L ỜI CẢM ƠN
3.1.1 Định hướng phát triển các loại hình chợ trên các địa bàn
Định hướng chính là hạn chế xây dựng chợ mới, lựa chọn nâng cấp cải tạo chợ
lớn, chợ trung tâm, chuyển hóa các loại chợ nhỏ thành siêu thị, quầy bách hoá tổng
hợp, Shop tự chọn.
Một là, chợ dân sinh ở thịtrấn, thị tứ trên địa bàn huyện sẽ hạn chế xây mới, cải
tạo các chợ nhỏ không đủ tiêu chuẩn sang các loại hình bán lẻ hiện đại như: siêu thị,
quầy bách hoá tổng hợp, Shop tự chọn, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện ích; nâng cấp thành các chợ bán lẻ nông sản, thực phẩm chuyên doanh ở các khu vực tập trung đông dân cư.
Hai là, lựa chọn để nâng cấp, cải tạo một số chợ quy mô lớn hiện có thành một
số chợ trung tâm của huyện Bố Trạch có tính đặc thù của tỉnh Quảng Bình với quy mô
chợ hạng1, hạng 2 hoặc chuyển hoá chợ trung tâm thị trấn, thị tứ thành các trung tâm mua sắm, khang trang và hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc xung quanh. Chợ
truyền thống gắn với các siêu thị, đường phố thương mại quanh khu vực chợ để hình
thành nên các khu thương mại- dịch vụ tổng hợp của huyện.
Các chợ hiện có tại trung tâm huyện, thịtứ, cụm xã thành các chợ bán buôn làm nhiệm vụ đầu mối phátluồng, cung ứng hàng hóa cho các chợ ở xãtrên địa bàn huyện.
Ba là, xây dựng và hoàn thiện một số chợ đầu mối mới, chợ bán buôn nông sản,
thủy sản ở các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh như chợ đầu mối thuỷ hải
sản (chợ Thanh Khê – xã Thanh Trạch), chợ phục vụ khách du lịch Phong Nha – Kẻ
Bàng (chợ Xuân Sơn – xã Sơn Trạch). Phát triển mạng lưới chợ nông sản cần kết hợp
phát triển mạng lưới chợ hàng tư liệu sản xuất, hàng công nghiệp và hàng công nghiệp
tiêu dùng. Định hướng lưu thông chủ yếu đối với hàng tư liệu sản xuất dùng trong ngành nông nghiệp.
Bốn là, Hoàn thiện xây dựng mạng lưới chợ tư liệu sản xuất có sự cạnh tranh
lành mạnh, chuẩn mực về chất lượng hàng hóa và các giao dịch, đa dạng các chủ thể
kinh doanh. Thông quađó để tăng cường các biện pháp giám sát hoạt động kinh doanh
trong chợ, quản lý ngành, nghề xây dựngtạo cơ chế đồng bộ phù hợp với thể chế kinh
tế thị trường, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh tư liệu sản xuất cho
ngành nông nghiệp. Định hướng phát triển mạng lưới chợ hàng công nghiệp, tiêu dùng
theo hướng phát triển cân đối giữa chợ thành thị và nông thôn. Khuyến khích các
thành phần kinh tế đầu tư vào các chợ dân sinh, thịtrấn, thị tứ,các khu công nghiệp để
cung cấp hàng hóa giá rẻ cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp. Cải cách
các thủ tục hành chính, hỗ trợcác doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa các chợ đầu mối nông sản, đầu mối tổng hợp phát luồng bán buôn hàng hoá áp dụng công nghệ Logistics. Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh cá thể
tham gia góp vốn đầu tư xây dựng,cải tạo,nâng cấp các loại chợ.
3.1.1.2.Đối với địa bàn nông thôn
Đối với chợ nông thôn, định hướng phát triển là từng bước cải tạo, xây dựng mới
và mở rộng mạng lưới chợ nông thôn. Đầu tư vốn để hoàn thiện mạng lưới chợ nông thôn
từ các nguồn vốn khác nhau trong đó nguồn ngân sách nhà nước là chủ yếu.
Chợ truyền thống, đặc biệt là ở vùng nông thôn hiện nay còn giữ vai trò rất
quan trọng trong thói quen tiêu dùng của người dân để thúc đẩy thương mại phát triển,
chính vì vậy khi thành lập, cũng như nâng cấp chợ phải xuất phát từ nhu cầu của người
dân. Chọn những nơi có nhu cầu sẵn, có người bán và người mua để xây mới, nâng
cấp mở rộng chợ nông thôn nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó chợ
truyền thống phải được xây dựng theo tiêu chí chợ văn minh như niêm yết giá và bán
đúng giá niêm yết, có cân chuẩn để đảm bảo cân đúng, cân đủ cho người tiêu dùng,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ởnông thôn mạng lưới chợ vẫn là kênh lưu thông hàng hóa chủ yếu từ này đến năm 2020và những năm tiếp theo. Vì vậy, mỗi chợ sẽ là hạt nhân để quy tụ, tập trung
các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa tổng hợp ở từng khu vực dân cư. Nên cần
khuyến khích tăng số hộ kinh doanh trong chợ, tăng thời gian bán hàng/ngày của các
hộ. Chú trọng việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho khu vực chợ. Gắn đầu tư xây
dựng chợ với quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch dân cư nông thôn và quy hoạch
phát triển thương mại trên từng địa bàn cụ thể. Việc phát triển không gian kiến trúc
chợ phải theo cấu trúc, hợp lý và phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng loại chợ
khác nhau.
Đầu tư cơ sở hạ tầng cho địa bàn nông thôn cũng là vấn đề quan trọng. Nhà
nước cần có chính sách đầu tư mạnh hơnnữa để phát triển giao thông nông thôn, đảm
bảo cho các phương tiện có trọng tải lớn lưu thông. Vì như vậy, mới tạo thuận lợi hơn
trong việc luân chuyển hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, nâng cao hiệu quả sản
xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn. Để đầu tư phát triển thương mại nông thôn ở
những vùng là thị trấn, thị tứ, việc xây dựng chợ phải gắn kết với bà con nông dân.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ, bà con nông dân gắn kết bằng cách đóng tiền gian hàng. Song song đó, ưu tiên cho các đối tượng là những người mua bán ở địa phương (doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc cơ sở kinh doanh) biết cách kinh doanh, có năng lực về tài chính làm nơi buôn bán sỉ hoặc làm đại lý cho các nhãn hàng. Với
cách làm này, một mặt, nhà đầu tư, công ty không phải tốn nhân lực quản lý; mặt khác
hạn chế được tình trạng thất bại do không am hiểu thị trường.
Đa số người dân vẫn có thói quen đến mua bán ở các chợ truyền thống. Ngay cả đối với khu vực thành thị, mặc dù hệ thống siêu thị khá dày đặc nhưng chợ truyền
thống vẫn có sức hút rất đặc biệt đối với người tiêu dùng. Chính vì thế, định hướng
phát triển chợ ở khu vực nông thôn là xây dựng theo mô hình chợ truyền thống theo
phong cách hiện đại. Nghĩa là vẫn giữ nguyên lề lối, thói quen mua sắm của người dân nhưng gắn kết phong cách hiện đại như mặt bằng sạch sẽ, hàng hóa chất lượng, phong
cách bán hàng lịch sự. Tuy nhiên, để kết quả đạt được như mong muốn, các chợ nông
thôn phải xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của tiểu thương và cơ sở vật chất (ki-ốt, lô sạp, phòng chống cháy nổ, hệ thống nước thải, vệ sinh môi trường...) phải được đầu tư một cách đồng bộ. Làm được điều này, đầu tư vào chợ
nông thôn sẽ đảm bảo hài hòa 3 lợi ích: Nhà nước được nguồn thu thuế; tiểu thương có công ăn việc làmổn định góp phần xóa đói giảm nghèo; nhà đầu tư có được lợi nhuận
từ việc đầu tư. Như vậy mới thúc đẩy giao thương nông thôn được thúc đẩy, qua đó
góp phần phát triển kinh tế, xã hội nông thôn.