Lâm Thao). Kết quả thể hiện ở bảng 4.6.

Qua số liệu thu được cho thấy:

Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trên vườn được các hộ quan tâm hơn cả là phát cỏ trong vườn và quanh vườn. Một số hộ trồng mới tiến hành tưới nước, xới xáo cho cây giai đoạn đầu. Kỹ thuật cắt tỉa sau thu hoạch chưa được quan tâm, chưa có biện pháp giữ ẩm cho cây trong thời kỳ nắng nóng và khô hạn.

Phân bón được sử dụng chủ yếu là phân chuồng, nhưng lượng hầu như không đủ. Chưa sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Phân NPK tổng hợp chủ yếu là phân NPK Lâm Thao nhưng số lượng phân và số lần bón cũng chưa theo hướng dẫn của quy trình, hầu như chưa sử dụng NPK đầu trâu và NPK Việt Nhật. Có rất ít hộ sử dụng chất điều tiết sinh trưởng và thường sử dụng chưa đúng phương pháp.

Nhận xét chung: Một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng mận tại các điểm điều tra:

* Về đất đai:

Đất trồng mận chủ yếu là đất bạc, nghèo dinh dưỡng

* Về giống, nhân giống:

- Sự phát triển cây mận trên địa bàn ban đầu mang tính tự phát, chính vì vậy công tác giống chưa được chú trọng…vì vậy trên địa bàn có khá nhiều cây mận rất sai quả, nhưng cũng không ít cây cũng trong vườn đó hoặc vườn liền kề lại ít quả hoặc không có quả, dẫn đến tình trạng năng suất, chất lượng không ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập và thương hiệu mận đặc sản.

- Công tác nhân giống chưa được quản lý, các hộ có nhu cầu tự làm lấy, hoặc xin của nhau, dẫn đến tình trạng cây giống không quy chuẩn. Khi giống và nhân giống chưa chuẩn sẽ khó có thể tạo ra một vùng sản xuất hàng hoá mận năng suất, chất lượng.

* Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc:

Đa số người dân trên địa bàn 4 huyện đều ít đầu tư chăm sóc và không theo quy trình kỹ thuật nào. Phần lớn vẫn theo phương thức truyền thống, không áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trog sản xuất, nếu có thì rất ít và chưa đồng bộ, triệt để.

* Đào tạo, huấn luyện, tài liệu, thông tin:

- Còn quá ít các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh tăng năng suất, phòng trừ sâu bệnh hại được tổ chức trên địa bàn.

- Thiếu thông tin, tài liệu bổ sung kiến thức về cây mận và các vấn đề liên quan.

- Các phương tiên thông tin đại chúng cơ sở ít đưa tin về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh tăng năng suất, phòng trừ sâu bệnh hại mận cho người trồng mận tham khảo.

- Đa số người trồng mận sử dụng kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau để chăm sóc vườn cây, chưa có nhiều người tiếp cận với các TBKT mới trên cây ăn quả và cây mận.

* Dịch vụ vật tư, dụng cụ làm vườn:

Các cửa hàng vật tư nông nghiệp phục vụ vật tư chủ yếu cho cây lúa, ngô, thiếu vật tư và dụng cụ chuyên dụng cho nghề làm vườn nói chung, cho cây mận nói riêng (như chất điều tiết sinh trưởng, đậu hoa, đậu quả, thuốc BVTV, dao, kéo cắt cành, dây ghép tự hoại, bình phun thuốc động cơ, bình bơm ac quy…)

* Thị trường tiêu thụ:

- Sản lượng mận chưa cao, nhu cầu tiêu thụ tại chỗ và khách du lịc khá lớn nên trước mắt vấn đề tiêu thụ sản phẩm chưa đáng ngại.

- Sau khi có quy hoạch và mở rộng diện tích sản xuất, sản lượng mận lớn, cần nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dung (quả to, mã quả đẹp, được phân loại, chất lượng tốt, kiểm soát tồn dư các chất độc hại trong quả như thuốc BVTV, kim loại nặng, vi sinh vật gây hại, nitrat, cấp giấy chứng nhận VietGAP và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, ….).

4.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC GIỐNG MẬN MÁU TẠI CAO BẰNG MẬN MÁU TẠI CAO BẰNG

4.2.1. Đặc điểm hình thái cây mận máu

Khung cành của cây ăn quả là bộ phận rất quan trọng của cây. Kết quả điều tra nghiên cứu đặc điểm hình thái của cây mận Máu Cao Bằng từ 7 - 15 năm tuổi cho thấy giống mận Máu có dạng thân cao, tán rộng, phân cành nhiều. Kết quả thể hiện ở bảng 4.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)