Các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 31 - 33)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ

các phương thức chiều dọc (liên kết dọc) hoặc chiều ngang (liên kết ngang), trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế. Cụ thể:

- Liên kết dọc:

Là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy sản(theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc là toàn diện nhất bao gồm từ sản xuất, chế biến nguyên liệu đến tiêu thụ sản phẩm phẩm. Trong mối liên kết này thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân trước đó đồng thời bán sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian.

- Liên kết ngang:

Là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá nhân tham gia là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng có quan hệ với nhau thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Mô hình liên kết trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản, mục đích liên kết có thể khác nhau nhưng đều mang lại lợi ích cho các tác nhân khi tham gia liên kết. Trong liên kết này, mỗi thành viên tham gia có sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhau nhưng họ liên kết lại để nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ phát huy tính lợi ích kinh tế theo quy mô của tổ chức liên kết. Kết quả của liên kết theo chiều ngang hình thành nên những tổ chức liên kết như Hợp tác xã, liên minh, hiệp hội và có thể dẫn đến độc quyền trong một thị trường nhất định.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản thụ sản phẩm thủy sản

2.1.4.1. Các yếu tố chủ quan

a) Các yếu tố từ hộ sản xuất

Đối với người sản xuất do trình độ hiểu biết còn hạn chế về liên kết, về hợp đồng, trách nhiệm trong liên kết, họ chỉ nhìn những cái lợi trước mắt mà không nhìn lâu dài. Họ sợ sự rằng buộc về mặt pháp luật khi ký kết hợp đồng.

Mặt khác, có những hộ sản xuất mặc dù đã ký hợp đồng tiêu thụ với công ty nhưng nơi nào mua với giá cao hơn họ vẫn bán, thậm chí một số hộ nông dân trên cùng một diện tích và sản lượng lại ký hợp đồng tiêu thụ dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng, làm các doanh nghiệp, cơ sở chế biến không chủ động được nguyên liệu.

Một yếu tố ảnh hưởng nữa là mặc dù các doanh nghiệp, cơ sở chế biến đã tạo điều kiện cho người dân sản xuất bằng cách ứng vốn, mua phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu mua với giá đảm bảo ổn định, vậy mà vẫn có những trường hợp nông dân không “chung thuỷ” với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến sẵn sàng bán cho doanh nghiệp, cơ sở chế biến hoặc các lái buôn khác khi họ trả giá cao hơn.

Một thực tế khó khăn ảnh hưởng đến sự liên kết giữa những người thu gom, các doanh nghiệp chế biến và hộ sản xuất đó là hộ sản xuất luôn muốn chất lượng hàng hoá của mình là cao trong khi đó thực tế lại không đạt như vậy. Vì vậy, dẫn đến tình trạng xảy ra các mâu thuẫn trong thu mua giữa các doanh nghiệp, cơ sở chế biến và hộ sản xuất không bán theo hợp đồng với công ty mặc dù theo hợp đồng các doan nghiệp trên đã đầu tư ban đầu cho các hộ sản xuất (hộ sản xuất sẵn sàng đi đến với các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất khác mà hộ không ký kết).

Sản xuất của hộ vẫn tự phát, không tập trung, quy mô kinh tế của hộ rất nhỏ, diện tích manh mún, không mang tính tập trung, sản xuất hàng hóa. Đã thế tư tưởng thay đổi phương thức sản xuất của hộ rất ít, hầu như hộ không giám mạnh dạn đầu tư trong sản xuất của mình, sợ ảnh hưởng đến quyền lợi mà họ đang có, sợ rủi ro trách nhiệm khi tham gia liên kết.

Như vậy, nhận thức của liên kết sản xuất của hộ rất kém, các lý do chính trên là làm cho việc liên kết còn hạn chế và để liên kết trong sản xuất của hộ được hiệu quả hơn cần giải quyết tốt các lý do ảnh hưởng trên (Phạm Xuân Dũng, 2007).

b) Các yếu tố từ doanh nghiệp, cơ sở chế biến

Các cơ sở chế biến thu mua sản phẩm nông sản ổn định nhưng vẫn còn tình trạng cơ sở chế biến ngừng mua hoặc giảm giá lại không thông báo cho nông dân, trong khi mua còn gây khó dễ với nông dân... nhất là vào thời điểm chính vụ nông sản.

Chế tài mà công ty đưa ra để sử phạt các hộ phá vỡ hợp đồng có hiệu lực chưa cao, mới chỉ dừng lại phạt tiền nên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn xảy ra nhất là khi thời vụ nguyên liệu khan hiếm mà giá hơn giá thị trường.

Sự chủ động phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu của các cơ sở chế biến với cấp chính quyền địa phương, với hộ nông dân chưa cao (Phạm Xuân Dũng, 2007).

c) Người thu gom (người trung gian phân phối sản phẩm)

Đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, tạo ra lợi ích hài hòa với người sản xuất. Họ nắm bắt thông tin thị trường khá nhạy bén, ít chịu quản lý, ràng buộc của một cơ quan tổ chức nào nên họ có thể ép giá, tranh mua tranh bán nhằm tối đa lợi ích cá nhân gây lên mối liên kết lỏng lẻo (Phạm Xuân Dũng, 2007).

2.1.4.2. Các yếu tố khách quan

Là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản mà các tác nhân khi tham gia hoặc không tham gia vào chuỗi giá trị thủy sản đều bị ảnh hưởng và không kiểm soát được các yếu tố đó. Nghiên cứu các yếu tố này không nhằm mục đích để điều khiển nó theo ý muốn của các tác nhân mà nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 31 - 33)