Kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU hút đầu tư TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 93)

5. Kết cấu luận văn

2.5. Kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

2.5.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, thu hút đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thời gian qua đã góp phần tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ năm 2013-2017 tỉnh đã thu hút đầu tƣ đƣợc 135 dự án trong nƣớc với tổng vốn đăng ký 27.189,88 tỷ đồng và 7 dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, với tổng vốn đăng ký 665,84 tỷ đồng.

Thứ hai, thu hút đầu tƣ đã góp phần quan trọng vào tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàntỉnh, góp phần tạo tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp; đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động; giải quyết việc làm cho ngƣời lao động; gia tăng xuất khẩu, tăng thu cho ngân sách. Qua 5 năm 2013-2017,

xuất khẩu không ngừng tăng trƣởng, nhiều sản phẩm hƣớng ngoại từ các nhà máy chế biến đồ gỗ, đá granite, ti tan, may mặc, đi vào hoạt động đóng góp nhiều vào sự phát triển chung kinhtế - xã hội tỉnh Quảng Trị.

Thứ ba, thu hút đầu tƣ đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ trên địa bàn tỉnh; cải cách hành chính, làm gia tăng tính hấp dẫn cũng nhƣ tính cạnh tranh trong thu hút đầu tƣ vào tỉnh Quảng Trị.

Ngoài ra đánh giá của các nhà đầu tƣ về các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút

đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cho thấy: Hầu hết các nhóm yếu tố đƣợc doanh nghiệp đánh giá tƣơng đối tốt, trên mức trung bình; điều này cũng phù hợp với những nỗ lực của tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua đã tăng cƣờng công tác đẩy mạnh cải cách hành chính; thủ tục đăng ký kinh doanh; tăng cƣờng tham vấn chính

sách cho DN; đầu tƣ cơ sở hạ tầng. Điều này đã phản ánh đúng tình hình hiện nay,

cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh đƣợc tỉnh xác định là bƣớc đột phá chiến lƣợc để đƣa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững.

Đặc biệt yếu tốnguồn cung ứng lao động phổ thông nhiềuđƣợc DN đánh giá tƣơng đối tốt. Đánh giá này cũng phù hợp với thực trạng lực lƣợng lao động tại địa phƣơng hiện nay, số lao động trong các doanh nghiệp có xu hƣớng ngày càng tăng, đây là một dấu hiệu tốt thể hiện sự phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên yếu tố về cơ sở đào tạo nghề; các dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm hay nguồn

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

cung ứng lao động kỹ thuật cao nhiều đƣợc doanh nghiệp đánh giá thấp dƣới mức trung bình (giá trị trung bình từ 2,90-2,94).

Yếu tố về thị trƣờng bao gồm quy mô thị trƣờng và tiềm năng phát triển thị trƣờng đƣợc doanh nghiệp đánh giá thấp dƣới mức trung bình (giá trị trung bình từ

2,75-2,84) do vị trí địa lý của tỉnh không thuận lợi, tỉnh Quảng Trị nằm giữa hai đầu

đất nƣớc; cảng biển, chƣa có sân bay nên chi phí vận chuyển cao. Hay chính sách

thu hút đầu tƣ chƣa hấp dẫn và có sự khác biệt với các địa phƣơng khác, điều này

cũng đƣợc DN đánh giá dƣới mức trung bình (giá trị trung bình từ 2,82-2,92).

2.5.2. Những hạn chế

Thứ nhất, số lƣợng các dự án đầu tƣ vào tỉnh Quảng Trị còn khá khiêm tốn,

quy mô dự án nhỏ, tiến độ triển khai các dự án còn chậm, tỷ lệ vốn thực hiện/vốn

đăng ký của một số dự án đã đƣợc cấp phép đầu tƣ còn thấp do khó khăn về tiềm lực tài chính, đầu tƣ manh mún, thiếu những dự án mang tính động lực, chƣa có các dự án chế biến sâu, công nghệ hiện đại, chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phƣơng.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng đầu tƣ vào đây. Nguồn vốn đầu tƣ còn hạn hẹp do phụ thuộc lớn vào Ngân sách Trung ƣơng, do đó cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp chƣa đồng bộ, dẫn đến khó khăn trong thu hút nhà đầu tƣ.

Thứ ba, cơ chế, chính sách mặc dù có nhiều cải cách, tuy nhiên vẫn chƣa thông thoáng, thiếu tính minh bạch làm hạn chế tính chủ động và tiến độ cấp phép dự án đầu tƣ. Công tác hỗ trợ nhà đầu tƣ chủ yếu mới dừng lại ở khâu hƣớng dẫn thủ tục cấp phép đầu tƣ mà chƣa đi sâu vào hỗ trợ nhà đầu tƣ trong việc tìm hiểu các thông tin chuyên sâu nhằm triển khai lập dự án đầu tƣ nhƣ tìm hiểu các vấn đề về đất đai, nguyên liệu, quy hoạch…

Thứ tư, công tác marketing thƣơng hiệu địa phƣơng để các nhà đầu tƣ nghiên cứu cũng chƣa đầy đủ, chƣa kịp thời, phƣơng tin truyền tải tin chất lƣợng kém và chƣa đa dạng. Chất lƣợng thông tin về văn bản pháp luật, về các doanh nghiệp trên địa bàn, nguồn lao động, công tác quy hoạch chƣa rõ ràng chƣa có độ tin cậy cao.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Thứ năm, chất lƣợng nguồn nhân lực, xu hƣớng đẩy mạnh công tác thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vì vậy rất cần một lực lƣợng lao động đủ về chất lƣợng lẫn số lƣợng.

Thứ sáu, hoạt động xúc tiến vận động, kêu gọi đầu tƣ trong và ngoài nƣớc trên các lĩnh vực vào địa bàn tỉnh đang ở trong tình trạng manh mún, đơn lẻ và phân tán; không có chiều sâu, thiếu đồng bộ và thiếu tính chiến lƣợc. Còn tồn tại về hình thức, nhƣ thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị và chia sẻ tài liệu tại diễn đàn, việc thiết lập những cuộc trao đổi cụ thể, mang tính chiều sâu còn ít; thông tin tài liệu xúc tiến chƣa đi sát với yêu cầu của nhà đầu tƣ, chƣa chú trọng các công việc tiếp theo sau hội thảo, các cuộc trao đổi nên đã bỏ qua các cơ hội tiếp theo của các bên đối tác.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội:vị trí địa lý của tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nƣớc, thị trƣờng tiêu thụ nhỏ bé. Bên cạnh đó, là một tỉnh duyên hải miền Trung, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hƣởng nặng nề và khắc nghiệt của khí hậu: hạn hán kéo dài vào mùa hè dẫn đến việc không cung cấp đủ điện năng để duy trì sản xuất, thiên tai bão lũ thƣờng xuyên xảy ra gây khó khăn cho hoạt động của các dự án đặc biệt là các dự án đầu tƣ trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch,…Tỉnh Quảng Trị nằm ở giữa 02 địa phƣơng có tiềm năng phát triển lớn là Thừa Thiên Huế và Quảng Bình; Các địa phƣơng này có vị trí, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện nên tạo sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tƣ, gây áp lực lên chất lƣợng thu hút đầu tƣ của tỉnh Quảng Trị. Vấn đề này khiến các nhà đầu tƣ e ngại, cân nhắc và hạn chế ra quyết định đầu tƣ vào tỉnh Quảng Trị.

Thứ hai, Cơ sở hạ tầng chủ yếu đầu tƣ bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc, đƣợc bố trí không đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng, do vậy hệ thống cơ sở hạ tầng chƣa thật sự đảm bảo cho việc thu hút đầu tƣ cũng nhƣ hoạt động của dự án đầu tƣ: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (Hệ thống điện, nƣớc,giao thông, thông tin,...), hạ tầng xã hội (ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục…) chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ. Bên cạnh đó, việc kêu gọi các nhà đầu tƣ tƣ nhân tham gia đầu tƣ xây dựng hạ tầng các Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp gặp nhiều khó khăn, chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. Tỉnh Quảng Trị chƣa có các công trình hạ tầng quan trọng nhƣ cảng biển, sân bay, kho ngoại quan,... nhằm

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

phục vụ việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa. Ngoài ra cơ sở vật chất và hạ tầng nông thôn nhƣ: thuỷ lợi, chợ, giao thông, điện, nƣớc sạch, trƣờng học, trạm y tế, bƣu chính viễn thông, truyền thanh, truyền hình, chƣa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Do đó, gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tƣ đến sản xuất, kinh doanh tại tỉnh.

Thứ ba, Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư: Chính sách ƣu đãi đầu tƣ của tỉnh đã đƣợc ban hành tại Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 21/9/2016; tuy nhiên,

kinh phí hàng năm của tỉnh dành cho công tác ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ còn hạn hẹp, không đáp ứng đƣợc kỳ vọng của nhà đầu tƣ. Ngoài ra, Khu Kinh tế Đông Nam đƣợc xác định là khu kinh tế động lực của tỉnh, đƣợc tỉnh đặc biệt quan tâm, thu hút nhà đầu tƣ phát triển. Tuy nhiên, khu vực này hiện vẫn chƣa có cơ chế đặc thù riêng, chính sách ƣu đãi riêng nên không tạo đƣợc sức hút đối với các nhà đầu tƣ.

Thứ năm, Hoạt động xúc tiến đầu tưvà marketing địa phương: Danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ chỉ mới ở tên gọi và các ý tƣởng. Đơn vị đề xuất dự án chƣa nghiên cứu sâu, nghiên cứu tiền khả thi để có các thông tin chi tiết, cụ thể hơn cung cấp cho các nhà đầu tƣ. Các địa phƣơng, các đơn vị có dự án kêu gọi đầu tƣ chƣa thật sự sẵn sàng để đáp ứng mọi yêu cầu, thắc mắc, thông tin cho các đối tác, các nhà đầu tƣ. Do đó, công tác xúc tiến, thƣơng lƣợng kéo dài, mất nhiều thời gian và chi phí đi lại giải quyết thủ tục,...

Những năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chƣa có Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ. UBND tỉnh giao chức năng, nhiệm vụ vận động, xúc tiến đầu tƣ cho Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thực hiện. Các hoạt động xúc tiến đầu tƣ trên địa bàn tỉnh diễn ra manh múm, nhỏ lẻ và rời rạc. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại, du lịch bị phân tán, giao cho nhiều đơn vị phụ trách thực hiện, cụ thể: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh, tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Trung

tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Quảng Trị và tại Sở Công thƣơng có Trung

tâm Khuyến công vàXúc tiến thƣơng mại Quảng Trị. Các đơn vị, tổ chức này cũng đã có nhiều nỗ lực và đạt đƣợc những kết quả nhất định trong công tác vận động, xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại và du lịch, góp phần huy động các nguồn vốn đầu tƣ ngoài nhà nƣớc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả kêu gọi

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

đầu tƣ chƣa cao, nhiều hoạt động chồng chéo chức năng và trùng lặp. Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tƣ còn thiếu về số lƣợng, đa số hoạt động kiêm nhiệm, tính chuyên nghiệp chƣa cao, kinh nghiệm và kỹ năng xúc tiến đầu tƣ còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Nguyên nhân chính là do thiếu một cơ quan chuyên trách, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và vị trí pháp lý cao để phối hợp với các Sở, Ngành, địa phƣơng để giải quyết những vấn đề liên quan đến các nhà đầu tƣ và hoạt động đầu tƣ.

Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu phát triển chƣa có điều kiện để triển khai thực hiện một cáchcó bài bản và hệ thống; chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ hoặc sử dụng kết quả nghiên cứu do các Viện Nghiên cứu, Viện Chiến lƣợc của các Bộ, Ngành Trung ƣơng thực hiện.

Nguồn kinh phí bố trí cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ còn hạn hẹp. Do đó, chƣa đáp ứng đủ phục vụ công tác xúc tiến đầu tƣ, chỉ thực hiện đƣợc những nhiệm vụ thƣờng xuyên chƣa có tính đột phá.

Hoạt động XTĐT còn đơn phƣơng do chính quyền các cấp thực hiện mà thiếu sự liên kết, phối hợp của ngƣời dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thứ sáu, Thị trường lao động: thiếu hụt nguồn lao động có trình độ chuyên môn, lành nghề, lực lƣợng lao động chất lƣợng cao...Bên cạnh đó, lao động không có nguyện vọng làm việc lâu dài, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ TRÊN ĐỊA BÀN

TNH QUNG TR TRONG THI GIAN TI

3.1. Quan điểm, mục tiêu thu hút đầu tƣ

3.1.1. Quan điểm về thu hút đầu tư trong thời gian tới

- Tập trung, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào các dự án trọng điểm,

mang tính đột phá của tỉnh và đã có nhà đầu tƣ nghiên cứu, tìm hiểu; đặc biệt là thu

hút đầu tƣ vào Khu Kinh tế Đông Nam và Khu Kinh tế cửa khẩu La Lay nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của Hành lang Kinh tế Đông Tây.

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến hiệu quả về chất, hạn chế tình trạng tổ chức dàn trải, thiếu điểm nhấn; đa dạng hóa hình thức tổ chức, vận động, quảng bá phù hợp với từng đối tƣợng và lĩnh vực thu hút để đạt hiệu quả tƣơng xứng.

- Kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tƣ với các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, du lịch và các chƣơng trình tuyên truyền đối ngoại nhằm tận dụng hiệu quả các nguồn lực, thời cơ để quảng bá, xúc tiến.

- Tăng cƣờng công tác phối hợp với các Bộ, ngành Trung ƣơng, các Trung tâm xúc tiến đầu tƣ, các đơn vị đầu mối tại các địa phƣơng nhằm tiếp cận các thị trƣờng lớn, gặp gỡ các nhà đầu tƣ có tiềm lực lớn.

- Cải thiện các cơ chế chính sách và lấy công tác xúc tiến đầu tƣ tại chỗ làm hạt nhân hỗ trợ giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai đầu tƣ, kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả.

3.1.2. Mục tiêu thu hút đầu tư trong thời gian tới

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

- Chú trọng xúc tiến đầu tƣ vào các dự án trọng điểm, dựa trên thế mạnh hiện có của tỉnh cũng nhƣ các dự án tiên phong, làm động lực để thu hút các dự án thứ cấp thuộc các lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao, năng lƣợng mới và năng lƣợng tái tạo, xây dựng hạ tầng các KCN, KKT, dịch vụ y tế - giáo dục, chế biến công nghiệp.

- Tăng cƣờng xúc tiến các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh

cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các Tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; Khuyến khích các dự án công nghiệp chuyển dần từ gia công sang sản xuất; lựa chọn các nhà đầu tƣ lớn, có uy tín đầu tƣ và ngành, lĩnh vực trọng điểm (nhƣ năng lƣợng, chế biến gỗ, công nghiệp silicat,...); Đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với từng lĩnh vực.

- Xây dựng chiến lƣợc thu hút đầu tƣ theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của địa phƣơng để phát huy hiệu quả đầu tƣ, phù hợp với quy hoạch chung, đảm bảo lợi ích tổng thể của quốc gia, của tỉnh;

- Phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, cải thiện các dịch vụ phụ trợ.Tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanhnghiệp để thu hút đầu tƣ trong lĩnh vực công nghiệp, năng lƣợng (điệngió, điện mặt trời, điện khí…).

- Xây dựng chợ đầu mối, chợ bán lẻ, hệ thống kho bãi, trọng tâm là thành phố Đông Hà, các thị trấn trung tâm của các huyện; Ƣu tiên thu hút doanh nghiệp lớn vào đầu tƣ, hình thành chuỗi siêu thị, chợ bán buôn, bán lẻ.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đối tác trong nước

Phát huy sức mạnh, vai trò của các doanh nghiệp địa phƣơng; đồng thời, vận động thu hút các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm, tiềm năng trên cả nƣớc để đầu tƣ, sản xuất trong lĩnh vực: chế biến gỗ công nghiệp; dệt may và giày da, công nghiệp vật liệu xây dựng; đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU hút đầu tư TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)