CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
VỤ TRUYỀN HÌNH CÁP VĨNH LONG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG
4.2.1. Mô tả mẫu điều tra
Tổng số bản câu hỏi phát ra 210 bản và thu về 210 bản. Trong nghiên cứu, các biến được phân loại dựa vào các yếu tố sau:
Độ tuổi Giới tính Thu nhập Nghề nghiệp Học vấn
Thời lượng xem truyền hình
Lý do khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình cáp Vĩnh Long Các kênh yêu thích ủa gia đình khách hàng
Kỳ vọng của khách hàng đối với dịch vụ truyền hình cáp Vĩnh Long
4.2.1.1. Độ tuổi
Mẫu điều tra có 3 nhóm tuổi khác nhau, nhóm 1 từ 18-25 tuổi, nhóm 2 từ 25- 40 tuổi, nhóm 3 trên 40 tuổi, kết quả được trình bày ở bảng 4.1 sau
Bảng 4.1: Độ tuổi của khách hàng Tuổi Số mẫu Tỷ lệ % 18-25 81 38,5 25-40 119 56,7 Trên 40 10 4,8 Tổng 210 100
(Nguồn: Kết quả số liệu điều tra, 2016)
Nhóm khách hàng được phỏng vấn nhiều nhất từ 25 đến 40 tuổi, đạt 56,7%; kế đến là nhóm khách hàng có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, đạt 38,7%, nhóm khách hàng còn lại chiếm 4,8% trong tổng số mẫu điều tra.
4.2.1.2. Giới tính
nhiều nhất với tỷ lệ 53,8%, kế đến là nhóm 2 là nữ với tỷ lệ 46,2%, được trình bày cụ thể ở bảng 4.2 sau. Bảng 4.2: Giới tính của khách hàng Giới tính Số mẫu Tỷ lệ % Nam 113 53,8 Nữ 97 46,2 Tổng 210 100
(Nguồn: Kết quả số liệu điều tra, 2016)
4.2.1.3. Thu nhập
Thu nhập của khách hàng được chia ra làm 4 nhóm, trong đó: dưới 3 triệu, từ 3 đến 5 triệu, từ 5 đến 10 triệu, từ 5 đến 10 triệu, từ 10 trở lên. Qua kết quả điều tra, khảo sát từ các hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình cáp Vĩnh Long, số liệu phân tích được trình bày trong bảng 4.3 sau:
Bảng 4.3: Thu nhập của khách hàng Thu nhập Số mẫu Tỷ lệ % Dưới 3 triệu 75 35,7 Từ 3 đến 5 triệu 97 46,3 Từ 5 đến 10 triệu 19 9 Từ 10 triệu trở lên 19 9 Tổng 210 100
(Nguồn: Kết quả số liệu điều tra, 2016)
Trong tổng số mẫu nghiên cứu, có 35,7% số khách hàng trả lời có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng; 46,3% số khách hàng có thu nhập mức từ 3-5 triệu đồng/tháng; 9% số khách hàng có thu nhập mức 5-10 triệu đồng/tháng và 9% số khách hàng có mức thu nhập hàng tháng từ 10 triệu trở lên. Kết quả cho thấy mức thu nhập của mẫu nghiên cứu phần lớn là từ 3-5 triệu đồng/tháng, kế đến là dưới 3 triệu; thu nhâp từ 5-10 triệu đồng/tháng và từ 10 triệu trở lên có tỷ lệ là như nhau.
4.2.1.4. Nghề nghiệp
việc chủ yếu trong xã hội, từ cán bộ công nhân viên đến những việc như buôn bán, nội trợ,… thể hiện qua bảng 4.4 dưới đây
Bảng 4.4: Nghề nghiệp của khách hàng
Nghề nghiệp Số mẫu Tỷ lệ %
Cán bộ công nhân viên 74 35,2
Công nhân 49 23,3
Học sinh – sinh viên 2 1
Nội trợ 59 28,1
Buôn bán 26 12,4
Tổng 210 100
(Nguồn: Kết quả số liệu điều tra, 2016)
Theo kết quả phân tích, mẫu phỏng vấn có 35,2% là cán bộ công nhân viên; 23,3% là công nhân; 1% là học sinh - sinh viên; 28,1% là nội trợ và 12,4 % làm nghề buôn bán. Đa số mẫu phỏng vấn là cán bộ công nhân viên chiếm tỷ lệ 25,2% và thấp nhất là học sinh – sinh viên với tỷ lệ 1%.
4.2.1.5. Trình độ học vấn
Khách hàng phỏng vấn được chia theo 4 cấp trình độ, cao nhất là đại học và thấp nhất là tốt nghiệp trung học phổ thông. Cụ thể theo bảng 4.5 sau.
Bảng 4.5: Trình độ học vấn của khách hàng Trình độ Số mẫu Tỷ lệ % Tốt nghiệp THPT 50 23,8 Trung cấp 53 25,2 Cao đẳng 97 46,2 Đại học 10 4,8 Tổng 210 100
(Nguồn: Kết quả số liệu điều tra, 2016)
Trong bảng số liệu điều tra, tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ 23,8%; trung cấp chiếm 15,2%; cao đẳng chiếm 46,2% và còn lại đại học chiếm 4,8%. Kết quả khảo sát trình độ khách hàng được phỏng vấn cao nhất là cao đẳng với tỷ lê 46,2% và
thấp nhất là đại học với tỷ lệ 4,8%.