Nội dung nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 27 - 31)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản

hoặc những biểu hiện của sự hành động giữa chủ thể liên kết thông qua những thoả thuận, những giao kèo, hợp đồng, hiệp định, điều lệ...Mối liên kết nhằm thực hiện tốt những mục tiêu nhất định trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế (đầu tư, sản xuất kinh doanh...). Tuỳ theo góc độ xem xét quá trình liên kết có thể diễn ra liên kết theo ngành, liên kết giữa các thành phần kinh tế, liên kết theo vùng lãnh thổ... (Minh Hoài, 2006).

2.1.3. Nội dung nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản sản phẩm thủy sản

2.1.3.1. Liên kết trong việc cung ứng nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất

Đây là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa các cửa hàng, đại lý, công ty, doanh nghiệp, nhà khoa học... với cơ sở sản xuất (nông dân) (liên kết dọc), bên cạnh đó còn có hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa các nhà khoa học hay giữa các người sản xuất với nhau chủ yếu là cung ứng nguyên liệu đầu vào mà họ cùng sản xuất (liên kết ngang). Người sản xuất có tư liệu sản xuất (đất đai, sức lao động...) họ cần các nguyên liệu đầu vào là giống, thức ăn... Khi thực hiện mối liên kết này, các cửa hàng, đại lý, công ty, doanh nghiệp, nhà khoa học... sẽ đứng ra ký kết các hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với người sản xuất hoặc thông qua địa phương. Qua hình thức này các nhà cung ứng đầu vào sẽ cung cấp các đầu vào để người sản xuất có vật tư đầu vào và họ sản xuất

(Nguyễn Tất Thắng, 2010). Như vậy, thông qua mối liên kết này, các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào sẽ bán được sản phẩm mình sản xuất ra và thu lại lợi nhuận cho cơ sở, tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời người sản xuất lại có đầu vào để sản xuất với cam kết đảm bảo số lượng, chất lượng... vật tư đầu vào. Khi liên kết này được thực hiện đều mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Từ đó người sản xuất sẽ chủ động về các nguồn nguyên liệu đầu vào và sẽ yên tâm sản xuất hơn. Có các dạng chủ yếu sau:

+ Ứng trước vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, mua bán lại sản phẩm thủy sản;

+ Bán vật tư, mua lại sản phẩm.

2.1.3.2. Liên kết trong phòng chống dịch bệnh

Trong quá trình sản xuất – kinh doanh sản phẩm thủy sản người sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, rủi ro; một trong những rủi ro mà người sản xuất gặp

phải đó là dịch bệnh của thủy sản. Khi rủi ro xảy ra, trước hết gây thiệt hại trực tiếp cho bản thân người sản xuất, và phần nào ảnh hưởng đến lợi ích các tác nhân liên quan. Do vậy, việc tiến hành liên kết trong phòng chống dịch bệnh luôn được Nhà nông, cũng như các tác nhân liên quan quan tâm thực hiện.

Đây là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa Nhà khoa học, doanh nghiệp với người sản xuất trong công tác phổ biến kỹ thuật hay tiến hành phòng trừ dịch bệnh cho thủy sản. Liên kết đó thường được sự trợ giúp, hỗ trợ từ Nhà nước, được tiến hành thông qua chính quyền hay tổ chức đoàn thể ở địa phương. Bên cạnh dạng liên kết chủ đạo đó (liên kết dọc) thì liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong việc trao đổi những kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh cũng được tiến hành (liên kết ngang) (Nguyễn Tất Thắng, 2010).

Việc thực hiện liên kết phòng chống dịch bệnh cho thủy sản là công tác khó khăn, và cả những chi phí tăng thêm cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc thực hiện tốt công tác đó sẽ mang lại lợi ích cho việc phát triển bền vững, hạn chế rủi ro trong sản xuất – kinh doanh của các tác nhân.

2.1.3.3. Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm thủy sản

Tiêu thụ luôn là nỗi lo của các cơ sở sản xuất. Thực tế cho thấy được mùa nhưng “rớt giá”, sản phẩm thủy sản bị tư thương ép giá, thu nhập giảm… Đây là tình trạng phổ biến, là thứ bệnh “kinh niên” chưa được “chữa trị”. Trong cơ chế thị trường sản phẩm thủy sản được sản xuất theo hướng hàng hoá để bán chứ không “tự sản tự tiêu” như trước đây. Chính vì thế nhu cầu liên kết trong khâu tiêu thụ sản phẩm thủy sản là một nhu cầu thiết yếu nhằm mục đích bao tiêu sản phẩm sản xuất ra của cơ sở sản xuất.

Trong mối liên kết này các cơ sở sản xuất thường liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở tiêu thụ sản phẩm thủy sản… Họ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các tổ chức chính quyền, các tổ chức cá nhân trung gian) ký kết các hợp đồng hoặc thỏa thuận miệng với các cam kết về số lượng, chất lượng… để cung cấp các sản phẩm thủy sản mà mình sản xuất ra cho các nhà thu mua. Còn nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức thu mua… sẽ phải bao tiêu hết số lượng như đã cam kết với cơ sở sản xuất. Mỗi bên liên kết đều mang lại lợi ích cho nhau theo đó thì lợi ích mà người sản xuất được hưởng là được bao tiêu sản phẩm thủy sản của cơ sở mình với giá cả ổn định, giảm thiểu rủi ro khi được mùa mất giá. Gắn với nó thì nhà sản xuất (doanh nghiệp, đơn vị chế biến, tiêu thụ…) cũng sẽ có nguồn

nguyên liệu đầu vào ổn định cho việc sản xuất - kinh doanh của mình. Trong nội dung liên kết này các tổ chức, đơn vị tiêu thụ có thể thực hiện dưới hình thức mua bán hay ứng trước một phần chi phí đầu vào… để đảm bảo nhà sản xuất sẽ cung ứng đầu vào cho mình, gắn với mỗi nội dung liên kết thì lợi ích, chi phí của mỗi bên nhận được và bỏ ra sẽ thay đổi theo hợp đồng, cam kết giữa các bên

(Nguyễn Tất Thắng, 2010).

2.1.3.4. Tính chặt chẽ trong liên kết

Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa các tác nhân là những pháp nhân độc lập rất đa dạng, cùng với mỗi liên kết khác nhau, tính chặt chẽ trong liên kết cũng khác nhau và được thể hiện ở hai dạng cơ bản sau:

Hợp đồng bằng văn bản (Hợp đồng chính thống)

Hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản là phương thức gắn kết các khâu trong chuỗi giá trị thủy sản bao gồm sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Hợp đồng là một cơ cấu quan trọng để điều phối sản xuất, phân phối, và bán lẻ sản phẩm giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị. Cụ thể, một hợp đồng là đưa ra những luật lệ của việc giao dịch qua việc phân bổ của ba yếu tố chính: giá trị, rủi ro, và quyền quyết định. Một hợp đồng thành công do đó sẽ phân bổ giá trị, rủi ro, và quyết định theo cách mà hai bên cùng có lợi, lý tưởng là cùng chia sẻ rủi ro và cải tiến chất lượng và sản xuất. Hợp đồng sẽ định rõ những chi tiết điển hình khác nhau về các điều kiện thương mại như là giá thành, số lượng, ngày giao hàng, điều kiện thanh toán, điều khoản đóng góp, đặc điểm sản xuất (Trương Đình Chiến, 2012).

Theo Nguyễn Tất Thắng (2011) Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Hợp đồng là “sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy sản và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm thủy sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với giá đặt trước”. Đây là hình thức kinh tế hợp tác trực tiếp, quan hệ giữa hai bên bị ràng buộc bởi hợp đồng, do đó nó có tính ổn định hơn. Quan hệ hợp tác trên cơ sở hợp đồng được thực hiện dưới hai hình thức:

- Hợp đồng trên cơ sở cá nhân:

Là quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất ( như nông hộ, trang trại) với cơ sở tiêu thụ được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết với hai bên. Các chủ thể có

trách nhiệm giao nộp sản phẩm đúng thời hạn, địa điểm, số và chất lượng cho cơ sở tiêu thụ. Ngược lại cơ sở tiêu thụ có trách nhiệm nhận sản phẩm thủy sản và tranh toán hợp đồng cho bên kia. Bên nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận.

- Hợp đồng trên cơ sở nhóm: Có hai dạng

Dạng thứ nhất: Hợp tác thông qua hiệp hội. Hiệp hội là tập hợp các nhà sản xuất có cùng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản của quá trình sản xuất trên thị trường. Hiệp hội thay mặt các nhà sản xuất ký hợp đồng chung với cơ sở tiêu thụ về thời gian giao nộp sản phẩm, địa điểm, số và chất lượng, giá cả cũng như phương thức thanh toán.

Dạng thứ hai: Hợp tác thông qua hợp tác xã dịch vụ. Người sản xuất có quan hệ gián tiếp với cơ sở tiêu thụ và quan hệ trực tiếp với hợp tác xã dịch vụ. Hợp tác xã thay mặt người sản xuất đứng ra ký hợp đồng với cơ sở tiêu thụ, trực tiếp thanh toán, nhận, trả với cơ sở tiêu thụ sau đó thanh toán cho từng cơ sở sản xuất (hoặc từng hộ nông dân).

Đối với mối liên kết kinh tế giữa cơ sở tiêu thụ với người sản xuất sản phẩm thủy sản thì chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội khác nhau. Về mặt kinh tế, nhân tố quy định mạnh mẽ nhất là chế độ kinh tế - xã hội, tức chế độ sở hữu và cơ chế vận hành nền kinh tế, bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đặc điểm ngành thủy sản và sản phẩm thủy sản, nhân tố chính trị - xã hội cũng có tác động nhất định đến liên kết.

Hợp đồng miệng (Thỏa thuận miệng)

Hợp đồng miệng là các thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó. Hợp đồng miệng cũng được các bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng... Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. Hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, bàn bè, anh em ruột,...) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên, hợp đồng miệng trong thực tế thường chỉ là các thỏa tuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa.

2.1.3.5. Phương thức liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 27 - 31)