7. Bố cục Luận văn
1.2. Làng Vĩnh Lộc và tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
1.2.6. Tình hình xã hội
Thành phần dân cư chủ yếu ở Vĩnh Lộc là người Kinh, chủ yếu dân cư theo đạo Phật, bên cạnh đó một bộ phận nhỏ trong làng là tín đồ Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, dù theo những tư tưởng tôn giáo khác nhau nhưng họ vẫn là những người nông dân với nghề nông trồng lúa là chính cùng với việc phát triển các nghề thủ công truyền thống, một bộ phận khác là những tiểu thương, chủ yếu sống nhờ vào hoạt động buôn bán… Với đặc thù về điều kiện tự nhiên thuận lợi, phát huy truyền thống ngành nghề và truyền thống lịch sử lao động sáng tạo, nhân dân Vĩnh Lộc đã và đang tạo ra những sản phẩm TTCN truyền thống; đồng thời vừa cải tiến nó, vừa tiếp thu những ngành nghề mới trong những năm gần đây, nhằm nâng cao đời sống dân sinh, xây dựng quê hương Phùng Xá giàu mạnh nhất nhì trong huyện.
Mối quan hệ xã hội của người làng Vĩnh Lộc không chỉ trong gia đình mà còn gắn bó bởi dòng họ và mở rộng ra là xóm làng. Dân làng Vĩnh Lộc có những quy ước trong sinh hoạt được quy định trong Hương ước, góp phần xây dựng đời
sống kinh tế, văn hóa ở địa phương. Làng Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá là vùng đất có điều kiện tốt để phát triển kinh tế nên dân cư đông đúc. Người dân làng Vĩnh có đặc điểm cần cù lao động, khéo tay hay làm, đã làm cái gì cũng muốn cho bền cho đẹp, khéo léo trong đối nhân xử thế và rất trọng danh dự. Dù ở nhà hay đi làm ăn ở ngoài, hễ là người Phùng Xá thì đều tự hào về quê hương văn hiến, quê hương cụ Trạng. Những đặc tính ấy đã hun đúc nên đầy đủ tố chất của một người thợ thủ công chân chính với bàn tay khéo léo, sự nhạy bén, tính linh hoạt cao, sự nhanh nhạy và niềm đam mê nghề nghiệp. Vì vậy, con người và tập quán sản xuất là một trong những yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến danh tiếng cũng như chất lượng sản phẩm. Quá trình sản xuất lâu đời đã giúp người dân Vĩnh Lộc tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, cải tiến nghề gia công đồ kim khí. Vì thế chất lượng các sản phẩm gia công từ kim khí từ lâu đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
* Tiểu kết chương 1
Vĩnh Lộc một miền quê có vị trí thuận lợi cho giao thông, buôn bán. Nơi đây tự hào là trung tâm của mảnh đất “trăm nghề” Hà Tây cũ. Là một làng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Vĩnh Lộc có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp; bên cạnh đó các nghề thủ công cũng ra đời từ rất sớm vừa gắn bó với sản xuất nông nghiệp vừa phản ánh nét đặc trưng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, dân cư của làng quê. Các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu về nông cụ, hàng dân dụng cho mọi tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân. Phát huy những yếu tố thuận lợi Vĩnh Lộc từ rất sớm đã xuất hiện nhiều nghề thủ công, buôn bán, trong đó nổi tiếng nhất là nghề gia công kim khí chuyên sản xuất các sản phẩm nông cụ như cày, bừa…còn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Vậy, nghề kim khí của làng được hình thành hay xuất hiện từ bao giờ?
CHƯƠNG II: NGHỀ GIA CÔNG KIM KHÍ Ở LÀNG VĨNH LỘC: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH