ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHỢ TRÊN địa bàn HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 89 - 94)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.1.1 Định hướng phát triển các loại hình chợ trên các địa bàn3.1.1.1. Đối vớiThịtrấn, thị tứ, khu tập trung đông dân cư 3.1.1.1. Đối vớiThịtrấn, thị tứ, khu tập trung đông dân cư

Định hướng chính là hạn chế xây dựng chợ mới, lựa chọn nâng cấp cải tạo chợ

lớn, chợ trung tâm, chuyển hóa các loại chợ nhỏ thành siêu thị, quầy bách hoá tổng

hợp, Shop tự chọn.

Một là, chợ dân sinh ở thịtrấn, thị tứ trên địa bàn huyện sẽ hạn chế xây mới, cải

tạo các chợ nhỏ không đủ tiêu chuẩn sang các loại hình bán lẻ hiện đại như: siêu thị,

quầy bách hoá tổng hợp, Shop tự chọn, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện ích; nâng cấp thành các chợ bán lẻ nông sản, thực phẩm chuyên doanh ở các khu vực tập trung đông dân cư.

Hai là, lựa chọn để nâng cấp, cải tạo một số chợ quy mô lớn hiện có thành một

số chợ trung tâm của huyện Bố Trạch có tính đặc thù của tỉnh Quảng Bình với quy mô

chợ hạng1, hạng 2 hoặc chuyển hoá chợ trung tâm thị trấn, thị tứ thành các trung tâm mua sắm, khang trang và hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc xung quanh. Chợ

truyền thống gắn với các siêu thị, đường phố thương mại quanh khu vực chợ để hình

thành nên các khu thương mại- dịch vụ tổng hợp của huyện.

Các chợ hiện có tại trung tâm huyện, thịtứ, cụm xã thành các chợ bán buôn làm nhiệm vụ đầu mối phátluồng, cung ứng hàng hóa cho các chợ ở xãtrên địa bàn huyện.

Ba là, xây dựng và hoàn thiện một số chợ đầu mối mới, chợ bán buôn nông sản,

thủy sản ở các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh như chợ đầu mối thuỷ hải

sản (chợ Thanh Khê – xã Thanh Trạch), chợ phục vụ khách du lịch Phong Nha – Kẻ

Bàng (chợ Xuân Sơn – xã Sơn Trạch). Phát triển mạng lưới chợ nông sản cần kết hợp

phát triển mạng lưới chợ hàng tư liệu sản xuất, hàng công nghiệp và hàng công nghiệp

tiêu dùng. Định hướng lưu thông chủ yếu đối với hàng tư liệu sản xuất dùng trong ngành nông nghiệp.

Bốn là, Hoàn thiện xây dựng mạng lưới chợ tư liệu sản xuất có sự cạnh tranh

lành mạnh, chuẩn mực về chất lượng hàng hóa và các giao dịch, đa dạng các chủ thể

kinh doanh. Thông quađó để tăng cường các biện pháp giám sát hoạt động kinh doanh

trong chợ, quản lý ngành, nghề xây dựngtạo cơ chế đồng bộ phù hợp với thể chế kinh

tế thị trường, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh tư liệu sản xuất cho

ngành nông nghiệp. Định hướng phát triển mạng lưới chợ hàng công nghiệp, tiêu dùng

theo hướng phát triển cân đối giữa chợ thành thị và nông thôn. Khuyến khích các

thành phần kinh tế đầu tư vào các chợ dân sinh, thịtrấn, thị tứ,các khu công nghiệp để

cung cấp hàng hóa giá rẻ cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp. Cải cách

các thủ tục hành chính, hỗ trợcác doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa các chợ đầu mối nông sản, đầu mối tổng hợp phát luồng bán buôn hàng hoá áp dụng công nghệ Logistics. Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh cá thể

tham gia góp vốn đầu tư xây dựng,cải tạo,nâng cấp các loại chợ.

3.1.1.2.Đối với địa bàn nông thôn

Đối với chợ nông thôn, định hướng phát triển là từng bước cải tạo, xây dựng mới

và mở rộng mạng lưới chợ nông thôn. Đầu tư vốn để hoàn thiện mạng lưới chợ nông thôn

từ các nguồn vốn khác nhau trong đó nguồn ngân sách nhà nước là chủ yếu.

Chợ truyền thống, đặc biệt là ở vùng nông thôn hiện nay còn giữ vai trò rất

quan trọng trong thói quen tiêu dùng của người dân để thúc đẩy thương mại phát triển,

chính vì vậy khi thành lập, cũng như nâng cấp chợ phải xuất phát từ nhu cầu của người

dân. Chọn những nơi có nhu cầu sẵn, có người bán và người mua để xây mới, nâng

cấp mở rộng chợ nông thôn nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó chợ

truyền thống phải được xây dựng theo tiêu chí chợ văn minh như niêm yết giá và bán

đúng giá niêm yết, có cân chuẩn để đảm bảo cân đúng, cân đủ cho người tiêu dùng,

đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ởnông thôn mạng lưới chợ vẫn là kênh lưu thông hàng hóa chủ yếu từ này đến năm 2020và những năm tiếp theo. Vì vậy, mỗi chợ sẽ là hạt nhân để quy tụ, tập trung

các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa tổng hợp ở từng khu vực dân cư. Nên cần

khuyến khích tăng số hộ kinh doanh trong chợ, tăng thời gian bán hàng/ngày của các

hộ. Chú trọng việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho khu vực chợ. Gắn đầu tư xây

dựng chợ với quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch dân cư nông thôn và quy hoạch

phát triển thương mại trên từng địa bàn cụ thể. Việc phát triển không gian kiến trúc

chợ phải theo cấu trúc, hợp lý và phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng loại chợ

khác nhau.

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho địa bàn nông thôn cũng là vấn đề quan trọng. Nhà

nước cần có chính sách đầu tư mạnh hơnnữa để phát triển giao thông nông thôn, đảm

bảo cho các phương tiện có trọng tải lớn lưu thông. Vì như vậy, mới tạo thuận lợi hơn

trong việc luân chuyển hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, nâng cao hiệu quả sản

xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn. Để đầu tư phát triển thương mại nông thôn ở

những vùng là thị trấn, thị tứ, việc xây dựng chợ phải gắn kết với bà con nông dân.

Nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ, bà con nông dân gắn kết bằng cách đóng tiền gian hàng. Song song đó, ưu tiên cho các đối tượng là những người mua bán ở địa phương (doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc cơ sở kinh doanh) biết cách kinh doanh, có năng lực về tài chính làm nơi buôn bán sỉ hoặc làm đại lý cho các nhãn hàng. Với

cách làm này, một mặt, nhà đầu tư, công ty không phải tốn nhân lực quản lý; mặt khác

hạn chế được tình trạng thất bại do không am hiểu thị trường.

Đa số người dân vẫn có thói quen đến mua bán ở các chợ truyền thống. Ngay cả đối với khu vực thành thị, mặc dù hệ thống siêu thị khá dày đặc nhưng chợ truyền

thống vẫn có sức hút rất đặc biệt đối với người tiêu dùng. Chính vì thế, định hướng

phát triển chợ ở khu vực nông thôn là xây dựng theo mô hình chợ truyền thống theo

phong cách hiện đại. Nghĩa là vẫn giữ nguyên lề lối, thói quen mua sắm của người dân nhưng gắn kết phong cách hiện đại như mặt bằng sạch sẽ, hàng hóa chất lượng, phong

cách bán hàng lịch sự. Tuy nhiên, để kết quả đạt được như mong muốn, các chợ nông

thôn phải xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của tiểu thương và cơ sở vật chất (ki-ốt, lô sạp, phòng chống cháy nổ, hệ thống nước thải, vệ sinh môi trường...) phải được đầu tư một cách đồng bộ. Làm được điều này, đầu tư vào chợ

nông thôn sẽ đảm bảo hài hòa 3 lợi ích: Nhà nước được nguồn thu thuế; tiểu thương có công ăn việc làmổn định góp phần xóa đói giảm nghèo; nhà đầu tư có được lợi nhuận

từ việc đầu tư. Như vậy mới thúc đẩy giao thương nông thôn được thúc đẩy, qua đó

góp phần phát triển kinh tế, xã hội nông thôn.

3.1.2. Định hướng phát triển mạng lưới chợ trên các thị trường hàng hóa3.1.2.1. Định hướng phát triển mạng lưới chợ nông sản 3.1.2.1. Định hướng phát triển mạng lưới chợ nông sản

Xây dựng và bố trí hợp lý chợ đầu mốibán buôn tổng hợp, đầu mối nông, thuỷ

sản ởthị trấn, thị tứ; chợ bán lẻhàng hoá tổng hợp, chợ bán lẻnông sản - thực phẩm ở

cụm xã và nông thôn. Việc xây dựng mạng lưới chợ nông, thuỷsản cần được coi là bộ

phận cấu thành quan trọng của hệ thống thị trường nông, thuỷsản, với nhiệm vụ chủ

yếu là nâng cao chiều rộng và chiều sâu độ bao phủ của mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Bố Trạch và cả tỉnh, tăng cường công năng phục vụ của chợ, tập trung các

nguồn lực để nâng cao thứ hạng chợ và trình độ quản lý, phát huy các chức năng tập

trung hàng hoá, cung cấp thông tin và hình thành giá cả của mạng lưới chợ.

3.1.2.2.Định hướng phát triển mạng lưới chợ hàng tư liệu sản xuất

Định hướng lưu thông hàng vật tư sản xuất qua mạng lưới chợ chủ yếu đối với hàng tư liệu sản xuất dùng trong lĩnh vựcnông nghiệp, theo hướng không ngừng tăng cường và hoàn thiện xây dựng mạng lưới chợ tư liệu sản xuất có sự cạnh tranh lành mạnh, chuẩn mực về chất lượng hàng hoá và các hành vi giao dịch, đa dạng các chủ

thể kinh doanh. Để thực hiện được định hướng này cần tăng cường các biện pháp giám

sát hoạt động kinh doanh trong chợ, quản lý ngành nghề, xây dựng cơ chế đồng bộ phù hợp với thể chế kinh tế thị trường để giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh tư liệu sản xuất cho ngành nông nghiệp.

3.1.2.3.Định hướng phát triển mạng lưới chợ hàng công nghiệp tiêu dùng

Phát triển mạng lưới chợ hàng công nghiệp tiêu dùng theo hướng phát triển cân đối giữa chợ thị trấn, thị tứ, cụm xã và vùng nông thôn, tập trung vào một số

mặt sau đây:

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tiềm lực to lớn của việc phát triển

mạng lưới chợ hàng công nghiệp tiêu dùng ở thị trường nông thôn phục vụ nhu cầu

phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở, thông qua phát triển mạng lưới chợ ở nông thôn để

mở rộng nhu cầu, mở rộng thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng, đẩy mạnh kinh tế

phát triển.

Căn cứ vào nhu cầu của nông dân để mở rộng mạng lưới chợ hàng công nghiệp

tiêu dùng, quađó định hướng cho các nhà sản xuất công nghiệp thích ứng theo nhu cầu

hàng tiêu dùngở thị trường nông thôn.

Phát triển các hệ thống phân phối hiện đại, thúc đẩy hiện đại hoá các phương

thức kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng trong mạng lưới chợ ở nôngthôn, tạo yếu

tố quan trọng để phát triển nhanh kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn

mới. Lựa chọn các phương thức kinh doanh hiện đại như chuỗi cửa hàng tiện ích, siêu thị, hệ thống đại lý... để áp dụng trong quá trình cải tạo mạng lưới chợ truyền thống ở

nông thôn, mở rộng mạng lưới chợ bán buôn, bán lẻ hàng công nghiệp tiêu dùng, nâng cao hiệu quả hoạt động của chợ, từng bước xây dựng hệ thống thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng thống nhất ở cả thị trấn, thị tứ, cụm tập trung dân cư và vùng nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

3.1.3. Định hướng đối với các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạng lưới chợ

Có cơ chế hỗ trợ, ưu đãi đối với các chợ được quản lý theo mô hình HTX. Qua thực tiễn ở nhiều địa phương, mô hình HTX chợ vừa huy động được nguồn vốn dồi dào trong dân cư, vừa đảm bảo được hiệu quả hoạt động của chợ, đảm bảo dân chủ

trong quản lý chợ.

Bên cạnh đó cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các chợ dân

sinh ở thị trấn, thị tứ, các khu công nghiệp để cung cấp hàng hoá giá rẻ cho người có

thu nhập trung bình, thu nhập thấp. Cùng với việc khuyến khích các doanh nghiệp

trong và ngoàinước tăng cường đầu tư đồng bộ và hiện đại hoá các chợ đầu mối nông, thuỷ sản, chợ trung tâm phát luồng bán buôn hàng hoá tổng hợp trên cơ sở áp dụng

công nghệ logistics;cần đầu tưcải tạo, nâng cấp, mở rộngcác chợ tổng hợp bán buôn,

bán lẻ ở các cụm xã, địa bàn trọng điểm phát triển thương mại dịch vụ của huyện. Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh cá thể tham gia góp vốn đầu tư xây dựng,

nâng cấp các loại chợ ở các vùng tập trung phát triển kinh tếxã hội trên địa bàn.

3.1.4. Định hướng hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hệ thống chợ bằng nguồn vốnNgân sách nhà nước Ngân sách nhà nước

Hỗ trợ đầu tư về mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật của chợ hoặc Nhà nước hỗ trợ

vốn đầu tư, các doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh cùng tham gia đầu tư xây

dựng chợ.

Ưutiên tập trung vốn đầu tư phát triển chợ đầu mối bán buôn nông, thuỷsản tại

các vùng thuỷ hải sản và nông sản hàng hoá tập trung, làm tiền đề để từng bước phát

triển thành các sàn giao dịch hàng hoá, chợ đấu giá, kể cả các trung tâm mua bán hàng

hoá theo phương thức giao sau.

Lồng ghép việc xây dựng các chợ dân sinh cùng với các dự án và chương trình phát triển kinh tế, xã hội khác, hỗ trợ thêm bằng nguồn vốn ngân sách địa phương hoặc

bằng các cơ chế, chính sách (tài chính, tín dụng, đất đai...) để tạo dựng hạ tầng kỹ thuật

trong và ngoài chợ; đồng thời huy động các nguồn lực của doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh trên địa bàn tham gia cùng đầu tư xây dựng, khai thác và quản lý chợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHỢ TRÊN địa bàn HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 89 - 94)