Thực trạng về đất trồng mận tại Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 49 - 51)

Kết quả điều tra đất trồng mận tại các thôn bản của 4 huyện bước đầu cho thấy mận được trồng trên nhiều loại đất, từ màu mỡ đến nghèo dinh dưỡng, từ đất bằng phẳng đến đất chân đồi, đất sườn đồi dốc, đất chủ động nước tưới đến đất đồi khô hạn, trồng quanh nhà đến trên nương đồi, xa nhà, trồng phân tán đến tập trung.

Đất trồng mận chủ yếu là đất nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm kém, đất thường chua, một số nơi đất lẫn sỏi đá (đất đỏ vàng, xám đen, đất lẫn sỏi đá). Cần tăng cường phân hữu cơ để cải thiện lý tính đất, tăng keo đất, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng phân bón NPK cho cây mận sinh trưởng, phát triển và sử dụng vôi bột để cải thiện pH đất. Mận được trồng ở cả 4 độ dốc khác nhau, trong đó tập trung nhiều ở đất có độ dốc 5<100, chiếm 66,2%, diện tích đất dốc 10-200

chiếm 9,2%, diện tích đất dốc < 50 chiếm 24,6% vì vậy chăm sóc mận trên cần chú ý các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc, bảo vệ đất canh tác và đảm bảo ẩm cho cây mận. Chính vì vậy cần phải điều tra thực trạng về đất trồng và độ dốc của đất để từ đó đưa ra các biện pháp kĩ thuật hợp lý. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Đặc điểm đất trồng mận tại Cao Bằng

Huyện Loại đất (%) Độ dốc (%) Xám đen Đỏ vàng Đỏ vàng lẫn sỏi đá Bằng đến <100 5-10 0 10 - 200 Trà Lĩnh 60,0 40,0 - 35,0 60,0 5,0 Thạch An 73,3 26,3 35,0 65,0 - Nguyên Bình 50,0 36,7 13,3 8,3 90,0 1,7 Bảo Lạc 76,6 11,7 11,7 20,0 50,0 30,0 Trung bình 65,0 28,7 6,3 24,6 66,2 9,2

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua bảng số liệu 4.2 chúng tôi thấy:

Đất trồng mận trên địa bàn huyện Nguyên Bình chủ yếu là đất xám đen chiếm 50,0%, là loại đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng. Đất đỏ vàng (36,7%), đây là loại đất sét có hàm lượng dinh dưỡng trung bình thấp, đất chua, khô hạn dễ bị nứt nẻ, gặp mưa thì nhão.. Đất đỏ vàng lẫn sỏi đá chiếm tỷ lệ thấp (13,3%). Để mận sinh trưởng, phát triển, có năng suất, chất lượng tốt, ổn định trên đất này cần chú trọng chế độ dinh dưỡng, bao gồm cả phân hữu cơ hoai mục (hoặc phân hữu cơ vi sinh chức năng), phân đa lượng NPK tổng hợp (hạn chế dùng đạm sul phat, kali Clorua để khống chế pH đất), sử dụng vôi bột để sát trùng hố trồng và khống chế pH đất. Mận được trồng chủ yếu trên đất có độ dốc 5<100, không có diện tích trồng mận ở độ dốc >200. Diện tích mận trồng trên đất dốc chiếm đến 91,7%, vì vậy cần chú trọng đến kỹ thuật canh tác trên đất dốc (đường đồng mức, cây phủ đất, cây hạn chế dòng chảy, vật liệu giữ ẩm....).

dinh dưỡng, bao gồm cả phân hữu cơ hoai mục (hoặc phân hữu cơ vi sinh chức năng), phân đa lượng NPK và vôi bột để thúc đẩy cây lê sinh trưởng, phát triển tốt.

Tương tự như ở huyện Trà Lĩnh mận được trồng chủ yếu trên đất xám đen và đất đỏ vàng tương đối bằng phẳng đến dốc <200, không có diện tích trồng lê ở độ dốc >200. Diện tích mận trồng trên đất dốc chiếm đến 65%, vì vậy cần chú trọng đến các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc, đất khô hạn, không chủ động được nước tưới.

Đất trồng mận trên địa bàn huyện Bảo Lạc cơ bản là xấu, nghèo dinh dưỡng và chua. Đất xám đen chiếm nhiều nhất tới 76,6%, đất đỏ vàng và đỏ vàng lẫn sỏi đá chiếm tỷ lệ bằng nhau đạt 11,7%. Để đảm bảo cho cây mận sinh trưởng, phát triển tốt trên các loại đất trên cần tăng cường lượng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh chức năng hoặc tổ chức sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm nông sản, cây phân xanh, chú ý chế độ dinh dưỡng NPK cân đối và tăng lượng vôi bột nhằm cải thiện lý tính đất và pH đất.

Tóm lại:

Sơ bộ có thể thấy một số nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng mận tại 4 huyện Trà Lĩnh, Thạch An, Nguyên Bình và bảo Lạc là:

- Đất chủ yếu là đất xám, đất sét đỏ vàng, đất sét vàng pha sỏi đá, bạc màu, nghèo dinh dưỡng, pH từ chua đến hơi chua.

- Đất trồng mận có độ dốc tập trung trong khoảng 50- 100, không có hệ thống chống xói mòn bảo vệ lớp đất màu, một số ít trồng trên các sườn dốc đến 200. - Tuy các vườn mận quanh nhà, chân đồi có chủ động phần nào về nước tưới, nhưng đa số diện tích trồng mận vẫn thiếu nước, không chủ động được nước tưới, chủ yếu trông vào nước mưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống mận máu tại tỉnh cao bằng (Trang 49 - 51)