TT Chỉ tiêu
Kết quả đánh giá, khảo sát
Tổng số phiếu Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Tương đối Không đồng ý Điểm trung bình 1 Thủ tục thuận lợi 85 22 30 25 08 2,8 2 Không có tiêu cực 75 20 25 20 10 2,7 3 Giá thuê hợp lý 85 25 35 15 10 2,9 4 Diện tích quầy sạp 80 15 25 25 15 2,5
Nguồn:Tổng hợp điều tra khảo sát2016
-Đối với chỉ tiêu: “thủ tục thuận lợi” đạt điểm trung bình là 2,8điểm;
-Đối với chỉ tiêu: “Không có tiêu cực” đạt điểm trung bình là 2,7điểm;
-Đối với chỉ tiêu: “Giá thuê” đạt điểm trung bình là 2,9điểm;
-Đối với chỉ tiêu: “Diện tích quầy sạp” đạt điểm trung bình là 2,5điểm;
Từ kết quả điều tra cả 04 chỉ tiêu trên cho thấy công tác tổ chức đấu thầu, ký
kết hợp đồng kinh doanh trong chợ đạt mức xấp xỉ khá, nên Ban quản lý chợ cần tập
trung cải cách các thủ tục, tăng cường tính công khai, minh bạch hơn nữa.Bên cạnh đó
thì cần phải tuyên truyền, hướng dẫn cho các thương nhân, hộ tiểu thương biết và hiểu
về các quy định của Pháp luật về đấu thầu, ký kết hợp đồng… để từ đó nâng cao hiệu
quả của công tác quản lý về đấu thầu thuê mặt bằng kinh doanh tại các chợ, đảm bảo
tính công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh thương mại, tạo niềm tin
giữa người quản lý và người thực hiện.
2.2.2.5. Thực trạng nội quy và xử lý các vi phạm về nội quy chợ
Đến cuối năm 2016, trên địa bàn huyện Bố Trạch phần lớn các chợ đều quy định nội quy, tuy nhiên cũng vẫn còn một số chợ chưa có nội quy đầy đủ, cụ thể: có
90% các chợ đều xây dựng nội quy, quy chế quản lý chợ. Số chợ có lực lượng công an
xã tham gia giám sát, quản lý là 06 chợ bằng 25%. Số chợ có Đội quản lý thị trường
tham gia quản lý là 24 chợ bằng 100%. Số chợ có sự tham gia quản lý của cơ quan
thuế và các thành phần kinh tế khác 20 chợ bằng 83%. Để làm rõ hơn việc xây dựng
nội quy và tình hình xử lý các vi phạm về nội quy chợ, ta có bảng khảo sát, đánh giá cho điểm theo từng tiêu chí của các hộ kinh doanh như sau:
Bảng 2.2.11: Ý kiến của các hộ kinh doanh điều tra vềnội quy và xử lý vi phạm nội quy chợ
T
T Chỉ tiêu
Kết quả đánh giá, khảo sát
Tổng số
phiếu Tốt khá TB Kém
Điểm trung bình
1 Chợ có nội quy 85 40 33 07 05 3,27 2 Việc thực hiện nội quy chợ
của HKD
80 25 32 15 08 2,92
3 Vi phạm nội quy chợ 75 15 20 30 10 2,5
4 Kết quả xử lý các vi phạm 85 30 35 15 05 3,0
Nguồn:Tổng hợp điều tra khảo sát2016
Qua bảng khảo sát trên chúng ta càng thấy rõ đối với chỉ tiêu: “Chợ có nội
quy” đạt điểm trung bình là 3,27 điểm, điều đó cho thấyrằng việc xây dựng và phê duyệt công bố nội quy chợ trên địa bàn huyện được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên việc thực hiện nội quy của các hộ kinh doanh với điểm trung bình là 2,92 xấp xỉ khá, điều này đòi hỏi các cơ quan, đơn vị thực thi công tác quản lý chợ cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến đến các thương nhân, hộ kinh
doanh hoạt động kinh doanh tại các chợ để nâng cao hiểu biết về các quy định của
pháp luật khi tham gia các hoạt động mua – bán kinh doanh tại chợ để tránh tình trạng vi phạm các nội quy, quy định ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, gây bất ổn thị trường điều này đã phản ánh rất rõ ở chỉ tiêu đánh giá “Vi phạm nội quy
chợ” khi chỉ tiêu này chỉ đạt điểm 2,5 trên mức trung bình. Đối với chỉ tiêu: “Kết
quả xử lý các vi phạm” đạt điểm trung bình là 3 điểm, tương đương mức đánh giá là khá điều đó cho thấy công tác xử lý các vi phạm về nội quy chợ đã được các lực lượng chức năng thực hiện tương đối nghiêm minh và kịp thời, tuy nhiên cũng cần tăng cường tính phối hợp trong công tác thanh, kiểm tra để không bỏ sót những
hành vi gian lận thương mại, vi phạm nội quy chợ mà không bị xử lý.
2.2.2.6 Thực trạng quản lý và sử dụng các khoản thu, chi từ hoạt động chợ
Theo Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính về hướng
dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác
và quản lý chợ: Đối với chợ không do Nhà nước đầu tư xây dụng hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho Ban quản lý chợ hoặc doanh nghiệp để kinh doanh
khai thác và quản lý chợ thì các loại phí quy định tại Thông tư này là phí không thuộc Ngân sách Nhà nước. Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý
chợ có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí sau khi đã nộp thuế.
Nguồn thu chủ yếu từ chợ là thuế do cơ quan Thuế trực tiếp thu.Ban quản lý, tổ
quản lý thu tiền thuê điểm kinh doanh, phí và lệ phí chợ và các hoạt động khác như vệ
sinh, trông giữ xe đạp, xe máy... Nguồn thu từ hoạt động chợ được thu theo quy định
tại mục I, phần B Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính; Mức thu phí chợ theo Quyết định số 35/2014/QĐ-UB ngày 22/12/2014 của UBND
tỉnh Quảng Bình.
-Đối với các chợ do BQL chợ quản lý:
Hàng năm BQL chợ xây dựng dự toán, lập báo cáo quyết toán thu, chi kinh phí
trình UBND huyện phê duyệt.
BQL chợ thực hiện công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệpcó thu.
-Đối với các chợ do Tổ quản lý (UBND xã trực tiếp điều hành) quản lý chợ: Hàng năm, Tổ quản lý chợ phải xây dựng kế hoạch kinh doanh và phương án
tài chính cho hoạt động của mình. Việc xây dựng phương án tài chính dựa trên các khoản thu để sử dụng chi cho các mục đích củaUBND xã.
Tổ quản lý chợ phải thực hiện chế độ quyết toán và báo cáo tài chính qua kế
toán ngân sách xãtheo quy định của pháp luật.
- Đốivới các chợ do doanh nghiệp, HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ: Hàng năm, các doanh nghiệp, HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải
xây dựng kế hoạch kinh doanh và phương án tài chính cho hoạt động của mình. Việc
xây dựng phương án tài chính dựa trên các khoản thu để sử dụng chi cho các mục đích
của DN, HTX. HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải thực hiện chế độ quyết
toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.