STT Tính chất xây dựng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Kiên cố 10 41,67 14 58,3 16 66,68 2 Bán kiên cố 06 25 05 20,83 04 16,66 3 Chợ tạm 08 33,33 05 20,87 04 16,66 Tổng số 24 24 24
Nguồn: Sở công thương Quảng Bình năm 2016
Từ bảng 2.2.2, có thểso sánh rằng tuy chợhạng III và chợ tạm chiếm tỷ lệ cao
trong tổng số chợ trên địa bàn huyện, tuy nhiên, xét về góc độ tính chất xây dựng thì tỷ
lệ chợ kiên cố và bán kiên cố khá cao được tập trung vào các chợ trung tâm và chợ
hạng II thực hiện các hoạt động bán buôn là chủ yếu nhằm phân phối hàng tiêu dùng
cho các điểm bán lẻ và là mạng lưới cung cấp hàng hóa vật tư cho sản xuất. Các chợ
này tập trung nhiều ở khu vực thị trấn, thị tứ, cụm liên xã trên địa bàn huyện có hoạt động kinh tế phát triển. Như vậy có thể thấy rằng, tỷ lệ chợ kiên cố và bán kiên cố ở
huyện Bố Trạch được tăng dần qua từng năm, năm 2014tỷ lệ này là 66,67 thìđến năm
2016 tỷ lệlà 83,34% (tăng 16,67%), ngược lại tỷ lệ chợ tạm giảm đáng kể năm 2014 là 33,33% thì đến năm 2016 còn 16,66% (giảm 16,67%). Điều này chứng tỏ rằng công
tác đầu tư và xúc tiến đầu tư xây dựng phát triển mạng lưới chợ, cơ sở hạ tầng thương
mại của huyện Bố Trạch làm khá tốt, các cấp chính quyền địa phương đang huy động
tốt các nguồn lực để đầu tư xây mới, nâng cấp và cải tạo các chợ trên địa bàn.
Bên cạnh những mặt tích cực thì hiện nay, các chợ hạng III, chợ tạm phục vụ nhu
cầu dân sinh ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa phần lớn là các chợ họp theo
phiên hoặc theo buổi, do thói quen họp chợ của người dân. Có chợ chỉ họp từ 22-25 ngày/tháng thậm chí có chợ chỉ họp 15 ngày/tháng vì vậy hiệu quả khai thác của các chợ
không cao, nguồn thu từ chợ ít. Đây là lý do làm cho chính quyền các cấp ít tập trung đầu tư
phát triểncác chợ này cũng do không đầu tư nên cơ sở vật chấttrang thiết bị xuống cấp,tạm
bợ, chủ yếu do ngườidân tự đầu tưvì vậyhầu hết các chợhạngIII, chợ tạm ở khu vực nông
thôn không có nguồn thu từ việc cho thuê ki -ốt hoặc thuê bến bãi,điều đó càng khó khăn hơn cho việc huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựngmới hoặc cải tạo nâng cấpchợ.
2.2.1.3. Hàng hoá lưu thông qua chợ ở huyện Bố Trạch
Hàng hóa lưu thông qua mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Bố Trạch tương đối đa dạng, phong phú và có những đặc trưngchủ yếuqua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2.1: Tỷ lệ các hàng hóa lưu thông qua các chợ
Nguồn: Sở công thương Quảng Bình năm 2016
Các mặt hàng sử dụng dài ngày: Bao gồm cáchàng tiêu dùng dân dụng điện tử,
hàng công nghệ phẩm, nhóm hàng may mặc, hàng giày dép. Các mặt hàng này chiếm
15.5% tổng số các mặt hàng lưu thông trong chợ.
Các mặt hàng ở các nhóm hàng thực phẩm, hàng lương thực, hàng tổng hợp
khác chiếm84.5% tổng số các mặt hàng lưu thôngchính trong chợ.
2.2.1.4. Mô hình tổ chức quản lý chợ huyện Bố Trạch
Theo quy định tạiNghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển
và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi bổ sung Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ và phân cấp quản lý phát triển chợ của UBND
tỉnh Quảng Bình, Huyện Bố Trạch được giao quản lý chợ hạng II và Hạng III trên địa bàn. Trên cơ sở đó UBND huyện đã phê duyệt nội quy của các chợ hạng II và Hạng
III, chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương án xây dựng chợ tạm, cải tạo nâng cấp các
chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn và kêu gọi các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa đầu tư, quản lý và khai thác chợ. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định
của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ. Đồng thờitổ chức thực hiện các
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn huyện.
Ban Quản lý các công trình công cộng huyện, UBND các xã, thị trấn Hoàn Lão và Doanh nghiệp được UBND huyện giao quản lý 24 chợ trên địa bàn. Các chợ được
hình thành và hoạt động đòi hỏi phải có sự quản lý để đảm bảo các chợ hoạt động đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Xét đến năm 2016 các chợ trên địa bàn huyện Bố Trạch hiện nay đều đãđược các cấp quản lý. Trong tổng số 24 chợ có 01 doanh nghiệp quản lý chợ; 18 Ban quản lý chợ, còn lại do tổ nhận khoán
hoặccá nhân quản lýdo UBND xã trực tiếp điều hành.
Bảng 2.2.3. Mô hình tổ chức quản lý chợ huyện Bố TrạchTT Tên chợ,