ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHỢ TRÊN địa bàn HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 47)

L ỜI CẢM ƠN

2.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Bố Trạch

Huyện Bố Trạch nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới, trung tâm tỉnh lỵ

Quảng Bình có chiều rộng từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt

Nam; vừa tiếp giáp vớibiển Đôngvừa tiếp giáp đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, diện tích tự nhiên 2.124,2 km2 vớidân số năm 2016 là 183.181 người.

Toàn huyện có 28 xã và 2 thị trấn, với đầy đủ địa hình đồng bằng, miền núi,

trung du và ven biển. Có 24km bờ biển và trên 40km đường biên giới với nước

CHDCND Lào; hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, bao gồm quốc

lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (02 nhánh Đông và Tây), đường sắt Bắc –Nam. Các tuyến đường quốc lộ 15A; Tỉnh lộ 2(TL 561); 2B(TL 560), tỉnh lộ 3(TL 566); tỉnh lộ 11(TL

565) nối hệ thống QL1A, đường Hồ Chí Minh và đường 20(TL 562) tạo thành mạng lưới giao thông ngang- dọc tương đối hoàn chỉnh chạy dọc từ Bắc đến Nam suốt chiều

dài của huyện và đi qua địa phận hầu hết các xã; có cửa khẩu Cà Roòng –Noọng Ma

(Việt Nam –Lào), có cảng Gianh, các danh thắng nổi tiếng Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới lần 2, khu du lịch - nghỉ mát tắm biển Đá Nhảy… thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Đây là những tiềm năng, lợi thế và điều kiện thuận lợi để tiếp thu những tiến bộ khoa

học kỹ thuật, triển khai ứng dụng vào sản xuất và đời sống, thực hiện nhanh việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội của huyện trong

hiện tại và tương lai.

2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội huyện Bố Trạch

Kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch trong những năm qua đã đạt được những

kết quả quan trọng, nền kinh tế tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế

chuyển dịch đúng hướng, chất lượng hiệu quả từng bước được nâng lên. Lĩnh vực văn

hoá - xã hội có chuyển biến tích cực, sức mạnh về nguồn lực trong nhân dân đã được

khơi dậy và phát huy mạnh mẽ. Cụ thể trong 05 năm trở lại đây từ 2011 đến 2015:

Sản xuất Nông - Lâm - Thủy sảncó sự chuyển dịch cơ bản cơ cấu sản xuất của ngành theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Tổng giá trị sản xuất đến năm 2015 đạt 1.991,6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng

bình quân hàng năm đạt 4,5%. Tỷ trọng giá trị chăn nuôi đạt 48%, vượt 3% so mục tiêu đề ra; sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 46 ngàn tấn. Cơ cấu cây trồng đã chú trọng ưu tiên các nhómcây có thị trường tiêu thụ lớn, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung như lúa, lạc, sắn, cao su, thông nhựa. Đến cuối năm 2015, tổng đàn trâu, bòđạt trên 31 ngàn con; đàn lợn trên 113 ngàn con, chất lượng đàn được cải

thiện đáng kể, trọng lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân hàng năm đạt 16,7 ngàn tấn.

Tiếp tục duy trìổn định diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn; giai đoạn 2011-2015 trồng được 4.220 ha rừng tập trung, nâng độ che phủ rừng lên 82%; diện tích nuôi trồng thuỷ

sản năm 2015 đạt 1.027 ha/KH 1000 ha, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng bình quân

hàng năm đạt trên 20,1 ngàn tấn, vượt 2.700 tấn so với mục tiêu đãđề ra. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt kết quả toàn diện, rõ nét, lan toả về chiều rộng và

đã từng bước vững chắc, đi vào chiều sâu trên tất cả các phương diện.

Sản xuất Công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất năm 2015 gấp 1,6 lần so với năm 2011, bình quân

hàng năm giá trị tăng thêm đạt 433 tỷ đồng. Các ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ được chú trọng phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản…, ngoài ra đã tạo được một số sản phẩm bằng vật liệu mới được sử dụng phổ biến (vật liệu composit), các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đã chú trọng đầu tư để khai thác và mở rộng quy mô sản xuất trên một số lĩnh vực, thu hút được nhiều lao động trên địa bàn. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng nhanh, đến năm 2015 đạt 29,2 triệu đồng/KH 29 triệu đồng. Năm 2016 là 31,1 triệu đồng/người.

Thu nhập dân cư ngày càng cao đã và đang tạo điều kiện thúc đẩy phát triển

mạng lưới chợ từ thị trấn đến các xã trênđịa bàn của huyện Bố Trạch.

Biểu đồ 2.1 GDP bình quânđầu người

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Bố Trạch, 2016.

Công tác khuyến công và phát triển các ngành nghề nông thôn đã được quan

tâm nhiều hơn.

Quy hoạch, đầu tư phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng được đặc biệt quan tâm

chỉ đạo, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, làm thay đổi đáng kể diện mạo

của huyện, nhất là vùng nông thôn. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong khu vực Nhà nước tăng từ 740 tỷ đồng năm 2011 lên 1.005 tỷ đồng năm 2014 và năm 2015 đạt

1.200 tỷ đồng, chiếm trên 40% giá trị sản phẩm nội huyện. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân hàng năm đạt 977,6 tỷ đồng/KH 658 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư

phát triển thuộc ngân sách nhà nước bình quân hàng năm đạt 472 tỷ đồng. Việc lồng

ghép nguồn vốn của huyện cùng với các nguồn đầu tư từ bên ngoài để triển khai các chương trình xây dựng được thực hiện có hiệu quả cao và có chiều hướng tăng đều hàng năm. Đến nay 100% xã, thị trấn có điện (trong đó 28/30 xã, thị trấn có điện lưới

quốc gia, 02 xã dùngđiện năng lượng mặt trời); 100% xã, thị trấn có đường ô tô về tận

trung tâm xã; các nguồn lực đãđược ưu tiên để đầu tư xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Dịch vụ thương mại tiếp tục giữ được tốc độ phát triển với nhiều loại hình dịch vụ được đầu tư trên địa bàn. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 38% năm

2011 lên 46% vào năm 2015/KH 40%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng bình quân 16%; số lượng khách du lịch trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 32,2 ngàn

2014

lượt; kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 11,6 triệu USD, năm cao nhất đạt 25 triệu

USD. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Bố Trạch theo xu hướng thương mại, dịch vụ. Số lao động trong các ngành công nghiệp và thương mại, dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động

ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đến năm 2015 đã chuyển dịch nhanh sang thương mại dịch vụ: Nông, Lâm nghiệp – Thủy sản đạt 30,6%; Công nghiệp – Xây dựng đạt 23,4%; Dịch vụ, du lịch, thương mại đạt 46,0%.

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu kinh tế huyện Bố Trạch năm 2015

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2015.

Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn có tiến bộ vượt bậc, số thu qua các năm luôn đạt ở mức cao, bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt

142,6 tỷ đồng/KH 94 tỷ đồng, trong đó đến năm 2015 đạt trên 196 tỷ đồng/KH 125 tỷ đồng.Số thu trong cân đối ngân sách hàng năm đều vượt cao và bình quân hàng năm

thực hiện vượt dự toán trên 20%. Nguồn thu đã cơ bản đảm bảo được các nhiệm vụ chi

của địa phương, góp phần tích cực trong việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của huyện. Chi ngân sách đảm bảo nguyên tắc, chế độ, đã ưu tiên cho chi đầu tư phát

triển, chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chi cho giáo dục và

các chương trình an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách kích cầu sản xuất. Doanh số

cho vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tăng bình quân hàng năm gần 35%.

Việc cho vay đã bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện, đặc biệt là cho vay giải quyết

việc làm và xuất khẩu lao động, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu sản xuất, kinh

trong đó có 295 doanh nghiệp đang hoạt động và kinh doanh có lãi; số lao động trong

doanh nghiệp 3.320 người (trong đó lao động nữ 865 người); thu nhập bình quân của

người lao động làm trong các doanh nghiệp 5,5 triệu đồng; tổng vốn đầu tư thực hiện

16,3 tỷ đồng; doanh thu thuần 2.050 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 205 tỷ đồng, hàng

năm đóng góp cho ngân sách 21 tỷ đồng. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, hiện có

trên 485 trang trại đạt cả hai tiêu chí về qui mô sản xuất và giá trị hàng hoá, trong đó

có 280 trang trại trồng cây lâu năm và cây hàng năm, 31 trang trại chăn nuôi, 03 trang

trại lâm nghiệp, 34 trang trại nuôi trồng thủy sản và 137 trang trại tổng hợp. Nhìn chung, các trang trại đạt chuẩn theo tiêu chí mới về chất lượng tăng lên ngày một rõ rệt. Sức cạnh tranh của thành phần kinh tế trang trại với các thành phần kinh tế khác ngày càng cao và thu hút lượng lao động tham gia khá lớn, tạo việc làm cho 1.305 lao

động thường xuyên. Số hợp tác xã trênđang hoạt động địa bàn huyện đến năm 2015 là

19 HTX, trong đó có 08 HTX đã thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm

2012; 07 Quỹ tín dụng nhân dân đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX; 03 HTX làm ăn không cóhiệu quả đang làm thủ tục giải thể; 3 HTX điện đang làm thủ tục bàn giao và tổ chức chuyển đổi theo quy định.

Hoàn thành việc quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2011-2015 cho các cơ sở giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) trên địa

bàn phù hợp với các tiêu chí xây dựng nông mới. Duy trì, giữ vững các trường đãđạt đượcchuẩn quốc gia, toàn huyệnhiệncó 53/109trường đạt chuẩn.

Năm 2015có 28/30 xãđạt chuẩn quốc gia về y tế; 34 cơ sở khám chữa bệnh cho

nhân dân, với tổng số 360 giường bệnh, trong đó tuyến xã có 158 giường bệnh; 100%

trạm y tế có bác sĩ. Đội ngũ cán bộ y tế thôn bản cơ bản đủ số lượng (100% thôn bản

có cán bộ y tế). Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần theo mục tiêu

đề ra. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 14%/KH dưới 15%. Có 181/291 làng đạt danh hiệu văn hóa, chiếm tỷ lệ 62,2%; 143/185 cơ quan, đơn vị đạt

danh hiệu văn hoá chiếm tỷ lệ 77,3%; hộ gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ 80,9%, 90% xã, thị trấn có trạm truyền thanh; 100% xã, thị trấn được phủ sóng truyền hình; 100% xã, thị trấn phủ sóng điện thoại di động; các chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách xã hội được quan tâm chỉ đạo, đưa lại hiệu quả thiết thực, tỷ

lệ hộ nghèo giảm từ 17,92% năm 2011 còn 4,31% vào cuối năm 2015. Bình quân hàng

năm tạo việc làm mới cho 3.000 lao động.

2.1.3. Tình hình phát triển chợ trên địa bàn huyện Bố Trạch

Tính đến nay, trên địa bàn huyện Bố Trạch có 24 chợ. Việc phân bố các chợ tuỳ

thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế của các xã, thị trấn trong huyện. Xu hướng

chung là chợ phát triển mạnh ở các địa phươngcó dân số đông và điều kiện kinh tế - xã hộiphát triển.

Quy mô về khối lượng hàng hoá được lưu chuyển qua chợ, số lượng người

tham gia, thời gian họp chợ, tính chất tổng hợp của các loại hàng hoá kinh doanh và doanh thu từ các hoạt động mua bán tại chợ tập trung nhiều ởthị trấn, các xã có làng nghề và hoạt động kinh doanh buôn bán phát triển như Thị trấn Hoàn Lão, Nông

trường Việt Trung, xã Hải Trạch,xã Thanh Trạch... Cụ thể, trong tổng số 24 chợ có 03

chợ hạng II, 17 chợ hạng III và 04 chợ tạm.

Các chợ đều là chợ truyền thống, được hình thành từ nhiều năm và phân bố tương đối hợp lý, nhất là các chợ phiên hình thành từ lâu đời cho đến nay vẫn là điểm

họp chợ rất thuận tiện cho dân cư trong vùng.

Hoạt động của các hộ kinh doanh tại chợ chủ yếu là bán lẻ các mặt hàng thiết

yếu phục vụ đời sống hàng ngày của dân cư như: quần áo, vải, tạp hoá, lương thực,

thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, hoa quả...

Hiện nay, huyện Bố Trạch đã có 18 chợ đã hình thành ban quản lý (tổ quản lý)

chợ; các chợcòn lại trên địa bàn huyện vẫn chưa hình thành ban quản lý, chỉ có người

bảo vệ, quétdọn vệ sinhdo UBND xã trực tiếp quản lý điều hành.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊNĐỊA BÀN HUYỆNBỐTRẠCH,TỈNHQUẢNGBÌNH TRẠCH,TỈNHQUẢNGBÌNH

2.2.1. Thực trạng hệthống chợ trên địa bàn huyện Bố Trạch2.2.1.1. Thực trạng về phân bố chợ 2.2.1.1. Thực trạng về phân bố chợ

Với 24 chợ hiện có, việc phân bố các chợ trên địa bàn huyện Bố Trạch tuỳ

thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của các xã, thị trấn trong huyện. Nhìn chung,các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triểnthì chợ phát triển mạnh

cả về quy mô và chất lượng phục vụ, cụ thể như khối lượng hàng hoá được lưu

chuyển qua chợ, số lượng người tham gia, thời gian họp chợ, tính chất tổng hợp của

các loại hàng hoá kinh doanh và doanh thu từ các hoạt động mua bán tại chợ tập

trung nhiều ở thị trấn, các xã có làng nghề và hoạt động kinh doanh buôn bán phát

triển như Thị trấn Hoàn Lão, Nông trường Việt Trung, xã Hải Trạch, xã Thanh Trạch... Cụ thể, trong tổng số chợ tại huyện Bố Trạch chợ hạng II (03 chợ) chiếm

12,5%, chợ hạng III (17 chợ) chiếm 70,83%, (04 chợ tạm) chiếm 16,17% và điều đáng quan tâm là trên địa bàn chưacó chợ đủ tiêu chuẩn chợhạng I.

Bảng 2.2.1. Phân bố chợ ở huyện Bố Trạch

TT Tên chợ, Địa điểm Chợ hạng (I, II, III, tạm) Tính chất xây dựng Diện tích chợ đang sử dụng (m2) Tổng số điểm KD trong chợ (điểm) Số hộ kinh doanh cố định (hộ) Diện tích bình quân kiốt (m2) Ghi chú Có mái che Không có mái che mái che Không có mái che mái che Không có mái che 1 Chợ Trung Trạch III K 10.000 Không hoạt động (xây dựng không đúng quy hoạch) 2 Chợ Lâm Trạch III K 342 27 0 6 0 12 3 Chợ Đồng Trạch III K 500 62 22 9 4 Chợ Thị trấn Nông trường Việt

Trung III K 1.528 1956 134 59 75 54 5,99 5 Chợ Đức Trạch III K 667 2405 80 150 50 12,6 6 Chợ Vĩnh Sơn T T Không hoạt động (Chợ tự phát) 7 Chợ BắcTrạch III K 1.800 1200 62 10 52 12 8 Chợ Cự Nẫm III B 1.000 2500 100 152 100 152 10 9 Chợ Xuân Sơn T T 3.000 7000 112 106 112 106 20 10 Chợ Thọ Lộc III B 600 4400 108 50 100 30 12 11 Chợ Phú Định III K 920 6552 11 6 11 6 7 12 Chợ Mỹ Trạch T T 350 200 25 40 25 40 13 13 Chợ Tróoc III B 1.000 3000 165 95 165 95 10 14 Chợ Hôm T T 200 300 12 20 12 20 12 15 Chợ Ga III B 500 100 15 30 12 15 30 16 Chợ Thanh Hà II K 1.500 3000 325 300 325 300 15 17 Chợ Khương Hà III K 1.200 500 132 80 132 80 15 18 Chợ Liên Trạch III K 800 2000 29 8 29 8 12 19 Chợ Nhân Trạch III K 800 300 86 97 86 97 9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHỢ TRÊN địa bàn HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 47)