Quan điểm, mục tiêu thu hút đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU hút đầu tư TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 98 - 100)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ

3.1. Quan điểm, mục tiêu thu hút đầu tƣ

3.1.1. Quan điểm về thu hút đầu tư trong thời gian tới

- Tập trung, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào các dự án trọng điểm,

mang tính đột phá của tỉnh và đã có nhà đầu tƣ nghiên cứu, tìm hiểu; đặc biệt là thu

hút đầu tƣ vào Khu Kinh tế Đông Nam và Khu Kinh tế cửa khẩu La Lay nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của Hành lang Kinh tế Đông Tây.

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến hiệu quả về chất, hạn chế tình trạng tổ chức dàn trải, thiếu điểm nhấn; đa dạng hóa hình thức tổ chức, vận động, quảng bá phù hợp với từng đối tƣợng và lĩnh vực thu hút để đạt hiệu quả tƣơng xứng.

- Kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tƣ với các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, du lịch và các chƣơng trình tuyên truyền đối ngoại nhằm tận dụng hiệu quả các nguồn lực, thời cơ để quảng bá, xúc tiến.

- Tăng cƣờng công tác phối hợp với các Bộ, ngành Trung ƣơng, các Trung tâm xúc tiến đầu tƣ, các đơn vị đầu mối tại các địa phƣơng nhằm tiếp cận các thị trƣờng lớn, gặp gỡ các nhà đầu tƣ có tiềm lực lớn.

- Cải thiện các cơ chế chính sách và lấy công tác xúc tiến đầu tƣ tại chỗ làm hạt nhân hỗ trợ giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai đầu tƣ, kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả.

3.1.2. Mục tiêu thu hút đầu tư trong thời gian tới

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

- Chú trọng xúc tiến đầu tƣ vào các dự án trọng điểm, dựa trên thế mạnh hiện có của tỉnh cũng nhƣ các dự án tiên phong, làm động lực để thu hút các dự án thứ cấp thuộc các lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao, năng lƣợng mới và năng lƣợng tái tạo, xây dựng hạ tầng các KCN, KKT, dịch vụ y tế - giáo dục, chế biến công nghiệp.

- Tăng cƣờng xúc tiến các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh

cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các Tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; Khuyến khích các dự án công nghiệp chuyển dần từ gia công sang sản xuất; lựa chọn các nhà đầu tƣ lớn, có uy tín đầu tƣ và ngành, lĩnh vực trọng điểm (nhƣ năng lƣợng, chế biến gỗ, công nghiệp silicat,...); Đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với từng lĩnh vực.

- Xây dựng chiến lƣợc thu hút đầu tƣ theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của địa phƣơng để phát huy hiệu quả đầu tƣ, phù hợp với quy hoạch chung, đảm bảo lợi ích tổng thể của quốc gia, của tỉnh;

- Phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, cải thiện các dịch vụ phụ trợ.Tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanhnghiệp để thu hút đầu tƣ trong lĩnh vực công nghiệp, năng lƣợng (điệngió, điện mặt trời, điện khí…).

- Xây dựng chợ đầu mối, chợ bán lẻ, hệ thống kho bãi, trọng tâm là thành phố Đông Hà, các thị trấn trung tâm của các huyện; Ƣu tiên thu hút doanh nghiệp lớn vào đầu tƣ, hình thành chuỗi siêu thị, chợ bán buôn, bán lẻ.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đối tác trong nước

Phát huy sức mạnh, vai trò của các doanh nghiệp địa phƣơng; đồng thời, vận động thu hút các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm, tiềm năng trên cả nƣớc để đầu tƣ, sản xuất trong lĩnh vực: chế biến gỗ công nghiệp; dệt may và giày da, công nghiệp vật liệu xây dựng; đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KKT.

- Đối tác nước ngoài

Ƣu tiên thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ tại các thị trƣờng có truyền thống đầu tƣ vào Việt Nam, các thị trƣờng đã có nhà đầu tƣ nghiên cứu, khảo sát tại tỉnh Quảng Trị, cụ thể:

- Đẩy mạnh thu hút đầu tƣ FDI theo hƣớng chọn lọc các dự án thực sự có chất lƣợng, tập trung vào các ngành, lĩnh vực mà tỉnh chƣa có điều kiện phát triển hoặc có tiềm năng lớn, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trƣờng, tạo sự phát triển bền vững. Đặc biệt, chú trọng công tác xúc tiến thu hút các dự án đầu tƣ đang đƣợc nhà đầu tƣ nghiên cứu, khảo sát nhƣ Dự án

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Khu Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Quảng Trị - Singapore (của Tập đoàn Sembcorp), Dự án đƣờng ống dẫn khí từ mỏ Báo Vàng (của Công ty Gazprom), Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp (của Công ty TNHH C&N Vina)...;

- Quan tâm thu hút ĐTNN các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là các

dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, phát huy vai trò liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân theo hƣớng doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống, vật tƣ đầu vào, bao tiêu sản phẩm, ngƣời nông dân sản xuất trên đất đai của họ; nghiên cứu thực hiện mô hình ngƣời nông dân góp đất để thực hiện dự án, tự nguyện cho Nhà nƣớc thuê đất, để Nhà nƣớc cho doanh nghiệp thuê lại đất. Doanh nghiệp chỉ đƣợc giao đất để xây dựng nhà xƣởng, sản xuất giống, thực hiện các mô hình với một diện tích nhất định phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng;

- Tạo điều kiện và tăng cƣờng hỗ trợ liên kết Doanh nghiệp FDI với nhau và với các doanh nghiệp trong nƣớc hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU hút đầu tư TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)