Trong xu thế xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh những tác động tích cực luôn có những tác động tiêu cực. Từ thực tế đó, hoạt động công đoàn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi cấp, mỗi cán bộ công đoàn phải phải thực sự năng động, mềm dẻo, linh hoạt khi áp dụng các phương pháp hoạt động khác nhau cho từng nội dung và đối tượng khác nhau. Tổ chức công đoàn phải đổi mới cách tổ chức quản lý, tư duy, trí tuệ của đội ngũ cán bộ. Yêu cầu này được đặt ra như một vấn đề then chốt. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ không thể chỉ chú trọng đến kiến thức nghiệp vụ, kiến thức quản lý mà cả kiến thức chính trị, kiến thức kinh tế, ngoại ngữ, tin học; Phải đào tạo toàn diện những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên sâu tăng cường kỹ năng hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, tâm lý, tác phong công tác công đoàn
Đa dạng hóa nội dung và hình thức đào tạo
Chú trọng đa dạng hóa hình thức đào tạo để mọi cán bộ có cơ hội, điều kiện được đào tạo. Đối với cán bộ trẻ, cán bộ tầm chiến lược cần được đào tạo cơ bản, tập trung ở nhiều cấp đào tạo (đại học và trên đại học). Đối với CBCĐ chuyên trách, cần phải đào tạo cơ bản, dài hạn để trang bị cho họ một cách hệ thống những kiến thức phục vụ cho công đoàn; định kỳ tham gia tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ,
kinh nghiệm thực tế để nâng cao năng lực. Do đặc thù của đội ngũ cán bộ CĐCS chủ yếu là không chuyên trách (kiêm nhiệm) và thường thay đổi sau mỗi nhiệm kỳ, nên các cấp công đoàn cần coi công tác bồi dưỡng cán bộ là giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ.
Đào tạo CBCĐ cho những năm tới sẽ căn cứ vào sự phát triển của tổ chức, nhu cầu cán bộ, quy hoạch cán bộ, vào công tác chuẩn bị cán bộ chủ chốt, dự nguồn trong các kỳ đại hội. Phải phân loại cán bộ và căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ để có hình thức đào tạo thích hợp. Tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ ngắn ngày, tạo điều kiện cho tất cả CBCĐ không chuyên trách từ ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở trở lên, nhất là cán bộ mới tham gia hoạt động ban chấp hành công đoàn lần đầu, đều được tập huấn hằng năm về phương pháp hoạt động công đoàn. Hằng năm, các cấp công đoàn phải có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ CBCĐ các cấp, nhất là cán bộ chuyên trách cả về nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.
Về nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cần căn cứ vào nhiệm cụ của từng cấp, từng loại cán bộ để lựa chọn những vấn đề sẽ đào tạo, bồi dưỡng cho thiết thực, phù hợp với từng giai đoạn, từng đối tượng cán bộ. Đổi mới nội dung phương pháp đào tạo, cần quán triệt phương châm lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, đào tạo bồi dưỡng phải đảm bảo hiệu quả và thiết thực.
Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên kiêm chức
Những năm gần đây, các cấp công đoàn đã chú trọng củng cố, tăng cường tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo CBCĐ trong toàn hệ thống; Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tăng cường hình thức bồi dưỡng tại cơ sở. LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên cũng đã xây dựng và hình thành đội ngũ làm giảng viên kiêm chức. Tuy nhiên chất lượng hoạt động của đội ngũ này còn hạn chế, những hạn chế chủ yếu của đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn trong tỉnh Thái Nguyên hiện nay là kỹ năng truyền đạt, kỹ năng sử dụng các công cụ giảng dạy, chưa chịu tự cập nhật kiến thức để bổ sung cho bài giảng… Thực tế cho thấy, thời gian qua báo cáo viên, giảng viên tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng ở công
đoàn các cấp trong tỉnh chủ yếu là cán bộ, công chức từ các ban chuyên đề của LĐLĐ tỉnh về giảng dạy và truyền đạt. Giảng viên tại công đoàn cấp trên cơ sở vì nhiều nguyên nhân đã chưa phát huy tốt trách nhiệm của mình. Để nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của đội ngũ giảng viên kiêm chức, phục vụ tốt công tác đào tạo, bồi