Đánh giá chung về công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHỢ TRÊN địa bàn HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 84 - 89)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ

2.2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Bố Trạch

2.2.4.1. Những ưu điểm và hạn chế về công tác quản lý chợ

Vớimục tiêu đảm bảo mạng lưới chợ phát triển đúng quy hoạch, công tác quản

lý chợ ở huyện Bố Trạch đã có chiến lược và kế hoạch phát triển mạng lưới chợ phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Hệ thống chợ được quy hoạch

theo mô hình chợ hạt nhân và chợ vệ tinh. Với mỗi loại chợ đều có một chức năng, vai

trò rõ ràng trong mạng lưới chợ. Nhờ đó, mạng lướichợ ở Bố Trạch đã vận hành một

cách hiệu quả. Kết quả là, mạng lưới chợ được hình thành một cách ổn định, tạo điều

kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa của nhân dân trên địa bàn, góp phần thúc đẩy

kinh tế- xã hội ở địa phương phát triển.

Tuy nhiên, chất lượng công tác quy hoạch chợ vẫn chưa cao. Nhiều chợ được

quy hoạch ở các địa điểm không phù hợp với nhu cầu, sức mua cũng như thói quen

sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tầm nhìn đối với các bản quy hoạch chợ còn hạn

chế dẫn đến tình trạng nơi thừa chợ, nơi thiếu chợ.

Về mục tiêu tạo môi trường vàđiều kiện cho phát triển mạng lưới chợ đáp ứng

yêu cầu củanền kinh tế và xã hội, kết quả thực tế cho thấy rằng, môi trường hành lang pháp lý chợ ở huyện Bố Trạch đã thông thoáng hơn, những thủ tục hành chính cũng như cơ chế quản lý đã được tinh giản, gọn nhẹ. Nhờ đó, mạng lưới chợ phát triến

nhanh về số lượng và chất lượng, góp phần đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn.

Tuy vậy, một số chính sách ưu đãi phát triển chợ chậm được triển khai trên thực

tế. Thủ tục hành chính thực hiện các hoạt động đầu tư nói chung, hoạt động đầu tư

trong lĩnh vực chợ nói riêng còn rườm rà. Các chính sách của Tỉnh, của Huyện chưa

thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư phát triển chợ truyền thống theo hướng hiện đại.

Mục tiêu đưa mạng lưới chợ đivào hoạt động nền nếp, đảm bảo không gian đô

thị đãđược thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả. Quản lý của nhà nước đối

với các vấn đề vệ sinh môi trường và công tác phòng cháy, chữa cháy trong chợ ngày

càng được chú trọng đã tạo ra không gian trong và ngoài chợ sạch sẽ, thoáng mát và

độ an toàn cao. Chính điều này đã tạo ra tâm lý thoải mái đối với người mua và người bán, đồng thời cũng là điểm thu hút người dân ở các vùng lận cận đến tham quan và mua sắm.

Bên cạnh đó, công tác quản lý chợ đã bám sát vào mục tiêu xoá bỏ các chợ vi phạm an toàn giao thông và văn minh đô thị. Đểthực hiện mục tiêu này, các Ban quản

lý chợ cũng đã có những chính sách tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh thực

hiện một cách nghiêm túc các quy định bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị. Kết

quả là, trong những năm gần đây, tình trạnglấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh đã giảm đi rất nhiều, trảlạicảnh quan đô thị văn minh, lịch sự. Nhìn chung, các khu chợ

tạm ởBố Trạch đã giảm một cách rõ rệt.

Công tác quản lý chợ đã góp phần định hướng phát triển chợ theo mô hình

thương mại văn minh. Kết quả là, chất lượng hoạt động của các chợ trong hệ thống

ngày càng được nâng cao; sản phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người

dân ở địa phương và các vùng lân cận. Tuy nhiên, ở một số chợ vẫn còn tình trạng chèo kéo khách hàng, thái độ phục vụ đối với khách hàng chưa được chú ý và giá cả chưa phù hợp với chất lượng, số lượng. Đồng thời, vẫn còn tình trạng hàng hóa trôi nổi, kém chất lượng đen xen với hàng chất lượng cao.

2.2.4.2. Những nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý chợ

* Nguyên nhân khách quan

Một là, trong những năm vừa quatình hình phát triển kinh tế- xã hội củahuyện

Bố Trạch có bướcchuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, mức thu nhập bình quân của người dânvà dân số cơ học trên địa bàn huyện tăng nhanh, di chuyển đến không đồng đều (dân cư ở nơi khác đến chủ yếu tập trung vào các khu du lịch mới trên địa bàn huyện).Trong khi đó, các khu du lịch mớikhi phê duyệt quy hoạch đều có quy hoạch

bố trí các chợ và siêu thị nhưng đến khi xây dựng lại thiếu đồng bộ, quy hoạch chợ

không phù hợp với quy hoạch đô thị. Do đó không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân

dân, từ đó phát sinh nhiều chợ tạm, chợ cóc. Hiện tại trên địa bàn huyệncòn 4 chợ tạm

và một số điểm bán tự phát bên lề đường ở gần các khu du lịch.Để tình trạng các chợ

tự phát, chợ tạmhình thành thể hiện sựthiếuphối hợp giữa các cơ quan chức năng của

huyện với UBND các xã, thị trấn trong việc giải toả các chợ tự phát, chợ tạm còn tồn

tại, thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm.

Hai là, nguyên nhân xuất phát từ thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân

cũng như ý thức của người kinh doanh trong việc mua bán như việc mặc cả giá, thích

mua ở những nơi thuận tiện, không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ... dẫn đến tình trạng một sốchợ mặc dù đãđược quy hoạch vịtrí hoạt động vẫn ngang nhiên lấn chiếm

lòngđường, vỉa hè, thậm chí di chuyển ra khỏi vị trí đãđược quy hoạch gây nên tình trạng không đảm bảo an toàn giao thông, mất mỹ quan đô thị và không đúng quy hoạch, một số

hàng hóakhông đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được lưu thông,

buôn bán trong chợ.

Dân số phần lớn ở nông thôn, thu nhập thấp và trình độ dân trí hạn chế nên

người tiêu dùng chủ quan với các hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa độc hại. Thời

gian qua, việc hàng hoá kém chất lượng còn trôi nổi trên thị trường nội địa, lẫn hàng

Trung Quốc không đảm bảo chất lượng tràn vào thị trường và được bày bán khắp nơi

rất khó kiểm soát. Do nhu cầu tiêu dùng lớn nên hàng giả, hàng kém chất lượng còn thâm nhập vào thị trường nội địamàchưa được ngăn chặn và xử lý một cách triệt để.

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác quản lý nhà nước đối với chợ trên địa bàn huyện Bố Trạch

chậm được đổi mới. Hệ thống quản lý nhiều tầng nấc, vừa tập trung cứng nhắc, vừa

chồng chéo lại vừa bỏ sót một số lĩnh vực. Chính quyền địa phương cấp xã chưa có

cán bộ chuyên trách theo dõi lĩnh vực thương mại. Chính vì vậy khi triển khai công tác

quản lý nhà nước nói chung và công tác quản lý phát triển chợ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời do ở cấp xã là cấp theo dõi sát sao nhất tình hình tại địa phương nhưng không có cán bộ chuyên trách do đó công tác báo cáo chưa kịp thời và đôi khi không chính xác, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành. Quá trình quản lý chưa

thực sự đi vào nề nếp, quản lý còn chồng chéothiếunhất quán, lỏng lẻo và chưa sát thực

với tình hình hoạt động củacác chợ, nhiều văn bản quy định chưa phù hợp với thực tế, mô

hình quản lý chợ, chưa kích thích được hoạt động có hiệu quả của mạng lưới chợ nói

chung và các chợ nói riêng.

Sự thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ trong quản lý và thiếu kiên quyết đã dẫn tới

sự hình thành các chợ tạm, chợ tự phát, chợ cóc… đây là nguyên nhân chính gây ra

ách tắc giao thông và mất vệ sinh an toàn thực phẩm,ô nhiễm môi trường.

Thứ hai, sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ngành còn chưa đầy đủ từ

khâu thực hiện quy hoạch, kế hoạch phân bố chợ; đầu tư xây dựng; tổ chức hoạt động

quản lý chợ; xây dựng, thực thi các chính sách ưu tiên cho chợ. Tổ chức quản lý chưa

sát sao, nên chưa nắm bắt được nhu cầu về chợ, dẫn đến hoạt động quy hoạch và xây mới còn nhiều bất cập. Việc triển khai xây dựng cảitạo, nâng cấp tu bổ còn gặp nhiều khó khăn, ví dụ như trong công tác huy động vốn, đền bù và giải phóng mặt bằng.

Công tác rà soát, kiểm tra chưa được chú trọng đúng mức và thực hiện chưa thường xuyên dẫn đến thiếu thông tin trong quản lý và thiếu cơ sở cho vấn đề quy

hoạch và phát triển mạng lưới chợ.

Thứ ba, việc thiếu kiên quyết trong việc xử lý các vấn đề lấn chiếm và hình thành chợ trái phép của các cơ quan chức năng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành tự phát nhiều chợtạm, chợ cóc.

Thứ tư, các biện pháp huy động vốn đầu tư và xây dựng chợ còn chưa thực sự

hấp dẫn cũng là nguyên nhân gây thiếu nguồn vốn đầu tư dẫn đến sự xuống cấp của

các chợ. Mặc dù UBND huyện Bố Trạchcũng đã quan tâm dành nguồn vốn cho đầu tư

phát triển chợ, tuy nhiên do nguồn thu ngân sách địa phương còn hạn chế và đang tập

trung cho các hạng mục xây dựng khác như giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế... vì vậy số vốn đầu tư cho phát triển chợ chưa đáp ứng yêu cầu thực tế dẫn đến tình trạng đầu tư manh mún, chắp vá, hạng mục này đầu tư cải tạo xong thì hạng mục kia lại

xuống cấp, vì vậy cơ bản vẫn không cải thiện được nhiều cơ sở vật chất ởcác chợ.

Thứ năm,trình độ nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý của một số cán bộ quản

lý chợ còn yếu, chưa được đào tạo thường xuyên, còn thiếu về số lượng và chất lượng,

trìnhđộ còn nhiều bất cập chưa được chuẩn hoá kịp thời để đáp ứng yêu cầu của tiến

trình cải cách hành chính. Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương, phẩm chất, năng lực

của một bộ phận cán bộ trong công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ không đồng đều,

còn bị hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầucủa công tácquản lýchợ.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHỢ TRÊN địa bàn HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 84 - 89)