1.2.1 .Nâng cao thể lực
3.2 Cơ hội và thách thức về việc chất lượng đội ngũ cán bộ cán bộ công đoàn
3.2.1 Cơ hội
Nghị quyết Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII nêu rõ: Công đoàn là tổ chức của NLÐ, do NLÐ và vì NLÐ, lấy nhu cầu hợp pháp, chính đáng của tập thể công nhân, viên chức, NLÐ làm một cơ sở hoạt động; lấy việc đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích của công nhân, viên chức, NLÐ làm một mục tiêu hoạt động, chú trọng phương
thức đối thoại, thương lượng tập thể và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.[7]
Vì thế, thời gian tới Công đoàn Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhận thức và tư duy từ bộ máy lãnh đạo các cấp công đoàn đến đoàn viên, NLÐ trong toàn hệ thống. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc. Ðồng thời, tiếp tục tham mưu, đề nghị Chính phủ, Nhà nước sớm sửa đổi, bổ sung, ban hành hai bộ luật quan trọng là: Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn phù hợp tình hình và nhiệm vụ mới. Thực hiện tốt các khâu đột phá: Ðổi mới mạnh mẽ tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn, đặc biệt là cấp CÐCS; Chăm lo lợi ích thiết thực của đoàn viên, đại diện, bảo vệ NLÐ; Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là đội ngũ chủ tịch CÐCS ở khu vực ngoài nhà nước, đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; Xây dựng nguồn lực công đoàn đủ mạnh, đẩy mạnh công tác truyền thông đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới; Ðổi mới phương thức chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo hướng lấy NLÐ làm trung tâm; hoạt động chủ yếu ở cơ sở; công đoàn cấp trên phục vụ công đoàn cấp dưới; phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan công đoàn cấp trên cơ sở theo hướng: sắp xếp, kiện toàn các ban nghiệp vụ của cơ quan công đoàn cấp tỉnh, ngành T.Ư, theo hướng tinh gọn đầu mối. Nghiên cứu sắp xếp, đổi mới tổ chức của công đoàn ngành sao cho phù hợp, khách quan với tình hình, nhiệm vụ mới. Ðổi mới công tác cán bộ công đoàn toàn hệ thống, đủ sức đáp ứng yêu cầu hoạt động công đoàn theo tình hình mới khi Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP.
3.2.2 Thách thức
Đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam, thách thức lớn nhất là trong tương lai không xa, ở cấp cơ sở, sẽ xuất hiện các tổ chức đại diện khác của NLÐ do năm 2018, Việt Nam đã ra nhập Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đó là việc sẽ có tổ chức đại diện người lao động độc lập, đứng cạnh tổ chức Công đoàn Việt Nam. Ðây được coi là một thách thức chưa từng có đối với Công đoàn Việt Nam, tổ chức duy nhất đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động (NLÐ) hiện nay. Công đoàn Việt Nam khi đó không còn là tổ chức duy nhất đại
diện cho NLÐ. Vấn đề cạnh tranh để giữ chân và thu hút mới đoàn viên công đoàn là điều tất yếu sẽ xảy ra giữa Công đoàn Việt Nam và tổ chức đại diện khác của NLÐ. Việc phát triển đoàn viên và công đoàn cơ sở sẽ gặp khó khăn, dẫn tới nguồn lực bảo đảm cho hoạt động công đoàn, nhất là nguồn tài chính bị chia sẻ, giảm sút, ảnh hưởng tới công tác chăm lo, bảo vệ lợi ích thiết thực của đoàn viên. Môi trường hoạt động công đoàn có thay đổi lớn do quan hệ lao động sẽ có diễn biến phức tạp.
Xét ở góc độ tương quan của một cuộc cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng theo đúng pháp luật Việt Nam, Công đoàn Việt Nam có nhiều ưu thế khi có bề dày truyền thống, được tổ chức thống nhất, rộng khắp, có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp với nhiều hoạt động mang lại lợi ích, bảo vệ quyền hợp pháp, chính đáng cho NLÐ. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những hạn chế như: mô hình tổ chức còn bất cập; một bộ phận cán bộ công đoàn còn nặng tư tưởng bao cấp, hành chính hóa, làm phong trào thuần túy, chậm thích ứng với tình hình mới. Hoạt động tại nhiều CÐCS hạn chế; chưa thể hiện rõ nét lợi ích của đối tượng đoàn viên công đoàn với đối tượng chưa phải là đoàn viên; thiếu cơ chế chủ động trong tuyển dụng, đào tạo, sử dụng cán bộ công đoàn… Ðó là những thách thức nhìn thấy rõ khi cuộc cạnh tranh sắp đến gần.