1.2.1 .Nâng cao thể lực
3.1 Mục tiêu, phương hướng về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn
3.1.1 Mục tiêu
Đại hội công đoàn tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI xác định mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ của Công đoàn nhiệm kỳ 2018-2023 với khẩu hiệu hành động là “ Vì việc làm, đời sống, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động, tiếp tục xây dựng tổ chức công đoàn và đội ngũ CNVCLĐ vững mạnh, góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên trờ thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020...”[7]. Đồng thời, Đại hội cũng xác định cần xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới; Đảm bảo về số lượng, chất lượng toàn diện; có kiến thức sâu rộng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết về giai cấp công nhân, công đoàn và pháp luật; có khả năng nhạy bén xử lý nhanh các thông tin; thấu hiểu tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của CNVCLĐ; biết tổ chức, tập hợp, lôi cuốn quần chúng tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt Nam cụ thể:
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đảm bảo đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp, bảo đảm kế thừa và phát triển giữa các thế hệ, đủ sức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn; Để đáp ứng được yêu cầu vận động, tập hợp công nhân, viên chức, lao động và để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn. Các cấp công đoàn cần tham mưu với Đảng, đưa ra những tiêu chuẩn phù hợp với từng chức danh CBCĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn phải đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện, có trọng điểm.
Mỗi cán bộ công đoàn là một yếu tố cấu thành đội ngũ cán bộ công đoàn, cán bộ công đoàn có giỏi thì chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn mới mạnh. Do vậy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn phải chú ý đến tính đồng bộ và tính toàn diện. Tính
đồng bộ trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, không chỉ được thể hiện ở đồng bộ về số lượng, chất lượng cán bộ các cấp, mà còn phải đảm bảo sự đồng bộ giữa các mặt, các khâu trong công tác quy hoạch cán bộ, vào công tác chuẩn bị cán bộ chủ chốt, dự nguồn trong các kỳ đại hội; Tính toàn diện yêu cầu đội ngũ công đoàn phải vừa có kiến thức sâu và rộng, vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết về giai cấp công nhân, công đoàn và pháp luật; có khả năng nhạy bén xử lý nhanh các thông tin; thấu hiểu tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của CNVCLĐ; biết tổ chức, tập hợp, lôi cuốn quần chúng tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt Nam.
Yêu cầu nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn phải đồng bộ, toàn diện song phải tiến hành có trọng điểm, phù hợp trong mỗi giai đoạn, từng thời kỳ. Cụ thể trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, cuộc cách mạnh công mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh vào nền kinh tế trong nước; những cam kết của Việt Nam với 11 quốc gia khi tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, các ngành. Những tác động đó đòi hỏi đội ngũ CBCĐ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng; không ngừng nâng cao năng lực, trình độ để đủ khả năng tiếp cận được với khoa học, công nghệ hiện đại, tiên tiến.
Thứ ba, đảm bảo yêu cầu thực tiễn của phong trào CNVCLĐ.
Hoạt động công đoàn là hoạt động quần chúng của người lao động, cán bộ công đoàn là những người trưởng thành trong phong trào công nhân và công tác công đoàn, là nòng cốt, hạt nhân của phong trào tại đơn vị. Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn phải đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn của đơn vị, của phong trào công nhân và của hoạt động công đoàn. Mặt khác, cũng cần nhìn thẳng vào sự thật là trong đội ngũ CBCĐ hiện nay còn có một số cán bộ hạn chế về năng lực; kiến thức, trình độ hiểu biết về lý luận và thực tiễn chưa theo kịp yêu cầu tình hình mới hiện nay; tư duy hành chính hóa hoạt động công đoàn vẫn tồn tại ở một số đơn vị... Vì vây, để xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng được với tình hình mới, không những phải xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, mà còn phải quan tâm xây dựng phong trào cách mạng của quần chúng công nhân, lao động
không ngừng phát triển. Thông qua phong trào quần chúng để phát hiện ra những cán bộ ưu tú, có đủ phẩm chất và năng lực để đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy đối với cán bộ công đoàn nhất thiết phải được tuyển chọn, sàng lọc từ phong trào tại đơn vị, phải thông qua phong trào công nhân, hoạt động công đoàn đánh giá, phát hiện cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức, có kỹ năng, phương pháp tổ chức phong trào, vận động quần chúng và giám đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CBCCVC-LĐ.
Thứ tư, các cấp công đoàn cần bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ cơ chế chính sách chung cho đội ngũ cán bộ thuộc trách nhiệm quản lý của mình, đồng thời có các chế độ đãi ngộ thích hợp cho CBCĐ trong tình hình cụ thể để khuyến khích và tạo điều kiện cho họ hoạt động.
Cơ chế chính sách có thể là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng sáng tạo, tinh thần nhiệt tình trách nhiệm của mỗi người, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động của con người. Đặc biệt đối với cán bộ công đoàn, cán bộ do quần chúng bầu nên, môi trường hoạt động của cán bộ công đoàn thường phức tạp, nên nếu không có cơ chế, chính sách thoả đáng đối với cán bộ công đoàn thì không thể khuyến khích được cán bộ tâm huyết gắn bó với tổ chức, hoạt động công đoàn. Vì vậy để tạo động lực động viên, khuyến khích cán bộ công đoàn gắn bó với tổ chức và nỗ lực học tập, rèn luyện nâng cao chất lượng, thì vấn đề quan trọng là cần quan tâm nghiên cứu đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, với Tỉnh xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với cán bộ công đoàn, đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm túc cơ chế chính sách. Đặc biệt, cần thực hiện tốt các chế độ, chính sách khuyến khích lợi ích, động viên tinh thần đối với CBCĐ bảo đảm hài hoà và không mâu thuẫn với chế độ, chính sách của các loại cán bộ khác; bảo đảm quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, hiệu quả công tác; khuyến khích cả vật chất lẫn tinh thần tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người được làm việc, cống hiến và thể hiện năng lực nhằm kích thích tính sáng tạo, có sức hấp dẫn lôi cuốn mọi người nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII về tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn đến năm 2023. Đại hội lần thứ XVI công đoàn tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2018-2023
đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ công đoàn đoàn trong giai đoạn mới là: “Việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm; đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp , đảm bảo tính kế thừa và phát triển giữa các thế hệ, đủ sức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn, đáp ứng yêu cầu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”
Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn và tổ chức công đoàn vững mạnh. Chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng và công đoàn cấp trên cơ sở; phối hợp với cơ quan, đơn vị tổ chức bố trí đủ về đáp ứng nhiệm vụ công tác; “Phấn đấu 100% cán bộ công đoàn các cấp được tập huấn về nghiệp vụ và kỹ năng công tác công đoàn”[7].
3.1.2 Phương hướng
Trong bối cảnh hiện nay, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của phong trào công nhân, công đoàn là nhiệm vụ quan trọng của các cấp công đoàn nói chung cũng như công đoàn tỉnh Thái Nguyên, việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ công đoàn cần tập trung vào các định hướng cơ bản sau:
Một là, đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp công đoàn cần nâng cao nhận thức về quan điểm; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn phù hợp với thực tiễn, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn thực sự có đủ phẩm chất và trình độ, năng lực, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
Hai là: Rà soát, bổ sung tiêu chuẩn, chức danh cán bộ công đoàn các cấp, làm cơ sở cho việc quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ công đoàn; quan tâm cử những cán bộ công đoàn chuyên trách đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị… để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
công đoàn các cấp. Xây dựng tiêu chí đánh giá, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu để đánh giá cán bộ công đoàn.
Ba là: Chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cấp mình; gắn công tác quy hoạch cán bộ với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; có kế hoạch và lộ trình cụ thể trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ đảm bảo đúng tiêu chuẩn vị trí việc làm và đảm bảo sự kế thừa trong công tác cán bộ.
Bốn là: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn; chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ CĐCS, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng, nâng cao kỹ hoạt động, kỹ năng đàm phán, thương lượng cho cán bộ công đoàn.
Năm là: Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ. Tiếp tục ra soát, đánh giá và làm rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cơ quan làm công tác tổ chức ở các cấp, các ngành, trên cơ sở đó kiện toàn, sắp xếp, bổ sung cán bộ có chất lượng, nhằm nâng cao chất lượng mọi mặt hoạt động, nhất là công tác tham mưu, hướng dẫn và kiểm tra
Sáu là: Thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin mới nhất là những kiến thức thuộc lĩnh vực công tác, nhiệm vụ được giao để làm việc hiệu quả, đáp ứng cho nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Bảy là: Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo chất lượng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cấp công đoàn.