Lợi ích của các tác nhân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 75 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản

4.2.3. Lợi ích của các tác nhân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

phẩm thủy sản ở tỉnh Ninh Bình

a. Lợi ích của hộ nuôi trồng thủy sản

Trước đây, nuôi trồng thủy sản của các hộ nuôi trồng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thường dựa theo phương thức canh tác truyền thống, mạnh ai nấy làm nên kết quả và hiệu quả sản xuất không cao. Từ khi có Nghị định 80 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, hộ nuôi trồng thủy sản, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước liên kết nhau lại nên hộ nuôi

trồng thủy sản được hỗ trợ đầu vào, được tư vấn kỹ thuật, hiệu quả kinh tế sản xuất cao hơn trước. Cụ thể:

* Đối với chăn nuôi cá nước ngọt

Giá trị sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản tham gia liên kết cao hơn các hộ nuôi trồng thủy sản không liên kết 1,1 lần; thu nhập hỗn hợp cao hơn gấp 1,17 lần. Đặc biệt trong các mô hình liên kết dọc từ khâu cung ứng vốn, cung ứng thức ăn, chuyển giao kỹ thuật đến tiêu thụ sản phẩm thủy sản đã liên kết hài hòa giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị thủy sản, giúp thỏa mãn tốt lợi ích kinh tế giữa nhóm cộng đồng cùng mục tiêu (hộ nuôi trồng thủy sản với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thủy sản). Hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi trồng thủy sản nước ngọt tham gia liên kết cũng cao hơn các hộ nuôi trồng thủy sản không tham gia liên kết. Các mô hình liên kết này có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng thu nhập bằng sản xuất và tiêu thụ thủy sản.

Bảng 4.11. So sánh kết quả sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản nước ngọt (tính bình quân trên 1ha nuôi cá trắm đen)

ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Hộ không liên kêt (1) Hộ tham gia liên kết (2) Giá trị SX (GO) 171.014 194.127 Chi phí trung gian (IC) 86.380,48 96.715,99 - Giống 24.762,4 27.402,9 - Thức ăn 51.828,3 58.029,6 - Vật tư khác 9.789,8 11.283,5 Thu nhập hỗn hợp (MI) 84.633,5 97.411 Tỷ lệ GO/IC 1,98 2,01 Tỷ lệ MI/IC 0,98 1,01

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

* Đối với chăn nuôi cá nước mặn/lợ

Cũng như đối với sản phẩm thủy sản là cá nước ngọt ở tỉnh Ninh Bình, cũng có sự khác biệt trong kết quả sản xuất giữa những hộ nuôi trồng thủy sản nước mặn tham gia liên kết và không tham gia liên kết.

Bảng 4.12. So sánh kết quả sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ (tính bình quân trên 1ha nuôi tôm)

ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Hộ không liên kết (1) Hộ tham gia liên kết (2) So sánh (2) - (1) Giá trị SX (GO) 282.759 321.135 38.376 Chi phí trung gian (IC) 156.434,5 167.815,99 11.381,49 - Giồng 44.844,6 47.547,9 2.703,30 - Thức ăn 93.860,7 100.689,6 6.828,90 - Vật tư khác 17.729,2 19.578,5 1.849,30 Thu nhập hỗn hợp (MI) 126.324,5 153.319,01 26.994,51 Tỷ lệ GO/IC 1,81 1,91 0,10 Tỷ lệ MI/IC 0,81 0,91 0,10

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Qua bảng trên ta thấy, tính bình quân trên một ha nuôi tôm, giá trị sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ tham gia liên kết cao hơn các hộ nuôi trồng thủy sản không liên kết là 1,14 lần; thu nhập hỗn hợp cao hơn gấp 1,21 lần. Hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản tham gia liên kết cao hơn hộ không liên kết. Ngoài ra, khi tham gia liên kết năng lực kĩ thuật sản xuất nuôi trồng thủy sản của các hộ nuôi trồng cũng được cải thiện rõ rệt, chứng minh qua năng suất đạt cao hơn khi chưa liên kết. Các hộ nuôi trồng thủy sản được tham gia tập huấn kĩ thuật hiểu biết tốt quy trình kĩthuật, có khả năng hướng dẫn và truyền đạt cho những hộ nuôi trồng thủy sản khác học tập ứng dụng.

Để thấy được hiệu quả liên kết đem lại cho hộ nuôi trồng thủy sản khi tham gia liên kết, nghiên cứu tiến hành điều tra, phỏng vấn các hộ nuôi trồng thủy sản về nhận xét đánh giá hiệu quả trước và sau khi tham gia liên kết tại địa phương. Kết quả thể hiện trong bảng ….

Kết quả cho thấy, hiệu quả tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản so với trước liên kết đã đạt được những kết quả nhất định. Có đến 60,8% số hộ nuôi trồng thủy sản điều tra cho rằng thu nhập của họ có tăng nhẹ so với trước liên kết, nguyên nhân chủ yếu do năng suất và giá bán cao hơn. Cụ thể:

Bảng 4.13. Đánh giá của hộ liên kết về hiệu quả trước và sau khi tham gia liên kết liên kết

Tiêu chí đánh giá Hiệu quả liên kết so với trước liên kết

Giảm nhẹ Không đổi Tăng nhẹ Tăng mạnh Chất lượng sản phẩm 4,3 42,8 52,9 - Năng suất 2,5 25,2 67,4 5,3

Giá bán 1,7 24,3 69,5 4,5

Doanh thu 2,5 30,7 64,5 2,3

Thu nhập 4,9 34,3 60,8 0

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016)

Về chất lượng sản phẩm, do được liên kết trong cung ứng thuốc và phòng trừ dịch bệnh cùng liên kết về cung ứng giống trên địa bàn tỉnh nên chất lượng sản phẩm thủy sản vì thế cũng tăng nhẹ 52,9% theo ý kiến đánh giá. Tuy nhiên, có 4,3% số hộ nuôi trồng thủy sản có ý kiến cho rằng hiệu quả liên kết giảm nhẹ so với trước liên kết. Nhìn chung chất lượng sản phẩm khi tham gia liên kết vẫn còn hạn chế.

Về năng suất, có 67,4% ý kiến cho rằng năng suất thủy sản tăng nhẹ so với trước liên kết và có 5,3 % số ý kiến cho rằng tăng mạnh khi tham gia liên kết. Bên cạnh đó thì vấn còn 2,5% số ý kiến đánh giá hiệu quả liên kết giảm nhẹ so với trước liên kết. Lý giải cho việc này là do các hộ nuôi trồng thủy sản đang từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ nhờ được liên kết cung ứng trong chuyển giao kỹ thuật kỹ thuật NTTS, được nuôi trồng giống với chất lượng tốt hơn.

Về giá bán, 69,5% số ý kiến cho rằng giá bán sản phẩm thủy sản tăng nhẹ so với trước liên kết. Theo kết quả điều tra có 4,5% số ý kiến cho rằng giá bán tăng mạnh so với trước liên kết, một phần do các hộ NTTS ký kết hợp đồng ổn định với doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự thay đổi giá cả là do biến động của thị trường chứ không đơn thuần do tác động của liên kết mang lại.

Theo số liệu điều tra ta thấy, khi tham gia liên kết có 64,5% số ý kiến cho rằng doanh thu tăng nhẹ so với trước liên kết và 2,3% số ý kiến cho rằng tăng mạnh. Như vậy, nhìn chung theo ý kiến đánh giá của các hộ NTTS thì hiệu quả liên kết giảm mạnh so với trước liên kết là không có còn hiệu quả tăng mạnh thì xuất hiện với cả năng suất, giá bán và doanh thu. Có thể nhận thấy khi tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản các hộ nuôi trồng thủy sản

Lợi ích của hộ nuôi trồng thủy sản khi tham gia liên kết không những chỉ được thể hiện ở kết quả sản xuất của hộ. Ngoài ra, còn được thể hiện ở các khía cạnh khác như: Được học hỏi nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, được tiếp cận ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ, các công nghệ tiên tiến. Được hưởng lợi ích thiết thực cho bản thân gia đình từ hiệu quả kinh tế do tiến bộ kỹ thuật mang lại nhờ việc gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó người sản xuất cũng được hỗ trợ cung ứng nguồn vật tư chất lượng đảm bảo và hướng dẫn sử dụng hợp lý có hiệu quả trong sản xuất của mình. Có thể tổng hợp những lợi ích của hộ nuôi trồng thủy sản khi tham gia liên kết như sau:

Bảng 4.14. Phân tích lợi ích trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản đối với nhóm hộ liên kết và nhóm hộ không liên kết

TT Chỉ tiêu Hộ có liên kết Hộ không liên kết

1 Giống

Được mua chịu và hỗ trợ kỹ thuật

Ít được mua chịu và không có hỗ trọ kỹ thuật

2 Thức ăn

Thuận tiện khi mua, chất lượng đảm bảo và có hỗ trợ về vận chuyển

Thuận tiện khi mua, chất lượng tương đối đảm bảo

3 Lao động

Đáp ứng được nhu cầu công việc trong quá trình sản xuất, đặc biệt là những công việc đòi hỏi thời gian gấp và công việc nặng nhọc

Khó khăn trong việc huy động người thực hiện những côgn việc nặng nhọc

4 Ứng trước một phần chi phí đầu vào

Có được ứng trước Không đuợc ứng trước

5 Ký kết bao tiêu sản phẩm Được ký kết bao têu sản phẩm Không được bao tiêu sản phẩm

6 Giá bán Theo thi truờng Theo giá thị trường (bấp bênh)

7 Tập huấn kỹ thuật Tham gia tâp huấn nhiều hơn Tập huấn ít hơn 8 Tiếp cận thông tin Tốt hơn Chưa tốt

9 Gặp rủi ro Được chia sẻ Không được chia sẻ Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

b. Lợi ích của doanh nghiệp và của người thu gom

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở Ninh Bình đã góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho người thu gom và doanh nghiệp, giúp hoạt động của các tác nhân này diễn ra một cách bình thường. Mặt khác tăng uy tín thương hiệu của các tác nhân với các hộ nông dân tham gia liên kết nên được người sản xuất tin cậy giúp các tác nhân này có điều kiện ngày càng phát triển.

Hiện nay, đây là tác nhân có vai trò quan trọng trong khâu tiêu thụ, họ là trung gian đến người tiêu dùng hoặc cơ sở thu mua hay là doanh nghiệp chế biến.

Bảng 4.15. Đánh giá của doanh nghiệp và người thu gom có liên kết và không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 75 - 80)