Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 42)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

a) Tổng giá trị và tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội

Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.

Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số. Năm 2006, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 18/64, năm 2015 vươn lên xếp thứ 11/63, liên tục đứng thứ 5 ở miền Bắc. Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam: năm 2007, thu ngân sách đạt 1.140 tỷ đồng, là tỉnh thứ 26/64 đạt mức thu 1000 tỷ. Năm 2015 thu ngân sách đạt 2.900 tỷ đồng trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/64 và 43/64.

Cơ cấu kinh tế cuả tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2013 – 2015 bình quân tăng 14%/năm. Cụ thể:

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh đã có nhiều khởi sắc với những dấu ấn đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt 28,94%/năm, xây dựng đạt

thấp 1,77%; ngành thủy sản tăng 16,87%; khu vực kinh tế dịch vụ có tốc độ tăng trưởng 11,32%; đáng chú ý nhất là ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng 19,64%. Với mức tăng trưởng trong thời gian qua có thể thấy nền kinh tế Ninh Bình đã và đang phát triển đúng với định hướng phát triển của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã đề ra.

Bảng 3.1. GDP và tốc độ tăng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn 2013 – 2015 ở tỉnh Ninh Bình

Đơn vị tính: %

Năm 2013 2014 2015

Tốc độ tăng trưởng GDP 16,09 10,28 9,32 Tốc độ tăng giá trị sản xuất CN – XD 12,78 9,99 11,35 Tốc độ tăng giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản 2,01 1,92 -0,63 Tốc độ tăng giá trị sản xuất Dịch vụ - DL 14,65 13,82 9,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình (2013, 2014, 2015)

b)Công nghiệp – xây dựng

Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm), xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà (công suất 0,6 triệu tấn/năm), xi măng Hướng Dương (công suất 2 triệu tấn/năm).v.v. Sản phẩm chủ lực của tỉnh là xi măng, đá, thép, vôi, gạch...

Tính đến hết năm 2015, Ninh Bình có 7 khu công nghiệp, gồm: Gián Khẩu, Ninh Phúc, Tam Điệp, Phúc Sơn, Sơn Hà, Xích Thổ và Khánh Cư, 22 cụm công nghiệp với diện tích 1961 ha. Nghề thủ công truyền thống địa phương có: thêu ren ở huyện Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở huyện Kim Sơn, Yên Khánh..., đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân (Hoa Lư). Về thu hút đầu tư, tỉnh hiện có những dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng như: nhà máy đạm Ninh Bình công suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất sôđa đầu tư 1.300 tỷ, nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình đầu tư 560 tỷ đồng.

Ngành công nghiệp và xây dựng đã tạo ra giá trị sản xuất ngày càng tăng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: %

Năm 2013 2014 2015

Nông, lâm, thủy sản 15,00 15,01 14,07 Công nghiệp - xây dựng 49,00 46,92 43,35 Dịch vụ - du lịch 36,00 38,07 42,58

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình (2013, 2014, 2015)

Như vậy, có thể thấy rằng ngành công nghiệp - xây dựng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy thành công sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh. Năm 2013, giá trị sản xuất của công nghiệp - xây dựng ngành là 49%, đến năm 2015 con số này có biến động giảm xuống 43,35%. Tuy nhiên, giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá hiện hành vẫn là chủ đạo, con số này còn tiếp tục tăng nữa.

c) Du lịch – dịch vụ

Cùng với công nghiệp, du lịch đã và đang phát triển theo định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ninh Bình có nhiều di tích lịch sử - văn hoá với các loại hình kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo và di tích lịch sử cách mạng rất phong phú. Sự đa dạng được thể hiện ở loại hình du lịch: sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, thể thao. Nhiều di tích danh thắng đã trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Ngành du lịch Ninh Bình những năm gần đây đạt được những kết quả khả quan trong kinh doanh. Cụ thể:

Bảng 3.3. Kết quả kinh doanh du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Lượt khách Người 3.712.000 4.398.000 4.700.000 - Khách quốc tế Người 676000 522000 560.000 - Khách nội địa Người 3.036.000 3.877.000 4.1400.00 Tổng doanh thu Triệu đồng 776.761 897.446 914.556

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình (2013, 2014, 2015)

Năm 2014, Ninh Bình đã đón gần 4,3 triệu lượt khách du lịch, tăng gần 14,48% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó khách quốc tế có gần 522.000 lượt

(trong khi Việt Nam đón được 6.800.000 lượt khách quốc tế). Doanh thu từ du lịch đạt gần 898 tỷ đồng, tăng 20,46% so với cùng kỳ năm 2012.

Năm 2015, Ninh Bình đón 4,7 triệu lượt khách. Trong đó khách quốc tế 560.000 lượt khách. Doanh thu đạt gần 915 tỷ đồng, tăng 17,91% so với cùng kỳ năm 2013 (Bảng 3.3).

Qua bảng số liệu ta thấy, ngành du lịch Ninh Bình đã có nhiều khởi sắc, đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh. Đây là nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung. Năm 2014, du lịch Ninh Bình đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh tới 38.381 triệu đồng.

Tuy nhiên ngành du lịch Ninh Bình vẫn còn những yếu kém: tỷ lệ lưu trú thấp; hoạt động du lịch chủ yếu vẫn là khai thác thiên nhiên, cơ sở hạ tầng hạn chế; công tác tuyên truyền, quảng bá; quản lý yếu kém.

Được tỉnh xác định là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, trong những năm gần đây, ngành du lịch Ninh Bình đang khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh. Về lâu dài, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết, UBND tỉnh đã có Kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến 2030 để thực hiện mục tiêu sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

d)Nông – lâm – thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chuyển dịch đúng hướng, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Tỉnh đã hình thành nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp như: Vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm; vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu và các mặt hàng mỹ nghệ khác; vùng biển Kim Sơn nuôi tôm sú, nuôi cá, vùng Yên Khánh trồng lúa, chăn nuôi gia súc; vùng Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Đặc biệt, sản xuất vụ đông phát triển mạnh và trở thành vụ sản xuất chính nhờ các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn. Diện tích cây vụ đông 2014 – 2015 là 22.500 ha. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp từ 31,3 triệu đồng năm 2010 lên 67,8 triệu đồng năm 2015, sản lượng lương thực là 50,3 vạn tấn.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hàng trăm cánh đồng đạt thu nhập 50 - 100 triệu đồng/ha/năm. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để khuyến khích nông dân tích cực sản xuất.

Năm 2015, tỉnh đưa vào gieo cấy gần 14 ngàn ha lúa cao sản và lúa chất lượng cao. Trong chăn nuôi đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nuôi trồng thủy sản giữ ổn định và có chiều hướng phát triển với chủ trương đầu tư hạ tầng vùng bãi bồi ven biển theo hướng công nghiệp.

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2013 - 2015 (tính theo giá thực tế)

Chi tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu (%) Nông nghiệp 4.686.943 88,65 4.985.082 87,89 5.024.390 87,49 Lâm nghiệp 81.832 1,55 89.457 1,58 98.786 1,72 Thủy sản 518.473 9,81 597.528 10,53 619.420 10,79 Tổng 5.287.248 100 5.672.067 100 5.742.596 100

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình (2013, 2014, 2015)

Theo số liệu trong bảng trên thì giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản với mức đóng góp 5.024.390 triệu đồng vào năm 2015, chiếm 87,49%. Tiếp đến là giá trị sản xuất của thủy sản với mức đóng góp 619,420 triệu đồng, chiếm 10,79%. Thấp nhất là mức đóng góp của lâm nghiệp chỉ với 98,786 triệu đồng, chiếm 1,72%.

3.1.2.2. Dân số và lao động

Theo thống kê năm 2015, dân số toàn tỉnh là 926.995 người với mật độ dân số chung của toàn tỉnh là 673 người/km2, cao nhất là thành phố Ninh Bình với 2.467 người/ km2 và huyện Yên Khánh 987 người/ km2 ; thấp nhất là huyện Nho Quan với mật độ 331 người/ km2. Dân số trung bình của tỉnh qua các năm được thể hiện qua bảng sau:

Trong tổng dân số chung của toàn tỉnh có 49,9% là nam, 50,1% là nữ; dân số thành thị chiếm 19,48%, dân số nông thôn chiếm 80,52%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, năm 2013 là 0,87% (mức bình quân chung của cả nước là 1,2%), đến năm 2015 giảm xuống còn 0,63%. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 là 578,6 nghìn người.

Bảng 3.5. Dân số phân theo giới tính và khu vực của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2013 – 2015

Chi tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1. Tổng số 907.696 100 918.796 100 926.995 100

Chia theo giới tính

Nam 451.889 49,78 457.927 49,84 462.530 49,90 Nữ 455.807 50,22 460.869 50,16 464.465 50,10 Chia theo thành thị và nông thôn

Thành thị 172.388 18,99 175.100 19,06 180.568 19,48 Nông thôn 735.308 81,01 743.696 80,94 746.427 80,52

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình (2013, 2014, 2015)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

* Chọn điểm điều tra

Đề tài nghiên cứu về các hình thức liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở tỉnh Ninh Bình. Để thu thập được số liệu chúng tôi chọn điểm nghiên cứu tại hai huyện có tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản phát triển mạnh là huyện Kim Sơn và huyện Gia Viễn. Trong đó:

- Huyện Kim Sơn, gồm các xã: Kim Đông, Kim Chung là hai xã bãi bồi ven biển rất phát triển trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm và ngao...

- Huyện Gia Viễn: Gia Minh, Gia Phương là hai xã vùng trũng, trồng lúa không hiệu quả được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

* Chọn mẫu điều tra

Để phục vụ nghiên cứu đề tài tiến hành điều tra trên 80 hộ nuôi trồng thủy sản; 10 cơ sở chăn nuôi cá giống và 10 hộ thu gom trên địa bàn 2 huyện Kim Sơn và Gia Viễn, trong đó huyện Kim Sơn là huyện ven biển có nhiều thế mạnh cho phát triển các loại thủy sản nước mặn, lợ (ở phạm vi đề tài tập trung nghiên cứu các loại thủy sản nước lợ vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn); huyện Gia Viễn tập trung nghiên cứu các loại sản phẩm thủy sản nước ngọt.

Nội dung điều tra hộ nông dân bao gồm: Sự hiểu biết của người sản xuất về lợi ích của việc liên kết, điều kiện sản xuất, tình hình đầu tư và vốn cho sản xuất của hộ, những khó khăn mà hộ đang gặp phải và mong muốn của hộ ra sao?

Điều tra người thu gom, doanh nghiệp về các nội dung sau: tình hình thu mua sản phẩm thủy sản, việc liên kết diễn ra như thế nào, có gặp khó khăn, nhu cầu khi tham gia liên kết và những đề xuất để tăng cường mối liên kết tại địa phương.

Phỏng vấn cơ quan quản lý nhà nước về những chủ trương chính sách, cơ chế hỗ trợ tạo điều kiện cho liên kết kinh tế phát triển.

Ngoài ra phỏng vấn cán bộ khuyến nông với nông dân, và tìm hiểu chủ trương chính sách tác động của nhà nước để khuyến khích sản xuất tiêu thụ và vấn đề liên kết.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập thông tin thư cấp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam và thế giới. Các công trình nghiên cứu về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ đã được công bố.

+ Các bài báo từ các tạp chí, sách giáo trình, bài báo khoa học có liên quan tới đề tài + Các tài liệu từ các website + Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam. + Internet

+ Thư viện, internet

Số liệu về tình hình chung trên địa bàn tỉnh và đơn vị nghiên cứu điểm, tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở tỉnh Ninh Bình.

+ Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình qua các năm

+ Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

+ Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình qua các năm.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình + Chi cục thủy sản tỉnh Ninh Binh + Cục thống kê tỉnh Ninh bình.

3.2.2.2. Thu thập thông tin và số liệu sơ cấp

Số liệu mới là số liệu chưa được công bố trên tài liệu nào. Đó là sản phẩm có được thông qua các hoạt động sau:

- Lập phiếu điều tra và điều tra trực tiếp các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thủy sản, bao gồm: Người nuôi trồng thủy sản, người thu gom (bán buôn), doanh nghiệp, công ty sản xuất và tiêu thụ, đại lý thu gom, người bán lẻ sản phẩm từ thủy sản.

- Để phục vụ mục tiêu nghiên cứu đề tài, nghiên cứu khảo sát 125 đối tượng có liên quan đến đề tài. Cụ thể là, 80 hộ nuôi trồng thủy sản; 10 cơ sở chăn nuôi cá giống và 10 hộ thu gom/thương lái trên địa bàn 2 huyện Kim Sơn và Gia Viễn. Đồng thời đề tài cũng tiến hành khảo sát 15 doanh nghiệp/cơ sở chế biến nhằm thu thập các thông tin có liên quan đến tình hình liên kết trong tiêu thụ sản phẩm thủy sản của hộ.

Ngoài ra đề tài tiến hành xin ý kiến của một số chuyên gia là cán bộ từ các cơ quan có liên quan như: cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học đã và đang nghiên cứu về thủy sản trên địa bàn tỉnh, cơ quan khuyến nông, cơ quan cung cấp tín dụng (ngân hàng, quỹ tín dụng…). Cụ thể các đối tượng được khảo sát như sau:

Bảng 3.6. Số lượng đối tượng được khảo sát

STT Đối tượng ĐVT Kim Sơn Gia Viễn Cộng

1 Hộ nuôi trồng thủy sản Hộ 40 40 80 2 Cơ sở nuôi cá giống (Trại giống) Trại 5 5 10 3 Hộ thu gom/Thương lái Hộ 10 10 4 Doanh nghiệp/cơ sở chế biến DN 15 15

Tổng số 115

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 42)