1.2.1 .Nâng cao thể lực
1.5 Các công trình đã công bố liên quan đến đề tài
Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ công đoàn nói riêng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình khoa học, sách chuyên khảo và các Hội thảo được tổ chức để nghiên cứu về vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ công đoàn. Có thể liệt kê một số công trình có liên quan như sau:
Nghiên cứu “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2001) của tác giả Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm là công trình nghiên cứu lớn, xác định rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là những yêu cầu, đòi hỏi cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp. Theo các tác giả, việc xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và thế giới; phải căn cứ vào đường lối cán bộ của Đảng đã được kiểm nghiệm từ cuộc sống; khai thác những nhân tố hợp lý về tiêu chuẩn quan chức trong các vương triều phong kiến và chú ý đến đặc trưng của cơn người Việt Nam truyền thống, đồng thời tham khảo kinh nghiệm và thành tựu khoa học quản lý của các nước. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KHXH 05-03 “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”(GS.TS. Nguyễn Phú Trọng làm chủnhiệm đề tài) đã đúc kết và đưa ra những quan điểm, định hướng trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội.
Tác giả Hoàng Thị Ngọc Hải với đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung” – luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh,Trường Đại họcKinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2015. Luận văn đã đưa ra được tổng quan cơ sở lý luận về chất lượng cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp, làm rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn tại Tổng công ty miền Trung, rút ra nguyên nhân, hạn chế về chất lượng cán bộ công đoàn; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại Tổng công ty miền Trung.
Tác giả Nguyễn Hạnh Hường với đề tài:“ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn khối các cơ quan hành chính, sự nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh” – luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Lao động – Xã hội, năm 2015. Luận văn đã thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ công đoàn khối các cơ quan hành chính, sự nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh, từ đó xác định các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn khối các cơ quan hành chính, sự nghiệp ở địa phương nhằm đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn ngày một vững mạnh.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng Liên đoàn: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn trong hội nhập kinh tế quốc tế” do TS. Nguyễn Đức Tĩnh, trường Đại học Công đoàn chủ nhiệm. Đề tài đó phân tích những cơ sở lý luận về đội ngũ cỏn bộ công đoàn, chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn và bản chất của hội nhập quốc tế, thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn hiện nay. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 7 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn trong hội nhập quốc tế. Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện hiện nay, từ đó tạo cơ sở lý luận để Tổng liên đoàn xây dựng chế độ chính sách đối với cán bộ Công đoàn đáp ứng được nhu cầu hội nhập.
Đề tài “Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn” - Nguyễn Xuân Thái. Đề tài đã cung cấp những phương pháp hay, mới, khả thi nhằm đổi mới cách thức đào tạo, tập huấn. Phương pháp mới này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian trong quá trình đào tạo cán bộ công đoàn.
Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học hoặc nhiều công trình, luận án, luận văn khác có đề cập ít nhiều đến vấn đề này.
Có thể khẳng định, những công trình khoa học kể trên đã cung cấp nhiều tư liệu quý báu về cơ sở lý luận, về kiến thức, kinh nghiệm xây dựng đội ngũ đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ công đoàn nói riêng để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Tại tỉnh Thái Nguyên, có rất nhiều đề tài nghiên cứu thuộc một số lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, tài nguyên- môi trường. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn khối các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tiếp cận từ góc độ khoa học về quản trị nhân lực. Với tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài như vậy, việc nghiên cứu toàn diện các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn khối các cơ quan hành chính, sự nghiệp tỉnh Thái Nguyên là một việc làm hết sức cần thiết.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ, cán bộ công đoàn; đội ngũ và chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn; Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn; Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn; Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn khối các cơ quan hành chính, sự nghiệp của một số địa phương... Trong đó, rút ra một số nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, cán bộ công đoàn là cán bộ đoàn thể chính trị - xã hội, là một bộ phận cán bộ quần chúng của Đảng. Được lựa chọn thông qua bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm được giao thực hiện một nhiệm vụ xác định của công đoàn; là người làm công tác chính trị, vừa là người hoạt động xã hội; phần lớn trưởng thành từ phong trào quần chúng, có kinh nghiệm vận động quần chúng, tổ chức hoạt động, có uy tín đối với người lao động.
Hai là, cơ cấu đội ngũ cán bộ công đoàn là rất đa dạng, mỗi loại cán bộ công đoàn đều có những đặc điểm, vai trò, vị trí và yêu cầu riêng nhưng lại có quan hệ tác động biện chứng với nhau. Do vậy để xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, hoạt động công đoàn có hiệu quả, thì tổ chức công đoàn phải coi trọng nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn thuộc các cấp, các ngành trong tất các thành phần kinh tế. Bởi nếu một khâu nào, bộ phận nào trong đội ngũ cán bộ công đoàn không đảm bảo chất lượng, không đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân, hoạt động công đoàn thì tổ chức hoạt động công đoàn không thể tốt được.
Ba là, cán bộ công đoàn phải biết phát huy nội lực và vận dụng sức mạnh tổng hợp (của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cá nhân), tâm huyết với công việc và đầu tư công sức để quyết tâm thực hiện cho được những quyết định đưa ra. Đồng thời biết tổ chức theo dõi, đốc thúc, kiểm tra, tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và cho tổ chức công đoàn nơi mà mình phụ trách. Người cán bộ công đoàn phải biết lắng nghe và học tập kinh nghiệm của tập thể công nhân, lao động, biết đoàn kết gần gũi và thực sự quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của CBCCVC-LĐ. Biết lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời điểm, biết tổ chức chỉ đạo điểm, để rút
kinh nghiệm nhân rộng các điển hình tiên tiến, nhằm tạo thành phong trào hành động sôi nổi trong đơn vị. Do vậy cán bộ công đoàn phải là người có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và năng lực lãnh đạo tổ chức thực hiện mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
Bốn là, có nhiều nhân tố tác động đến chất lượng cán bộ công đoàn. Nên để nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp, phải là kết quả của tổng hợp của việc thực hiện tất cả các khâu từ quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng, đến đề bạt, cất nhắc, kiểm tra, giám sát, phê bình cán bộ... và phụ thuộc vào sự nỗ lực phấn đấu của từng cán bộ. Để có được đội ngũ cán bộ công đoàn có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân, hoạt động công đoàn, công đoàn các cấp cần quan tâm đến tất cả các khâu trong công tác cán bộ.
Những vấn đề lý luận về công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn được trình bày và phân tích trong Chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng để xem xét, đối chiếu với thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn khối các cơ quan hành chính, sự nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn khối các cơ quan hành chính, sự nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN KHỐI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, SỰ
NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN