Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 83 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các mô hình liên kết trong sản xuất –

4.3.1. Yếu tố chủ quan

4.3.1.1. Các yếu tố từ hộ sản xuất

Người nông dân nuôi trồng thủy sản là tác nhân quan trọng, họ là người tạo ra sản phẩm và là tác nhân bắt đầu cho mọi kênh tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi tiến hành điều tra trên 80 hộ thuộc địa bàn 2 huyện có hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh là huyện Kim Sơn và huyện Gia Viễn. Trong đó, huyện Kim Sơn với đặc điểm là huyện ven biển tập trung phát triển và nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ, chủ tập trung nuôi trồng ngao và tôm các loại, đặc biệt vài năm trở lại đây diện tích nuôi ngao tăng nhanh do thời gian nuôi ngắn, đầu tư thấp và ít bịch bệnh. Huyện Gia Viễn với địa hình nhiều thùng, vũng tập trung phát triển và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trong đó người dân tập trung nuôi thả cá trắm đen, đây là loại cá có giá trị kinh tế cao và khả năng kháng các loại dịch bệnh rất tốt.

Qua bảng 4.17, ta thấy, tuổi trung bình của các hộ điều tra đều đã có tuổi nhất định. Hầu hết ở lứa tuổi này, các hộ điều tra nếu không có bằng cấp thì chỉ có thể làm các ngành nghề nông nghiệp và các ngành thương mại dich vụ, còn các công ty may gần xã thì không có khả năng đi làm vì đã quá mức tuổi tuyển dụng lao động của họ.

Bình quân số nhân khẩu của nhóm hộ nông dân liên kết của huyện Kim Sơn là 5,2 người/hộ và của huyện Gia Viễn là 4,2 người/hộ, bình quân số nhân khẩu của nhóm hộ không liên kết là 4,9 người/hộ ở huyện Kim Sơn và 4,6 người/hộ ở huyện Gia Viễn. Trong đó, bình quân lao động/hộ ở hộ nông dân liên kết là 2,2 lao động/hộ ở huyện Kim Sơn và 2 người/hộ ở huyện Gia Viễn, của nhóm không liên kết cũng có tỷ lệ tương tự như các hộ tham gia liên kết. Điều đó cho thấy việc đầu tư lao động cho sản xuất sản phẩm thủy sản của hộ liên kết và không liên kết là bình thường, chủ yếu là vợ và chồng tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của các hộ điều tra là tương đối ổn định và đảm bảo.

Về kinh nghiệm trong sản xuất: Số năm hoạt động trong sản xuất sản phẩm thủy sản (nuôi trồng thủy sản) của các hộ điều tra nhìn chung còn thấp, chủ yếu mới đạt ở mức 5 năm trơ xuống. Với kinh nghiệm sản xuất còn non yếu như trên sẽ hưởng rất lớn đến việc quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong mỗi gia đình. Điều đó dẫn đến hạn chế trong việc sử lý các tình huống bất ngờ do dịch bệnh gây ra.

Bảng 4.17. Thông tin chung về người sản xuất

TT Chỉ tiêu ĐVT

Huyện Kim Sơn Huyện Gia Viễn

Hộ liên kết Hộ không liên kết Hộ liên kết Hộ không liên kết 1 Diện tích BQ/hộ Ha 1,37 1,25 1,05 1,03 2 Tuổi bình quân tuổi 41,17 43,32 44,20 43,27 3 Số khẩu/hộ khẩu 5,20 4,90 4,20 4,60 4 Số lao động/hộ Lao động 2,20 2,20 2,00 2,00 5 Kinh nghiệm SX Năm 5,70 5,63 5,55 7,60 6 Thu nhập BQ/1ha Tr.đồng/năm 137,23 103,52 87,64 80,07

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra ( 2016)

Mặt khác để biết được các điều kiện sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản như thế nào, ta tìm hiểu điều kiện sản xuất của các hộ được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 4.18. Điều kiện sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ liên kết

Hộ không

liên kết Chung 1. Đất đai Sào/hộ 7,01 8,56 7,78

1.1 Đất nuôi trồng thủy sản Sào/hộ 2,84 3,22 3,03 1.2 Đất lúa Sào/hộ 3,11 3,84 3,47 1.3 Đất chăn – nuôi Sào/hộ 1,06 1,50 1,275

2. Vốn cho sản xuất Tr.đ/ hộ 36,91 36,65 36,78

2.1 Vốn tự có cho nuôi trồng thủy sản Tr.đ/hộ 24,67 20,12 22,39 2.2 Vốn đi vay dùng cho nuôi trồng thủy sản Tr.đ/hộ 12,24 16,53 14,38

3. Sử dụng các dịch vụ nông nghiệp % 78 76,47 75,74 4. Sử dụng tiến bộ kỹ thuật mới % 86,11 64,71 75,41

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua bảng số liệu ta thấy: Diện tích đất đai dùng cho sản xuất nông nghiệp của hộ không liên kết nhiều hơn so với hộ liên kết. Hộ không liên kết chiếm 7,01 sào/hộ (bao gồm cả đất lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất cho chăn nuôi). Trong đó diện tích đất dùng cho nuôi trồng thủy sản của các hộ không liên kết vẫn nhiều hơn so với hộ liên kết, hộ nông dân không liên kết có diện tích nuôi trồng thủy

còn ít hơn so với nhóm hộ không liên kết chiếm 2,84 sào/ hộ, trung bình cho các hộ tham gia nuôi trồng thủy sản của các nhóm hộ điều tra là 3,03 sào/hộ. Điều này cho thấy không phải lúc nào những hộ tham gia liên kết có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn hơn diện tích của các hộ không liên kết. Qua điều tra thực tế cho thấy các hộ không tham gia liên kết là các hộ thuộc diện chuyển đổi đất (từ đất lúa sang đất nuôi trồng thủy sản) mới nuôi trồng thủy sản được 3-4 năm gần đây nên các mối liên kết còn ít, mặt khác cũng chỉ vì lý do giá cả không ổn định và không muốn có sự dàng buộc giữa 2 bên nên các hộ không tham gia. Còn các hộ liên kết do mới tham gia vào quá trình nuôi trồng thủy sản, lao động làm nông nghiêp còn ít lại không muốn đem sản phẩm thủy sản của minh đi chợ bán, tâm lý của họ là “được bao tiêu sản phẩm nên sẽ ổn định được đầu ra” cho gia đình. Chính vì vậy sẽ yên tâm trong sản xuất. Đây cũng là một trong những yếu tố chính dẫn tới hộ liên kết và hộ không liên kết.

Về vốn, nhóm hộ liên kết có vốn tự có nhiều hơn nhóm hộ không liên kết, còn vốn vay nhóm hộ không liên kết lại nhiều hơn nhóm hộ liên kết, nguồn vay này chủ yếu từ anh em họ hàng hay từ các hộ phụ nữ, hội nông dân tập thể với lãi suất thấp. Nhiều hơn là do nhóm hộ này vừa mới ra sản xuất nên việc đầu tư cho cơ sở vật chất còn nhiều. Như vậy, với việc so sánh 2 nhóm hộ thì ta thấy rằng nhóm hộ liên kết có điều kiện thuận lợi hơn cho việc nuôi trồng thủy sản.

Về sử dụng các dịch vụ nông nghiệp tại các hộ điều tra thì có tới 78% hộ tham gia liên kết và 76,48% các hộ không liên kết sử dụng các dịch vụ nông nghiêp (thuê mày bơm nước, máy phay, trâu bò làm đất mỗi khi thu hoạch xong). Còn sử dụng tiến bộ kỹ thuật mới có 86,11 % các hộ liên kết sử dụng (giống mới, kỹ thuật mới) và 64,71% các hộ không tham gia liên kết sử dụng. Qua điều tra cho thấy các hộ không tham gia liên kết ít sử dụng là do tâm lý của nông dân là sợ rủi ro khi sử dụng. Đó chính là một trong những điểm yếu của các hộ không liên kết tại địa phương.

- Về tình hình sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản trên điạ bàn:

Để xác định mức đầu tư cho 1 sào thủy sản (cụ thể đối với loại cá trắm đen) chúng tôi đã tiến hành điều tra, phân tích tình hình sản xuất của nhóm hộ liên kết và nhóm hộ không liên kết.

+ Nhóm hộ liên kết: Là nhóm hộ liên kết với thương lái thu mua lớn có quan hệ với các doanh nghiệp bằng hợp đồng ký kết giữa 2 bên. Nhóm hộ này được thương lái hỗ trợ 1 phần giống, thức ăn và sẽ đảm bảo thu mua toàn bộ sản

phẩm cho hộ. Ngược lại, hộ phải có trách nhiệm bán toàn bộ sản phẩm của mình cho nhà máy, nếu hộ không thực hiện đúng thi sẽ không thu mua của hộ vào vụ sau nữa.

+ Nhóm hộ không liên kết: Là nhóm nông dân tự do, các hộ này không muốn liên kết với thương lái. Hộ tự đầu tư sản xuất và bán sản phẩm cho bất kỳ ai nếu được giá cao. Tính chất ổn định trong tiêu thụ trong tương lai của các hộ này không cao.

Cá trắm đen là loại thủy sản cần lượng vốn đầu tư không lớn tuy nhiên diện tích nuôi trồng thường phải rộng, bình quân diện tích thả cho 1 con cá trắm đen phải đạt 10m2.

4.3.1.2. Các yếu tố từ doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản

Các cơ sở chế biến thu mua sản phẩm thủy sản chưa dám mạnh dạn ký kết và đảm bảo bằng cách ứng trước ở khâu đầu vào trong sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, vào thời điểm chính vụ thu hoạch vẫn còn trường hợp ép giá người nông dân.

Sự chủ động phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu của các cơ sở chế biến với cấp chính quyền địa phương, với hộ nông dân chưa được hình thành. Họ mới chỉ quan tâm đến lợi ích của mình chưa có tính liên kết vì lợi ích của tất cả các bên.

Hộp 4.2. Tăng số lượng hợp đồng được ký kết

“Để ổn định được nguồn nguyên liệu cho Công ty hoạt động, phía Công ty chúng tôi đang tăng cường ký hợp đồng trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Kim Sơn, ưu tiên tìm kiếm những chủ hợp đồng tiềm năng có kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản và diện tích tập trung lớn”.

Nguồn: Phỏng vấn ông Tạ Hồng Quân, Giám đốc Công ty TNHH MTV chế biến và bảo quản nông sản Ninh Bình; Phỏng vấn ngày12/11/2015, tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.

Qua tìm hiểu thì trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay có 15 Doanh nghiệp, cơ sở chế biến. Đại bộ phận các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Kim Sơn, ngoài ra có một số cơ sở sản xuất mắn tép trên địa bàn huyện Gia Viễn, tuy nhiên các cơ sở, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn trong tình trạng

nhỏ lẻ và manh mún. Để có đủ nguồn hàng phục vụ cho quá trình chế biến thì các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến một phần thu mua thủy sản trực tiếp từ các hộ sản xuất một phần mua thông qua các đại lý, người thu gom. Trong tổng số 15 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn chủ yếu là đáp ứng nhu cầu nội địa trong nước, các doanh nghiệp cũng như chất lượng của nguồn thủy sản chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy sản có các đặc điểm chung như bảng 4.15:

Bảng 4.19. Thông tin về doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm thủy sản

Chỉ tiêu ĐVT Cơ sở

1. Tuổi chủ cơ sở Tuổi 49,5 2. Tổng lao động Người 20,5 - Lao động gia đình Người 3,5 - Lao động thuê Người 17

3. Đất đai M2 1.313,75 - Đất ở M2 174,38 - Kho, nhà xưởng M2 1.139.38 4. Tổng lượng vốn Tr.đồng 4.206,25 - Vốn cố định Tr.đồng 1.993,75 - Vốn lưu động Tr.đồng 2.212,50 5. Nguồn vốn Tr.đồng 4.206,25 - Tự có Tr.đồng 3.362,50 - Vốn vay Tr.đồng 1.038,46 6. Lợi nhuận Tr.đồng 528,84

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016)

Qua tìm hiểu tính toán bình quân cho 1 doanh nghiệp hay 1 cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy sản thì tuổi chủ doanh nghiệp (chủ cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy sản) bình quân là 49,5 tuổi, các doanh nghiệp có 3 – 4 người quản lý bao gồm giám đốc, kế toán thủ quỹ và người người thu mua. Lượng vốn bình quân của doanh nghiệp là 4,2 tỷ đồng trong đó chủ yếu là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp (chiếm 3/4 tổng vốn) với tỷ lệ vốn tự có cao thì các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh chủ động trong nguồn vốn và là điều kiện thuận lợi để liên kết với các tác nhân.

Các công ty này chủ yếu là liên kết với thương lái thu mua lớn của xã bằng hợp đồng văn bản, mang tính pháp lý chặt chẽ nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia mua bán.

4.3.1.3. Người thu gom

Người thu gom là tác nhân có vai trò cầu nối giữa người sản xuất với thị trường, công việc chính của họ là mua sản phẩm từ người sản xuất và bán lại cho người thu gom khác hoặc cơ sở chế biến.

Tác nhân người thu gom được nghiên cứu đều là những người thu gom cá thể, họ có thể là những người chỉ làm chuyên công việc thu gom hoặc đang làm việc trong nhà máy chế biến thủy sản hoặc người sản xuất đứng ra thu gom các sản phẩm cuả thủy sản… những người thu gom này chủ yếu trên địa bàn tỉnh, thông thường người huyện nào tiến hành thu gom trên địa bàn huyện đó. Người thu gom đứng ra làm chủ hợp đồng đại diện cho một nhóm hộ, một xã… ký kết với nhà máy chế biến thủy sản. Tuy nhiên lượng tiêu thụ sản phẩm thủy sản lớn nhất trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn là các chợ đầu mối, người thu gom thường tới các hộ nuôi trồng thủy sản nhập hàng và đem về các chợ đổ cho lái buồn và những người bán lẻ để cung cấp cho người tiêu dùng.

Bảng 4.20. Thông tin chung về hộ thu gom

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ liên kết

Hộ không liên kết

1 Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 47,23 45,17 2 Lao động bình quân của hộ Lao động 2,3 3,4 3 Số năm hoạt động Năm 8,6 6,7 4 Lượng vốn bình quân/ngày Tr.đồng 58,5 32,8 5 Khối lượng thu gom bình quân/ ngày Kg/ngày 1.170,8 257,5 6 Thu nhập bình quân/hộ/năm Tr.đồng 168,5 97

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2015)

Bình quân các hộ thu gom đã hoạt động được khoảng 7 năm, những hộ hoạt động lâu năm và có quy mô lớn thường gia đình có 1 xe tải phục vụ vận chuyển thủy sản đến các chợ đầu mối hoặc các nhà máy chế biến trên địa bàn, với những người thu gom mới hoạt động thì thường vận chuyển bằng xe máy

hoặc bán lại cho những người thu gom khác. Các hộ thu gom liên kết với nhau thường thuê chung một chuyến xe để thu mua các loại thủy sản của những người nuôi trồng thủy sản cung cấp cho thị trường và các nhà máy chế biến. Bình quân lượng thủy sản của các hộ thu gom được trung bình khoảng 1,2 tấn/ngày. Các hộ thu gom không tham gia liên kết chọn phương án thu mua tại những điểm hàng quen thuộc, họ dùng phương tiện chính là xe máy để chuyển toàn bộ lượng thủy sản đến nơi bán. Một điều dễ nhận thấy ở đây là những người tham gia liên kết thường là các hộ thu gom lớn hay những lái buôn đi thu gom để đổ hàng cho các hộ buôn nhỏ hoặc thu gom theo đơn hàng của các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn, những hộ thu gom không tham gia liên kết thường là các lái buôn nhỏ tự đi thu gom về bán tại các chợ cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 83 - 89)