Đánh giá của hộ liên kết về hiệu quả trước và sau khi tham gia liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 78 - 81)

liên kết

Tiêu chí đánh giá Hiệu quả liên kết so với trước liên kết

Giảm nhẹ Không đổi Tăng nhẹ Tăng mạnh Chất lượng sản phẩm 4,3 42,8 52,9 - Năng suất 2,5 25,2 67,4 5,3

Giá bán 1,7 24,3 69,5 4,5

Doanh thu 2,5 30,7 64,5 2,3

Thu nhập 4,9 34,3 60,8 0

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016)

Về chất lượng sản phẩm, do được liên kết trong cung ứng thuốc và phòng trừ dịch bệnh cùng liên kết về cung ứng giống trên địa bàn tỉnh nên chất lượng sản phẩm thủy sản vì thế cũng tăng nhẹ 52,9% theo ý kiến đánh giá. Tuy nhiên, có 4,3% số hộ nuôi trồng thủy sản có ý kiến cho rằng hiệu quả liên kết giảm nhẹ so với trước liên kết. Nhìn chung chất lượng sản phẩm khi tham gia liên kết vẫn còn hạn chế.

Về năng suất, có 67,4% ý kiến cho rằng năng suất thủy sản tăng nhẹ so với trước liên kết và có 5,3 % số ý kiến cho rằng tăng mạnh khi tham gia liên kết. Bên cạnh đó thì vấn còn 2,5% số ý kiến đánh giá hiệu quả liên kết giảm nhẹ so với trước liên kết. Lý giải cho việc này là do các hộ nuôi trồng thủy sản đang từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ nhờ được liên kết cung ứng trong chuyển giao kỹ thuật kỹ thuật NTTS, được nuôi trồng giống với chất lượng tốt hơn.

Về giá bán, 69,5% số ý kiến cho rằng giá bán sản phẩm thủy sản tăng nhẹ so với trước liên kết. Theo kết quả điều tra có 4,5% số ý kiến cho rằng giá bán tăng mạnh so với trước liên kết, một phần do các hộ NTTS ký kết hợp đồng ổn định với doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự thay đổi giá cả là do biến động của thị trường chứ không đơn thuần do tác động của liên kết mang lại.

Theo số liệu điều tra ta thấy, khi tham gia liên kết có 64,5% số ý kiến cho rằng doanh thu tăng nhẹ so với trước liên kết và 2,3% số ý kiến cho rằng tăng mạnh. Như vậy, nhìn chung theo ý kiến đánh giá của các hộ NTTS thì hiệu quả liên kết giảm mạnh so với trước liên kết là không có còn hiệu quả tăng mạnh thì xuất hiện với cả năng suất, giá bán và doanh thu. Có thể nhận thấy khi tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản các hộ nuôi trồng thủy sản

Lợi ích của hộ nuôi trồng thủy sản khi tham gia liên kết không những chỉ được thể hiện ở kết quả sản xuất của hộ. Ngoài ra, còn được thể hiện ở các khía cạnh khác như: Được học hỏi nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, được tiếp cận ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ, các công nghệ tiên tiến. Được hưởng lợi ích thiết thực cho bản thân gia đình từ hiệu quả kinh tế do tiến bộ kỹ thuật mang lại nhờ việc gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó người sản xuất cũng được hỗ trợ cung ứng nguồn vật tư chất lượng đảm bảo và hướng dẫn sử dụng hợp lý có hiệu quả trong sản xuất của mình. Có thể tổng hợp những lợi ích của hộ nuôi trồng thủy sản khi tham gia liên kết như sau:

Bảng 4.14. Phân tích lợi ích trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản đối với nhóm hộ liên kết và nhóm hộ không liên kết

TT Chỉ tiêu Hộ có liên kết Hộ không liên kết

1 Giống

Được mua chịu và hỗ trợ kỹ thuật

Ít được mua chịu và không có hỗ trọ kỹ thuật

2 Thức ăn

Thuận tiện khi mua, chất lượng đảm bảo và có hỗ trợ về vận chuyển

Thuận tiện khi mua, chất lượng tương đối đảm bảo

3 Lao động

Đáp ứng được nhu cầu công việc trong quá trình sản xuất, đặc biệt là những công việc đòi hỏi thời gian gấp và công việc nặng nhọc

Khó khăn trong việc huy động người thực hiện những côgn việc nặng nhọc

4 Ứng trước một phần chi phí đầu vào

Có được ứng trước Không đuợc ứng trước

5 Ký kết bao tiêu sản phẩm Được ký kết bao têu sản phẩm Không được bao tiêu sản phẩm

6 Giá bán Theo thi truờng Theo giá thị trường (bấp bênh)

7 Tập huấn kỹ thuật Tham gia tâp huấn nhiều hơn Tập huấn ít hơn 8 Tiếp cận thông tin Tốt hơn Chưa tốt

9 Gặp rủi ro Được chia sẻ Không được chia sẻ Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

b. Lợi ích của doanh nghiệp và của người thu gom

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở Ninh Bình đã góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho người thu gom và doanh nghiệp, giúp hoạt động của các tác nhân này diễn ra một cách bình thường. Mặt khác tăng uy tín thương hiệu của các tác nhân với các hộ nông dân tham gia liên kết nên được người sản xuất tin cậy giúp các tác nhân này có điều kiện ngày càng phát triển.

Hiện nay, đây là tác nhân có vai trò quan trọng trong khâu tiêu thụ, họ là trung gian đến người tiêu dùng hoặc cơ sở thu mua hay là doanh nghiệp chế biến.

Bảng 4.15. Đánh giá của doanh nghiệp và người thu gom có liên kết và không liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở tỉnh Ninh Bình

TT Diễn giải Cơ sở có LK Cơ sở không LK

1 Giá bán Cao hơn, ổn định hơn Thường thấp hơn, thường xuyên thay đổi 2 Giá mua Thấp hơn, ổn định hơn Cao hơn

3 Lợi nhuận Cao hơn Thấp hơn

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Khi các cơ sở liên kết thường xuyên với người sản xuất, thì có mối làm ăn lâu dài chính vì thế có sự ưu tiên hơn về giá cả, chất lượng sản phẩm tiêu thụ hơn. Bên cạnh đó đối với cơ sở không liên kết thì ngược lại. Họ làm ăn nay đây mai đó không tạo được niềm tin lâu dài cho người sản xuất, vì thế lợi ích mang lại cho họ sẽ ít hơn.

4.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở tỉnh Ninh Bình trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở tỉnh Ninh Bình

4.2.4.1. Những thuận lợi

* Đối với hình thức liên kết giữa người sản xuất và các tác nhân:

Để biết được các tác nhân tham gia sản xuất có gặp những khó khăn và thuận lợi gì trong quá trình sản xuất. Sau quá trình điều tra các hộ tôi rút ra một số ý kiến sau.

Qua bảng ta thấy những thuận lợi mà hộ liên kết có được nhiểu hơn là các hộ không tham gia liên kết có được. Còn khó khăn chung mà các hộ nông dân gặp phải vẫn là đường giao thông chưa thuận lợi cho việc phát triển hàng hoá, giá các loại sản phẩm thủy sản sau thu hoạch vẫn theo thị trường (lúc tăng lúc giảm)

thất thường, các hộ sản xuất theo quy mô còn nhỏ lẻ, chưa quy hoạch thành những vùng sản xuất lớn nên việc thu mua còn gặp khó khăn. Chính những khó khăn đó đòi hỏi các doanh nghiệp đến thu mua có những chủ chương, chính sách phù hợp nhằm khắc phục những khó khăn trên, làm tăng thu nhập cho hộ nông dân, nâng cao đời sống vật chất- tinh thần của các các hộ nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 78 - 81)