Chất lượng nguồn lao động tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề gia công kim khí làng vĩnh lộc (phùng xá thạch thất hà nội) lịch sử và biến đổi (Trang 82 - 105)

7. Bố cục Luận văn

4.2 Vấn đề đặt ra hiện nay và giải pháp phát triển nghề gia công kim cơ khí

4.2.4. Chất lượng nguồn lao động tại địa phương

* Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và truyền thống văn hóa ngành nghề cho thế hệ trẻ

Vĩnh Lộc là một làng quê có nhiều nghề thủ công truyền thống bên cạnh nghề nông trồng lúa. Cho nên trẻ em ở đây sớm được làm quen với lao động từ nhỏ, có tinh thần cần cù lao động, tiếp thu truyền thống lao động, sáng tạo lâu đời của cha ông.

Song, điều đáng quan tâm hơn cả là việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp và truyền thống văn hóa ngành nghề cho thế hệ trẻ hôm nay. Các thế hệ thợ luôn nhắc nhở con cháu luôn trung thực, đảm bảo đúng nguyên tắc trong sản xuất kinh doanh để giữ vững uy tín của làng nghề về chất lượng sản phẩm. Hiện nay, đứng trước cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, chạy theo lợi nhuận của một bộ phận các thợ, các hộ sản xuất chỉ làm hàng đại trà không đảm bảo chất lượng, không khẳng định được thương hiệu sản phẩm của gia đình. Cho nên cần nâng cao nhận thức cho người dân làm nghề gia công - sản xuất kim

cơ khí để duy trì và phát triển làng nghề cả về quy mô, số lượng, chất lượng đảm bảo cho làng nghề tồn tại và phát triển bền vững.

Đồng thời, giáo dục cho con cháu truyền thống văn hóa ngành nghề như tưởng nhớ công lao của các vị tổ của làng nghề, duy trì và phát triển các lễ hội truyền thống có liên quan đến nghề kim khí. Từ đó sẽ nâng cao được ý thức đạo đức nghề nghiệp, lòng tự hào về ngành nghề truyền thống của quê hương.

* Chú trọng đến việc đào tạo, dạy nghề đảm bảo nguồn nhân lực cho việc kế tục và phát triển nghề truyền thống

Cũng như các làng nghề thủ công truyền thống khác, Vĩnh Lộc vẫn dạy con cháu theo phương pháp truyền nghề cho con, cho thợ học việc. Việc đào tạo nâng cao trình độ văn hóa và hiểu biết về thẩm mỹ, tính kỹ thuật trong sản phẩm còn thiếu. Còn thiếu những người thợ hiểu biết đầy đủ về thẩm mỹ, về kỹ thuật, về văn hóa thì không thể nâng cao chất lượng sản phẩm cải tiến mẫu mã cho đẹp hơn, hấp dẫn hơn nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, khi chuyển lên sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các khâu sản xuất các sản phẩm kim khí như hiện nay càng đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao; có sự phân công chuyên môn hóa các khâu trong quá trình sản xuất thật khoa học, hợp lý, thường xuyên cập nhật học hỏi để nắm bắt khoa học - công nghệ, do đó đòi hỏi người chủ, người thợ quản lý phải có trình độ nhất định mới đáp ứng được yêu cầu trên. Trong khi đó, phần lớn các chủ doanh nghiệp, thợ cả, thợ chính đứng máy, quản lý hầu hết chỉ dựa trên kinh nghiệm của cha ông, tự học hỏi, bắt chước là chính mà chưa được đào tạo bài bản về các vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của nghề. Nhận thức rõ điều này, khoảng 3 năm gần đây, việc giáo dục truyền thống hiếu học của làng quê diễn ra dưới nhiều hình thức. Đây là việc làm cần thiết để nâng cao trình độ học vấn cho người dân nơi đây. Từ đó, họ có thể nắm bắt tốt hơn khoa học - công nghệ để áp dụng tốt nhất vào thực tế sản xuất.

Tiểu kết chương 4

Sự ra đời các cụm điểm công nghiệp làng nghề đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội địa phương. TTCN không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế to lớn mà còn góp phần giải quyết những đòi hỏi bức bách về nhân công, việc làm. Nghề gia công kim khí Vĩnh Lộc phát triển hơn nữa không chỉ là việc riêng của làng nghề, mà cần có sự hỗ trợ của các cấp cao hơn, cụ thể Sở Công nghiệp Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cùng các cơ quan, các cấp chính quyền có liên quan khác cần có những chính sách kịp thời, có các kế hoạch, giải pháp nhằm tạo điều kiện tốt nhất để cụm công nghiệp làng nghề cơ khí hiện nay có thể mở rộng về quy mô, trình độ kỹ thuật sản xuất ngày càng nâng cao để khẳng định thương hiệu của các sản phẩm trên thị trường cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững của cụm công nghiệp làng nghề kim cơ khí Vĩnh Lộc hiện nay.

KẾT LUẬN

Vĩnh Lộc - Phùng Xá là một vùng quê thuộc vùng châu thổ sông Hồng với những

đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên, con người và mảnh đất nơi đây đã sớm phát sinh nghề truyền thống - nghề gia công kim khí. Nghề gia công kim khí trở thành một nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của đất Vĩnh Lộc; bên cạnh làng nghề dệt the, lượt, làm rây lọc bột của làng Bùng… nó góp phần điểm thêm vào làm phong phú, đa dạng nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của vùng quê “địa linh nhân kiệt”, vùng đất “khoa bảng” của Xứ Đoài thơ mộng, đất cụ Trạng - Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Nhân dân trong làng sớm nổi tiếng khắp vùng là những người nhạy bén, năng động trong sản xuất, có nhiều ngành nghề truyền thống phát triển.

Trong tiến trình lịch sử phát triển của mình, nghề gia công kim khí đã trải qua biết bao thăng trầm, gắn với những biến động của kinh tế - xã hội của đất nước, song, với tình yêu nghề và lòng tự hào về làng quê có truyền thống tinh anh, đất trăm nghề cùng với sự lao động cần cù, sáng tạo của người dân nơi đây, nghề gia công kim khí vẫn được duy trì và phát triển. Trên bước đường phát triển, hội nhập ngày nay của đất nước, giữ gìn nghề nghiệp của cha ông, người dân Vĩnh Lộc đã và đang kế thừa và phát huy, phát triển nghề gia công kim khí truyền thống; kết hợp giữa phương thức sản xuất cổ truyền, thủ công của cha ông với kỹ thuật - công nghệ hiện đại để tạo nên nét đặc sắc của cụm công nghiệp làng nghề dựa trên nghề thủ công truyền thống mang nét rất riêng của Vĩnh Lộc. Với sự phát triển của mình, nghề gia công kim khí đã trở thành nghề mũi nhọn trong đường lối phát triển kinh tế của địa phương, nó phản ánh một nét riêng, độc đáo mang lại giá trị kinh tế, văn hóa cho người dân Vĩnh Lộc.

Trong những năm gần đây, nghề gia công kim khí đã thực sự trở thành nghề chủ lực, đóng một vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế địa phương và là một trong những vùng phát triển kinh tế trọng điểm, điển hình của huyện Thạch Thất. Nó đã đóng góp tích cực cho sự phát triển về kinh tế - văn hóa - xã hội ở Vĩnh Lộc, làm thay đổi căn bản và nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây. Sở dĩ, nghề gia công kim khí, sản xuất, chế tạo các sản phẩm nông cụ tồn tại và phát triển bởi nước ta vốn là một nước nông nghiệp nhu cầu về sản phẩm nông cụ là rất lớn; thêm vào đó, nghề truyền thống này tồn tại và phát triển mạnh được chính là nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta từ năm Đổi mới 1986: phát triển các ngành nghề thủ công để tăng thu nhập đã góp phần khuyến khích và khơi dậy sự năng động sáng tạo cho người dân trong việc phát huy nghề nghiệp cổ truyền của dân tộc. Hơn nữa, Vĩnh Lộc lại nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp, bao gồm cả nghề gia công kim khí. Như vậy, trong thời kỳ phát triển “hưng thịnh” của mình, nghề gia công kim khí đã góp phần thúc đẩy sản xuất

nông nghiệp, xúc tiến mở mang kinh tế thương nghiệp, sự giao lưu buôn bán trong và ngoài huyện.

Về mặt xã hội, sự phát triển kinh tế làng nghề đã làm thay đổi bộ mặt của xã thôn Vĩnh Lộc rất rõ nét, tạo ra một tầng lớp thợ thủ công, công nghiệp chuyên nghiệp có tay nghề cao, năng động, nhạy bén trước cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập hiện nay. Nghề gia công, sản xuất kim khí cũng đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; làm thay đổi rõ rệt cơ cấu kinh tế Vĩnh Lộc, đưa Vĩnh Lộc vững bước đi lên hòa nhịp cùng với xu thế phát triển chung của đất nước.

Nghề gia công, sản xuất kim khí từ của làng Vĩnh Lộc xã Phùng Xá thành phố Hà Nội có những chuyển biến đáng kể trên là nhờ đường lối chính sách đúng đắn toàn diện của Đảng và Nhà nước cũng như chính sách của Nhà nước được địa phương vận dụng một cách linh hoạt, có hiệu quả. Trên cơ sở đó, nghề gia công, sản xuất kim khí Vĩnh Lộc đã đạt được những thành tựu đáng kể: như cải tiến kỹ thuật sản xuất, quy mô sản xuất được mở rộng theo hướng chuyên môn hóa cao, cơ chế quản lý đổi mới, đa dạng phong phú về chủng loại và mẫu mã sản phẩm, tăng thêm nguồn vốn để mở rộng sản xuất. Điều đó đã góp phần làm đa dạng hóa ngành nghề trong nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần; đồng thời, sự phát triển đi lên của làng nghề Vĩnh Lộc trong việc quy hoạch sản xuất tập trung các sản phẩm kim khí tại cụm điểm công nghiệp Đầu Trâu đã và đang là hướng đi đúng đắn góp phần đưa Vĩnh Lộc tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn.

Qua việc tìm hiều lịch sử và biến đổi nghề gia công kim khí của làng Vĩnh Lộc (Phùng Xá - Thạch Thất - Hà Nội), chúng ta đã thấy được một nghiên cứu trường hợp để thấy được quá trình hình thành của một làng nghề, sự biến đổi của làng nghề trước nhu cầu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong bối cảnh Đổi mới - Hội nhập - Phát triển của đất nước; qua đó rút ra những kinh nghiệm bài học có những chiến lược để phát triển cụm công nghiệp Vĩnh Lộc nói riêng và nhân dân Phùng Xá nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương khóa IV, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Nxb. Sự thật Hà Nội, 1979.

2. Ban Chính sách và Quản lý Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm, giàu nghèo trong nông thôn hiện nay, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1993.

3. Ban Nông nghiệp Trung ương, Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay, Nxb. Tư tưởng và Văn hóa, Hà Nội, 1991.

4. Ban Thường vụ Tỉnh ủy (1994), Báo cáo về tình hình kinh tế, chính trị tỉnh Hà Tây.

5. “Bản thôn tiên hiền bia kýBia văn chỉ, hiện đặt tại văn chỉ làng Vĩnh Lộc, người dịch cụ Nguyễn Uy, Phùng Khắc Đồng dịch.

6. Báo cáo của UBMT Tổ quốc tỉnh Hà Tây, Lưu hành nội bộ, Đại hội I, 1975.

7. Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thất lần thứ XVIII và những nhiệm vụ chủ yếu 5 năm (1996-2000), Lưu hành nội bộ, tháng 3/1996.

8. Báo cáo Tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của xã Phùng Xá qua các năm (từ 2001 đến 2010), Văn phòng Thống kê UBND xã Phùng Xá.

9. Báo Hà Tây (1999), Người quê ta đất quê ta.

10.Phạm Gia Bền, Sơ thảo lược sử thủ công nghiệp Việt Nam, Nxb. Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1957.

11.Bia ghi chép về Phường Thợ Rèn Dã tượng phường bi ký”, hiện đặt tại quán Vĩnh Lộc, người dịch cụ Nguyễn Uy.

12.Bia nhà thờ Phường Bừa, thôn Vĩnh Lộc, Phùng Xá, huyện Thạch Thất, phủ Quốc Oai. (Bia dựng tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1882), năm tự Đức thứ 35), Người dịch cụ Nguyễn Uy.

13.Bia chùa Kim Liên, dựng năm 1765, do cụ Phùng Khắc Đồng và Nguyễn Đăng Dự dịch.

14.Nguyễn Văn Bích - Chu Tiến Quang, Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

15.Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2008

16.Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992.

17.Chương trình khoa học cấp nhà nước về phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn KX-08, Tổng kết khoa học thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Hà Nội tháng 8-1994.

18.Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc, Những bàn tay hoa của cha ông, Nxb. giáo dục, Hà Nội, 1988.

19.Phan Đại Doãn, Văn hoá làng Việt Nam, một chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995 - 2000), Nxb. chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

20.Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế văn hóa xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

21.Phan Đại Doãn, Từ làng đến nước một cách tiếp cận lịch sử, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2010.

22.Đinh Xuân Dũng, Xây dựng làng văn hoá ở đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Nxb. chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

23.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987.

24.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991.

25.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.

26.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V BCH trung ương khoá VIII, Nxb. chính trị quốc gia, Hà Nội.

27.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Dại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb. chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

28.Đảng bộ Huyện Thạch Thất qua các kỳ Đại hội từ 1945 - 2000, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, năm 2000.

29.Đảng bộ xã Phùng Xá qua các kỳ Đại hội (từ 1947 đến 2008), xuất bản năm 2008. 30.Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, tập 1, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội 1977.

31.Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ, bản dịch, Nxb. Văn hoá, Hà Nội 1962. 32.Địa chí huyệnThạch Thất, năm 2005.

33.Phùng Khắc Đồng, Tinh hoa Phùng Xá, Tài liệu Sưu tầm và Ghi chép về Phùng Xá, năm 1998.

34.Phùng Khắc Đồng, Nhà nông học Phùng Khắc Khoan qua sử sách và dân gian, in trên báo Nông nghiệp Việt Nam, số 57, ra ngày 13/7/1999.

35.Frank Ellis, Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp - Trường Quản lý Nông nghiệp và CNTP tại Tp. Hồ Chí Minh, 1993. 36.Adam Fforde and Stefan De Vylder, From Plan to Market: The Economic

37.Adam Fforde - Stefan De Vylder, Từ Kế hoạch đến Thị trường: Sự chuyển biến kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1997.

38.Hà Tây: Làng nghề, Làng văn, tập I, Sở Văn hóa Thể thao Hà Tây xuất bản, 1992. 39.Hà Tây: Làng nghề, Làng văn, tập II, Sở Văn hóa Thể thao Hà Tây xuất bản,

1994.

40.Đinh Quang Hải: “TTCN với vấn đề tạo việc làm cho người lao động thời kỳ 1975-1996”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6, 2000.

41.Đinh Quang Hải: “Vài nét về quá trình phát triển TTCN Việt Nam (1945-1975)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6, 2001.

42.Tô Duy Hợp, “Định hướng tiến bộ của sự chuyển đổi cơ cấu xã hội lao động, nghề nghiệp ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, số 1, 1992. 43.Phùng Việt Hùng, Danh thần, danh nhân đất Nủa, Nxb. Thông tấn, 2008.

44.Lộ Thị Sang Hương, Nghề rèn ở Đa Sĩ - Kiến Hưng - Hà Đông - Hà Tây từ năm 1954 đến năm 2007, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lịch sử, Đại học Sư phạm, Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề gia công kim khí làng vĩnh lộc (phùng xá thạch thất hà nội) lịch sử và biến đổi (Trang 82 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)