Thực trạng sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 52 - 54)

Ninh Bình là một tỉnh có rất nhiều tiềm năng phát triển thủy sản. Với diện tích lớn ao, hồ, vùng trũng, vùng lúa – cá và là một trong 28 tỉnh, thành phố trong cả nước có bờ biển ; điều này rất thuận lợi cho sự phát triển đa dạng các đối tượng thủy sản. Tuy nhiên, trước đây do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên việc sản xuất thủy sản còn mang tính nhỏ lẻ ; người dân chủ yếu nuôi quảng canh, năng suất thấp ; tăng sản lượng trong sản xuất thủy sản chủ yếu chỉ dựa vào việc tăng diện tích nuôi trồng. Đến nay, nhận thức được những lợi ích to lớn từ nuôi trồng thủy sản ; người dân đã dần chuyển đổi phương thức nuôi trồng từ quảng canh sang thâm canh, bán thâm canh giúp cho năng suất tăng cao. Người dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để không những sản lượng thủy sản tăng lên mà chất lượng thủy sản cũng được nâng cao.

Bảng 4.1. Biến động diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ I Tổng diện tích nuôi ha 9.456 9.693 10.364 102,51 106,92 104,69 1 DT nuôi nước ngọt ha 7.341 7.529 8.200 102,56 108,91 105,69 2 DT Nuôi mặn, lợ ha 2.115 2.164 2.164 102,32 100 101,15 II Tổng sản lượng nuôi tấn 17.022 19.550 19.692 114,85 100,73 107,56 1 SL nuôi nước ngọt tấn 14.092 16.158 16.300 114,66 100,88 107,55 2 SL Nuôi mặn, lợ tấn 2.930 3.392 3.392 115,77 100 107,6 Nguồn: Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT, Niên giám thông kê tỉnh

Ninh Bình (2013, 2014, 2015)

Qua bảng 4.1 thấy rằng diện tích nuôi trồng thủy sản ở Ninh Bình biến động tăng qua các năm. Năm 2013 diện tích nuôi trồng thủy sản là 9.456 ha, đến năm 2015 sau hai năm diện tích nuôi trồng là 10.364 ha, tăng 908 ha ; có thể thấy

của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh. Với những nỗ lực không ngừng, sản xuất thủy sản của tỉnh đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của kinh tế tỉnh nhà nói chung cũng như ngành nông nghiệp nói riêng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng từ 17.022 tấn năm 2013 lên 19.692 tấn năm 2015, bình quân tăng 7.56%. Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010) năm 2015 đạt 1.025 tỷ đồng. Trong tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt chiếm một tỷ lệ lớn, do vậy sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt cao hơn so với sản lượng nuôi nước mặn, nước lợ. Năm 2015, sản lượng nuôi thuỷ sản nước ngọt gấp 4,8 lần so với sản lượng nuôi thủy sản nước mặn, lợ. Nguyên nhân chính do việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt có thể diễn ra ở tất cả các địa phương trong tỉnh : huyện Nho Quan, Gia Viễn, thành phố Ninh Bình,… trong khi đó nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ chỉ diễn ra tại huyện Kim Sơn – huyện ven biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình.

Bảng 4.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

ĐVT: tấn TT Chỉ tiêu Năm 2013 (tấn) Năm 2014 (tấn) Năm 2015 (tấn) So sánh (%) 14/13 15/14 BQ

1 Huyện Gia Viễn 2.083 1.988 2.186 95,439 109,96 102,44 2 Huyện Hoa Lư 764 716 812 93,717 113,41 103,09 3 Huyện Kim Sơn 4.539 6.244 6.478 137,56 103,75 119,46 4 Huyện Nho Quan 4.200 5.039 4.744 119,98 94,15 106,28 5 Huyện Yên Khánh 2.381 2.424 2.397 101,81 98,89 100,34 6 Huyện Yên Mô 2.259 2.260 2.400 100,04 106,19 103,07 7 TP. Ninh Bình 303 291 291 96,04 100 98,00 8 TP. Tam Điệp 493 588 679 119,27 115,48 117,36

TỔNG CỘNG 17.022 19.550 19.962 114,85 102,11 108,29

Nguồn: Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT, Niên giám thông kê tỉnh Ninh Bình (2013, 2014, 2015)

Nhận thức được giá trị cũng như lợi ích kinh tế to lớn của sản xuất nuôi trồng thủy sản mang lại, lãnh đạo các cấp, ngành của tỉnh đã nhân rộng mô hình nuôi trổng thủy sản ra cả 8 đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm 6 huyện, hai thành phố. Sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo các huyện, thành phố qua ba năm từ 2013 đến 2015 được tổng hợp tại bảng 4.2.

Với việc không ngừng mở rộng quy mô diện tích sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh qua từng năm nên hầu hết sản lượng thu được từ nuôi trồng thủy sản tại các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng có xu hướng biến động tăng qua các năm. Trong đó, huyện Kim Sơn là huyện sản xuất thủy sản đạt sản lượng thu hoạch lớn nhất và không ngừng tăng qua ba năm. Sản lượng thủy sản thu được của huyện Kim Sơn năm 2013 là 4.539 tấn, đến năm 2015 sản lượng thu được là 6478 tấn tăng 1938 tấn, bình quân tăng 19.46%/năm. Thủy sản thu được ở huyện Kim Sơn đạt sản lượng cao nhất nguyên nhân do Kim Sơn là huyện tiến hành nuôi trồng thủy sản trên cả hai diện tích nước ngọt và nước mặn, lợ; trong khi đó, các địa phương khác tập trung sản xuất thủy sản trên diện tích nước ngọt.

Bảng 4.2 cho thấy, trong khi Kim Sơn là huyện cho sản lượng thủy sản cao nhất tỉnh thì thành phố Ninh Bình có mức sản lượng thấp nhất. Năm 2015 sản lượng thủy sản thu được tại thành phố Ninh Bình là 291 tấn, trong khi đó huyện Kim Sơn thu hoạch với sản lượng là 6478 tấn gấp 22 lần. Nguyên nhân do thành phố Ninh Bình là đơn vị hành chính trung tâm của tỉnh, là nơi tập trung đông dân cư ;... do đó diện tích dành để nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp nên sản lượng thu hoạch thủy sản đã bị ảnh hưởng ít nhiều.

Sản xuất thủy sản là ngành mang lại nhiều giá trị kinh tế to lớn. Bằng cách nhân rộng mô hình sản xuất thủy sản tại tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất,... Ninh Bình đang giúp nhiều hộ dân không những thoát nghèo mà còn mở ra cơ hội cho họ trở thành những hộ khá giả từ việc nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, với việc mở rộng sản xuất thủy sản với hình thức chuyên môn hóa đã góp phần không nhỏ vào GDP của tỉnh trong những năm qua, giúp cho kinh tế của tỉnh không ngừng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 52 - 54)