Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 38 - 40)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.4. Các nghiên cứu có liên quan

Ngày 25/10/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 62 /2013/QĐ-TTg về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Quyết định này quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn theo quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã … Quyết định trên đã bổ sung và hoàn thiện quyết định số 80/2002/QĐ-Ttg của Thủ tướng và đang đóng vai trò tích cực trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Nguyễn Xuân Dũng, 2009 cho rằng Liên kết bốn nhà cần phải chặt chẽ. So với yêu cầu phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thì mức độ phát triển của khu vực nông nghiệp chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, dù đã là hội viên của WTO, nước ta vẫn chưa có sự liên kết, đầu tư bài bản cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản giữa nông dân, doanh nghiệp, ngân hàng và các nhà khoa học. Các ngành trong nội bộ khu vực kinh tế nông thôn chưa gắn kết, hỗ trợ nhau phát triển. Có thể thấy rằng, một số chính sách kuyến khích phát triển nông nghiệp, nông sản hàng hóa của Nhà nước chưa đồng bộ, công tác quy hoạch các vùng

trọng điểm, vùng động lực và vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa chưa dựa trên nhu cầu thị trường, một số hợp đồng kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp đã được triển khai nhưng thiếu sự hỗ trợ của các nhà khoa học cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước... Nhiều hợp đồng kinh tế tiêu thụ sản phẩm đã được ký kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn thiếu chuẩn mực và chưa bình đẳng.

Vũ Trọng Khải 2009 đề cập đến sự bế tắc trong thực hiện liên kết bốn nhà. Một là khó khăn trong việc ký hợp đồng với hộ nông dân nhỏ lẻ. Với quy mô nhỏ, các nhà nông này có thể dễ dàng tiêu thụ nông sản được sản xuất theo kỹ thuật truyền thống ngay tại chợ quê. Họ không cần liên kết với doanh nghiệpchế biến - tiêu thụ nông sản, họ không có khả năng và không cần áp dụng quy trình và tiêu chuẩn toàn cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (Global GAP). Còn doanh nghiệp lại không thể ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với hàng ngàn hộ nông dân nhỏ lẻ. Hai là việc bội tín khi thực hiện hợp đồng. Quyết định 80/2002/QĐ-TTg quy định giá sàn trong quan hệ mua bán giữa nhà nông và doanh nghiệp. Khi giá cả xuống dưới giá sàn thì nông dân bán nông sản cho doanh nghiệp nhưng khi giá nông sản tăng cao nông dân vì lợi ích trước mắt lại bán cho bất kì ai theo giá thị trường. Bản thân doanh nghiệp lại không thể mua theo giá này, hay nói cách khác phải buộc vi phạm cam kết với nông dân, vì các hợp đồng đầu ra của doanh nghiệp đã được ký kết từ trước, nếu tăng giá đầu vào doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Tác giả đề xuất đã đến lúc cần đánh giá lại việc thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ- TTg trong thời gian qua và thiết lập khung pháp lý mới cho giao dịch nông sản bằng hình thức sản xuất theo hợp đồng.

Như vậy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là một bước đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại trong quá trình thực hiện do đặc tính của sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, do xung đột về lợi ích giữa các tác nhân, do tác động của thị trường, do tính pháp lý của hợp đồng… cần phải giải quyết để liên kết thực sự hiệu quả, đem lại lợi ích thực sự cho người sản xuất, doanh nghiệp và cho toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 38 - 40)