Nhóm giải pháp nhằm tăng hiệu quả khai thác điểm kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHỢ TRÊN địa bàn HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 96)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN

3.2.3. Nhóm giải pháp nhằm tăng hiệu quả khai thác điểm kinh doanh

Đối với các chợ khai thác vượt quá công suất của chợ, tùy theo điềukiện thực tế

từng chợ có thể nâng cấp, cải tạo mở rộng diện tích chợ, tăng thêm số quầy, sạp, điểm kinh doanh.

Đối với các chợ chưa khai thác hết công suất cần đầu tư phát triển cơ sở vật

chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở của các chợ nhằm khai thác hết công năng của chợ. Bên cạnh đó cần có phương án bố trí hợp lý, khoa học thuận tiện cho việc kinh doanh mua

bán hàng hóa.

Xây dựng quy hoạch hệ thống chợ với mật độ và quy mô, cơ cấu hạng chợ phù hợp, các chợ phải quy hoạch tại các vị trí thuận tiện giao thông... bên cạnh đó cũng

phải quan tâm đến việc tổchức thực hiện quy hoạch, trong đó phải chú trọng đến việc

di dời hoặc xóa bỏ các chợ vị trí không phù hợp hoặc hiệu quả hoạt động kém đặc biệt

phải kiên quyết dẹp bỏ những chợ hình thành tự phát, chợ tạm, chợ cócgâyảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các chợ.

3.2.4. Nhóm giải pháp về đa dạng hóa các hình thức quản lý chợ

Từng bước xã hội hóa công tác tổ chức, quản lý chợ; cụ thể hoá các chính sách

chuyển đổi dần mô hình Ban quản lý chợ sang doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ. Việc chuyển đổi sẽ thực hiện trong quá trình quy hoạch, tái sắp xếp sau

khi cải tạo nâng cấp hoạt động các chợ vào những công trình liên hợp, xây dựng mới

hoặc nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của chợ hiện hữu, để đáp ứng theo tiêu chuẩn chợ văn minh hiện đại được quy định tại Nghị định 02/2003/NĐ-CP.

Xây dựng mô hình tổ chức quản lý chợ và áp dụng thí điểm vào thực tế quản lý,

tổng kết và rút kinh nghiệm. Sau đó, sẽ triển khai áp dụng thống nhất những mô hình tổ chức quản lý phù hợp với từng loại hình chợ. Khuyến khích chuyển đổi mô hình ban quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp chợ để thực hiện xã hội hóa công tác đầu tư

xây dựng và quản lý khai thác chợ. Thực hiện cơ chế hài hòa giữa lợi ích của nhà

nước, chủ đầu tư vàngườidân. Mời gọi các nhà đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng chợ

và quản lý khai thác chợ theo hình thức xã hội hóa nhằm đáp ứng được phần nào về

nhu cầu vốn để phát triển hạ tầng thương mại của huyện, phát huy và khai thác các nguồn lực về vốn, đất đai một cách có hiệu quả, nhằm phục vụ tốt hơn cho sự phát

triển KT-XH của địa phương.

Tuy nhiên, hạn chế của loại hình xã hội hoálà vốn đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn,

chủ đầu tư chưa quan tâm nhiều đến loại hình này, bên cạnh đó các cơ chế chính sách

thực hiện, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương và các cơ

quan chuyên môn. Chợ được đầu tư theo phương thức xã hội hóa sẽ có tình trạng giá

cả thuê quầy sạp chưa được đồng thuận cao từ các tiểu thương, do vốn đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng chợ tương đối cao, việc sắp xếp bố trí các hộ kinh doanh tại chợ,

các khoản thu phí dịch vụ môi trường, điện nước sẽ còn nhiều bất cập, không dễ thực

hiện... trước đây các khoản dịch vụ môi trường, điện nước, vệ sinh công cộng một

phần do ngân sách địa phương hỗ trợ, nhưng khi chuyển sang mô hình doanh nghiệp

hoặc HTX chợ thì phải hạch toán đưa vào chi phí chợ.

Đối với những chợ xây dựng lâu năm thuộc quyền quản lý của nhà nước: thực

hiện cơ chế đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp đầu tư khai thác kinh doanh chợ. Các chợ xây dựng mới do ngân sách nhà nước đầu tư thực hiện cơ chế giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp khai thác kinh doanh chợ sau khi chợ xây dựng

xong. Vốn ngân sách bỏ ra có thể thu hồi thông qua các khoản mà doanh nghiệp phải

nộp hoặc ngân sách không thu hồi nhằm hỗ trợ các hộ tiểu thương cũng như doanh

nghiệp đối với những chợ thuộc vùng sâu, vùng xa.

Tổchức các Ban quản lý chợ là một đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước; chịu

trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước và các hoạt động trong phạm vi chợ; thực hiện ký

hợp đồng với thương nhân...

Đối với các chợ tại trung tâm cụm xã, chợ tại xã do UBND xã quản lý theo hình thức:

(1) Thành lập Ban quản lý chợ và giao cho người làm công tác tài chính xã trực tiếp chỉ đạo điều hành;

(2) Giao cho HTX thương mại - dịch vụ thuộc UBND xã quản lý khai thác

kinh doanh chợ.

Một số phương thức chuyển đổi có thể áp dụng trong thời gian tới trong khai

thác và quản lý chợ:

(1) Phương thức doanh nghiệp đầu tư 100% vốn thực hiện dự án, trực tiếp quản

lý kinh doanh và khai thác chợ;

(2) Phương thức chuyển đổi các ban quản lý, tổ quản lý chợ sang mô hình HTX quản lý chợ.

3.2.5 Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra hoạt động của các chợ

Tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa BQL chợ và các đơn vị chức năng thuộc

UBND huyện về công tác tuyên truyền nhận thức pháp luật cho các tiểu thương, thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm các điều kiện về an toàn vệ sinh

thực phẩm, vệ sinh môi trường và PCCC tại các chợ.

Đảm bảo 100% chợ thuộccác xã, thị trấn đều thực hiện bảo hiểm cháy nổ, phấn đấu ngày càng tăng các hộ tiểu thương tham gia bảo hiểm cháy nổ của từng điểm kinh

doanh, bên cạnh đó không ngừng rèn luyện kỹ thuật cho lực lượng chữa cháy tại chổ, tăng cường trang thiết bị mới để ứng phó phát sinh và triển khai các buổi diễn tập phương án

phối hợp với lực lượng chuyên ngành của huyện,của tỉnhvề PCCC hàng năm.

Quản lý về chất lượng hàng hóa lưu thông trong mạng lưới chợ. Tăng cường

quản lý chất lượng thông qua một số các biện pháp quy định rõ nhãn mác hàng hóa, xuất xứ, phải đăng ký chất lượng đối với các hàng hóa thực phẩm tiêu dùng, kiểm tra giám sát trực tiếp thường xuyên để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Phải đăng ký

chất lượngsản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp vi

phạm như kinh doanh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và PCCC. Định kỳ hàng quý, năm tổ chức các cuộc thi về kiến thức an toàn vệ sinh

thực phẩm, thực hành công tác PCCC tại chợ.

Ban hành quy định về công khai trách nhiệm, phối hợp quản lý giữa các ban,

ngành, tổ chức địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ. Xây dựng chế tài xử lý nghiêm minh đối với các vi phạm về môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ.

3.2.6. Nhóm giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với chợ

Xây dựng phương án chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ Ban quản lý, tổ quản lý

chợ sang doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ trực tiếp, quản lý theo nội

dung Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 và Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 29/12/2009 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Mở lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý

chợ, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý chợ tại các địa phương.

Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các cơ quan, phòng ban chức năng của

UBND huyện như:

Cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư; nghiên cứu đề xuất những cơ chế, chính sách

thu hút đầu tư và khuyến khích đầu tư từ khu vực doanhnghiệp; ban hànhcơ chếkhuyến

khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chợ, căn cứ chính sách hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để bố trí nguồn vốn hỗ trợ hàng năm cho các dự án xây dựng chợ đầu mối, chợ hạngI, II và hạng III trên địa bàn huyện.

Trên cơ sở Quy hoạch phát triển thương mạitỉnh Quảng Bình đến năm 2020 đã

được phê duyệt,UBND huyện Bố Trạchcần đảm bảo bố trí không gian và kiến trúc phù hợp theo tiêu chuẩn cho các loại hình thương mại ở từng khu vực trên địa bàn. Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xem xét thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng

cho các dự án xây dựng mới và cải tạo nâng cấpmạng lướichợ theo đúng quy định. Khuyến khích, huy động các nguồn lực của địa phương đặc biệt là các nguồn

lực của các thành phần kinh tế cùng góp vốn đầu tư xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ

và xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn. Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn đấu thầu chuyểngiao quản lý chợ từ Ban quản lý, tổ quản

lý sang doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ trực tiếp quản lý.

Quy hoạch diện tích đất xây dựng chợ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh

tế của huyện. Hướng dẫn đăng ký nộp thuế và thực hiện chính sách miễn giảm

thuế cho các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác chợ theo đúng quy định

của nhà nước. Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp xây dựng kết

cấu hạ tầng như đường giao thông, bưu điện, thông tin liên lạc tạo thuận lợi cho

hoạt động của các chợ.

Chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn lập kế hoạch sử dụng đất cho phát triển

hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, đồng thời thực hiện chức năng quản

lý nhà nước đối với hoạt động của các chợ trên địa bàn theo phân cấp của UBND

tỉnh. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan QLNN đối với chợ trong việc lập quy

hoạch, ban hành chính sách thu hút đầu tư phát triển chợ cũng như thanh tra, kiểm

tra nhằm phát huy hiệu lực QLNN, bảo đảm trật tự, xóa tình trạng chợ cóc, chợ tạm

lấn chiếm lòng lề đường.

PHẦN 3:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Kinh tế thị trường của Việt Nam đang ngày càng phát triển, các thành phần kinh tế,

hình thức kinh doanhvà hàng hoá ngày càng đa dạng, phong phú. Đời sống của người

dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ngày càng tăng. Do đó các hoạt động

mua, bán trao đổi giao thương diễn ra sôi động và tấp nập hơn. Với tốc độ tăng trưởng

kinh tế, đô thị hóangày càng cao và việc hình thành nhanh các khu du lịch,khuthương mại

dịch vụ trọng điểm của tỉnh trên địa bàn huyện Bố Trạch, bên cạnh đó các chỉ số vềsản

xuất, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ, dân số, mức thu nhập dân cư trên địa bànđều tăng,đó là động lực đểphát triểncác hoạt động thương mạidịch vụvàđặt

ra yêu cầucấp thiếtcho các cấp lãnh đạo từ UBND huyện đến UBND các xã, thị trấn

cần phải quan tâmhoàn thiện công tác quản lý chợ trên địa bàn.

Trong những nămqua, công tác quản lý chợ luôn đượcUBND huyệnBố Trạch, UBND các xã, thị trấn và các BQL, TQL chợ quan tâm, rà soátđểlậpkếhoạch cải tạo,

nâng cấp, xây dựng mới các chợ không đảm bảo quy chuẩn về cơ sở hạ tầng bằng

nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và nguồnvốn xã hội hóa. Hoạt động quản lý chợ trên địa bàn huyện nhìn chung được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người tiêu dùngđánh giá tốt. Các BQL, TQL chợ đã phát huy được tính hiệu quả trong các hoạt động điều hành quản lý. Các chợ trên địa bàn cơ bản được đầu tưphát triển đồng bộ.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số chợ cóc, chợ tạm và tụ điểm bán hàng tự phát vi

phạm ATGT, gây mất trật tự an ninh, làm mất mỹ quan đô thị trong đó có cả các vị trí đãđược thực hiện giải tỏa. Điều này thể hiện sự chưa quyết liệt, xử lý không dứt khoát

của cơ quan QLNN. Các chế tài xử phạt đãđược tuyên truyền hướng dẫn, phổ biến cụ

thể nhưng chưa đượcthực hiệntriệt để, đúng quy định của pháp luật.

Để nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác quản lý chợ trên địa bàn, UBND huyện Bố Trạch và UBND các xã, thị trấn cần thường xuyên rà soát điều chỉnh, bổ

sung quy hoạch mạng lưới chợ; thực hiện đầy đủquy trình đầu tư xây dựng chợ theo quy định; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý chợvà các DN, HKD trong chợ;

đẩy mạnh công tác tuyên truyền về VSATTP, PCCC, VSMT, ANTT…; tăng cường

kiểm tra giám sát và áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các đơn vị vi

phạm. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, có nhiều cơ chế chính sách ưu tiên khuyến

khích để huy động nguồn vốn xã hội hoá đóng góp xây dựng phát triển mạng lưới chợ trên địa bànngày càng đảm bảo văn minh thương mại.

2. KIẾN NGHỊ

Nhà nước cần ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn công tác quản lý

phát triển chợ một cách đồng bộ, tạo điều kiện để mạng lưới chợ phát triển đảm bảo văn minh thương mại.

Đề nghị Chính Phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư cần phân bổ vốn đầu tư từ

nguồn vốn ngân sách Trung ương một cách ổn định theo danh mục vốn cụ thể từng

chợ cho địa phương, nhất là các địa phương không tự cân đối được ngân sách, xây

dựng và phát triển các chợ đầu mối, các chợ ở các vùng khó khăn.

Về cơ chế tài chính cho Ban Quản lý chợ, Bộ Tài chính cần có văn bản thay thế Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 về hướng dẫn cơ chế tài chính đối với

các ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh chợ và hợp tác xã kinh doanh chợ, vì có một số văn bản nêu trong hướng dẫn đã hết hiệu lực (Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính có liên quan).

Đề nghị Bộ Công Thương và các Bộ ngành có liên quan chỉ đạo các Trường,

các đơn vị có chức năng đào tạo, xây dựng chương trình chuẩn về đào tạo nghiệp vụ

quản lý chợ và triển khai thực hiện các chương trình này. Bên cạnh đó cũng cần quan

tâm hỗ trợ cho các địa phương kinh phí tổchức tập huấn, đào tạo kiến thức về nghiệp vụ

quản lý và kinh doanh cho các cán bộtham gia quản lý chợ các địa phương.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Tiêu chí thứ 07 về chợ

nông thôn, cần phải phù hợp với các quy định hiện hành về chợ và phù hợp với việc đầu tư phát triển chợ nông thôn như: Chợ phải đạt tiêu chuẩnthiết kế, được tổ chức,

hoạt động và quản lý theo quy định của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Chợ đạt chuẩn chỉ áp dụng với

các chợ xây dựng trên địa bàn xã theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn được Ủy

ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHỢ TRÊN địa bàn HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 96)