Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHỢ TRÊN địa bàn HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 82 - 84)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ

2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Bố Trạch

2.2.3.1. Các điều kiện tự nhiên - xã hội

Với vị trí tự nhiên thuận lợi, là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Đồng Hói trung

tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Bình, có di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha –Kẻ Bàng, tình hình phát triển của nền kinh tế- xã hội của huyện Bố Trạch trong thời gian qua

diễn ra với tốc độ nhanh chóng, mức thu nhập bình quân của người dân tăng nhanh

làm cho nhu cầu về cuộc sống tăng nhanh, nhiều khu đô thị mới được hình thành trong

khi đó quy hoạch Chợ còn chậm, khôngtheo kịp với tăng trưởng kinh tế, xây dựng lại

thiếu đồng bộ, quy hoạch chợ không phù hợp với quy hoạch đô thị trên địa bàn.

Bên cạnh đó thói quen tập quán tiêu dùng của dân cư (thích mua ở những nơi

thuận tiện, thích mặc cả...), người kinh doanh thì không muốn vào trong chợ vì phải nộp

nhiều khoản như thuế, tiền thuê điểm kinh doanh, phí chợ... điều này dẫn đến tình trạng

các chợ cóc, chợ tạm mọc lên làm cho công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

2.2.3.2. Công cụ quản lý và tính minh bạch trong công tác quản lý chợ

Công cụ chủ yếu được sử dụng trong công tác quản lý chợ trên địa bàn huyệnlà công cụ luật pháp bao gồm những quy định, quyết định, những văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước đối vớimạng lưới chợ. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy định có liên quan đến quản lý nhà nước nói chung và quản lý chợ nói riêng thường xuyên thay đổi; các văn bản chỉ đạo của tỉnh, địa phương đôi khi không

theo kịp thực tiễn các hoạt động kinh doanh ở các chợ trên địa bàn.

Hệ thống văn bản, chính sách, pháp luật về quản lý chợ chưa đồng bộ từ Trung ương đến địa phương làm cho việc triển khai của địa phương còn nhiều lúng túng,

chậm trễ..., mặc dù công tác đầu tư cho phát triển chợ đã được quan tâm, tuy nhiên mức độ quan tâm chưa tương xứng. Hàng năm, mức vốn đã tăng nhưng việc phân bổ

vốn đầu tư không đồng đều, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo các chương trình phát triển chợ, gây nên khó khăn trong công tác xây dựng kế hoạch

cho thời gian tiếp theo. Mặt khác công tác thu hút nguồn vốn xã hội hoá còn nhiều bất

cập do cơ chế chính sáchcòn chồng chéo, thủ tục rườm rà.

Theo Nghị định 02 và Thông tư 06/2003/TT-BTM của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) ngày 15/8/2003 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ, thì nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản

lý chợ được mở rộng hơn rất nhiều nhưng chưa cụ thể như việc Ban quản lý chợ có

quyền "tự trang trải các chi phí" được quy định tại Nghị định 02 thì phạm vi tự

trang trải của Ban quản lý chợ khá rộng, họ sẽ phải lấy nguồn nào để chi nếu như

nguồn thu không đảm bảo cho nguồn chi, cũng theo hướng dẫn của Thông tư 06

Ban quản lý chợ "tự trang trải các chi phí" và chi phí đây là "chi phí hoạt động thường xuyên" như vậy ở đây nảy sinh vấn đề là những chi phí hoạt động nào được

xem là "chi phí hoạt động thường xuyên" và những "chi phí hoạt động không thường xuyên" sẽ thực hiện chi như thế nào.

Việc cải tạo nâng cấp chợ khó đảm bảo tiêu chuẩn phân loại chợ tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 02/2003/NĐ-CP vì: Chợ được nâng cấp tại chỗ bị giới hạn về diện

tích và không gian, số lượng tiểu thương hiện hữu khá nhiều... nên khi sắp xếp các điểm kinh doanh, vị trí bãi xe, kho hàng, điểm bốc xếp có nhiều chợ không đáp ứng được (tiêu chí trên chỉ phù hợp với chợ được xây mới lần đầu).

Theo điều 15 Nghị định 02/2003/NĐ-CP cơ quan quản lý nhà nước đối với chợ được xác định căn cứ vào loại chợ. Theo đó: UBND huyện, thành phố, thị xã chịu

trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chợhạng II (từ trên 200 đến dưới 400 điểm kinh doanh); UBND phường, xã chịu trách nhiệm quản lý nhà nước chợhạng III (dưới 200 điểm kinh doanh). Đồng thời, nếu chợ hạng II nằm trên địa bàn phường, xã nào thì

UBND phường, xãđó có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện, thành phố, thị xãđể

quản lý. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có sự phân định rõ ràng về nội dung và cách thức phối hợp quản lý giữa các cơ quan trên nên rất khó thực hiện nhịp nhàng, thống

nhất trên toàn tỉnhQuảng Bình nói chung và toàn huyện Bố Trạch nói riêng.

Điều 15 Nghị định 02/2003/NĐ-CP có quy định UBND cấp tỉnh hoặc cấp

huyện tùy theo sự phân cấp trong quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành “quyết định thành lập” chợ. Tuy nhiên quy định này không nêu cơ quan nào có thẩm quyền ban hành “quyết định chấm dứt hoạt động” hoặc “di dời” trong phạm vi địa hạt do

mình phụ trách nếu phải giải toả hoặc di dời chợ. Do vậy, mặc dù về nguyên tắc cơ

quan có thẩm quyền thành lập chợ cũng là cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hoạt động

hoặc di dời chợ nhưng trên thực tế, việc quy định chưa rõ ràng, chi tiết đã gây không ít

khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Nghị định 02/2003/NĐ-CP không quy định cơ quan nào quyết định hạng chợ nên đã

gây khó khăn khi áp dụng các chính sách có liên quan như thu phí theo hạng chợ.

2.2.3.3 Năng lực trìnhđộ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý chợ

Chuyên môn, nghiệp vụ của hầu hết đội ngũ cán bộ tham gia quản lý chợ có

trình độ thấp, năng lực quản lý hạn chế điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công tác

quản lý chợ. Có đến gần 63,5% là trìnhđộ dưới Trung cấp, thậm chí còn nhiều cán bộ

còn chưa học hết phổ thông trung học, tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ Đại học chiếm

rất nhỏ chỉ có9,2%.

2.2.3.4. Các chế tài xử lý vi phạm

Các chế tài xử lý vi phạm nhằm mục đích ngăn ngừa những tái phạm xảy ra và nhằm xử lý nghiêm minh các vi phạm đã xảy ra. Để làm được điềunày thì các chế tài phải đủsức răn đe, phạt đúng, xử đúng mới đem lại hiệu quả cao.

Mặc dù đã có những quy định cụ thể về xử phạt khi vi phạm xảy ra nhưng các quy định chưa phù hợp, hạn chế và chưa đủ sức răn đe. Hơn nữa việc áp dụng các chế

tài xử lý lại không hợp lý và còn vì lợi ích cá nhân cho nên hiệu quả đem lại của việc

áp dụng các chế tài xử lý còn thấp. Điều này làm cho số vụ tái phạm xảy ra ngày một

nhiều hơn và số vụ vi phạm ngày càng tăng nhanh cả về số vụ và mức độvi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHỢ TRÊN địa bàn HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 82 - 84)