Nhóm giải pháp về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHỢ TRÊN địa bàn HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 94 - 95)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN

3.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới chợ

Củng cố và phát triển mạng lướichợ hiện có trên địa bàn huyện theo hướng sắp

xếp, ổn định những chợ chưa có địa điểm ổn định theo quy hoạch, hạn chế việc di

chuyển chợ, tập trung đầu tư, nâng cấp, cải tạo chợ.

Rà soát lại quy hoạch chợ để điều chỉnh theo hướng phát triển chợ nhằm đáp ứngnhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa, tiêu dùng của nhân dân.

Đối với các chợ hình thành tự phát chưa có quy hoạch chợ tạm, UBND huyện

phối hợp vớisở Công Thương xem xét đánh giá từng chợ. Nguyên tắc cần tuân thủ là

đưa vào quy hoạch và có kế hoạch cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới những chợ đang

hoạt động hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu mua bán, trao đổi. Xác định ranh giới quy

hoạch các chợ ở các địa phương.Chỉ đạo UBND các xã, thị trấnthực hiện quản lý chặt

chẽ quy hoạch chợ.

Xây dựng không gian kiến trúc chợ có diện tích phù hợp đảm bảo sự giao lưu

giữa chợ với các loại hình thương nghiệp khác, đảm bảo sự thuận tiện cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong khu vực chợ.Phát triển không gian kiến trúc chợ theo

cấu trúc hợp lý và phù hợp với đặc điểm của từng loại chợ khác nhau.

Lựa chọn để nâng cấp, cải tạo một số chợ quy mô lớn hiện có thành một số chợ

trung tâm của huyện, cụm thị trấn, thị tứ, liên xã trên địa bàn với quy mô chợ hạng I, hạng IIhoặc chuyển hoámột số chợtại các khu du lịch trọng điểmthành các trung tâm mua sắm, khang trang và hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc xung quanh, cùng với các siêu thị, đường phố thương mại quanh khu vực chợ để hình thành nên các khu

thương mại- dịch vụ tổng hợp củahuyện phục vụ nhân dân và khách du lịch.

Từng bước cải tạo, xây dựng mới và mở rộng mạng lưới chợ nông thôn làm nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống của nông dân. Đối với vùng khó khăn, tập trung đầu tư phát triển chợ ở các điểm dân cư tập trung. Lấy chợ

làm hạt nhân, tổ chức quanh khu vực ảnh hưởng của chợ các loại hình thương mại,

dịch vụ khác để hình thành các khu thương mại- dịch vụ tổng hợp ở các địa bàn. Vốn đầu tư đểhoàn thiện mạng lưới chợ nông thôn được huy động từ các nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước, lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển KT-XH của trung ương, địa phương, vốn của doanh nghiệp và vốn từ các hộ kinh doanh trong chợ.

Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy hoạch các vị trí xây

dựng chợ để thu hút các doanh nghiệp, dân cư, tiểu thương tham gia thực hiện quy

hoạch. Trên cơ sở đó thu hút đầu tư các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp và mời gọi cácthươngnhân tham gia kinh doanh trong chợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHỢ TRÊN địa bàn HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 94 - 95)